Sự ra đời và những hoạt động chủ yếu của phong trào Dương Vụ ở Trung Quốc (1861 - 1894) - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 3
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
3. Phạm vi nghiên cứu 10
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 10
5. Phương pháp nghiên cứu 11
6. Đóng góp của luận văn 11
7. Cấu trúc của luận văn 11
CHƯƠNG 1: SỰ RA ĐỜI CỦA PHONG TRÀO DƯƠNG VỤ 12
1.1. Bối cảnh lịch sử 12
1.1.1. Tình hình thế giới 12
1.1.2. Tình hình Trung Quốc 15
1.2. Sự xuất hiện của phong trào Dương Vụ 33
1.2.1. Phái “Kinh thế” và việc đặt tiền đề tư tưởng cho sự ra đời của phong trào Dương Vụ 33
1.2.2. Sự xuất hiện của phái Dương Vụ và phong trào Dương Vụ 37
Tiểu kết 42
CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG CỦA PHONG TRÀO DƯƠNG VỤ 43
2.1. Những hoạt động trên lĩnh vực kinh tế 43
2.1.1. Công nghiệp quân sự 43
2.1.2. Công nghiệp dân dụng 51
2.2. Những hoạt động trên lĩnh vực quân sự 67
2.3. Những hoạt động trên lĩnh vực văn hoá giáo dục 71
2.3.1. Thành lập các học đường kiểu mới 72
2.3.2. Cử người ra nước ngoài du học 77
2.4. Thất bại của phong trào Dương Vụ 80
2.4.1. Nguyên nhân khách quan 82
2.4.2. Nguyên nhân chủ quan 84
Tiểu kết 87
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ PHONG TRÀO DƯƠNG VỤ 89
3.1. Kết quả của phong trào Dương Vụ 89
3.2. Ý nghĩa của phong trào Dương Vụ 91
3.3. Tác động của phong trào Dương Vụ 94
3.3.1. Về kinh tế 94
3.3.2. Về xã hội 102
3.3.3. Về quốc phòng 105
3.3.4. Về văn hóa giáo dục 106
3.3.5. Về tư tưởng 108
Tiểu kết 113
KẾT LUẬN 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO 118
PHỤ LỤC 125


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trung Quốc từ lâu đã được xem như một trong những trung tâm văn minh lớn của nhân loại. Ở đây, bằng sự lao động sáng tạo tuyệt vời của mình, cư dân Trung Quốc thời cổ trung đại đã tạo nên những thành tựu văn minh hết sức tiêu biểu, đóng góp to lớn cho kho tàng văn hoá, văn minh nhân loại. Đặc biệt, trong đó có không ít thành tựu người phương Tây đã phải học tập, tiếp thu từ người Trung Quốc hay phải mất nhiều thế kỷ sau mới theo kịp (tiêu biểu như chế tạo thuốc súng, la bàn, kỹ thuật in, kỹ thuật làm giấy…).
Tuy nhiên, cứ ôm khư khư tư tưởng “Thiên triều thượng quốc”, các vương triều phong kiến Trung Quốc luôn tự coi mình là chí tôn thiên hạ, là trung tâm của thế giới, nên đã không đoái hoài đến xung quanh, coi các nước bên ngoài là “man di”. Quan điểm trước sau của họ là “sản vật của Thiên triều không có thứ gì không có, không cần mượn hàng của ngoại di để trao đổi” [44;172]… Chỉ đến thời kỳ cận đại, khi tiếng súng đại bác của những người “Dương di” ầm vang trên các vùng biển Trung Quốc, phong kiến Trung Quốc mới bừng tỉnh và chợt nhận ra rằng: mình đã tụt hậu quá xa so với thiên hạ. Cũng chính lúc này, một bộ phận thức thời trong giai cấp thống trị đã nhận thức được yêu cầu của thời cuộc cần hoà mình vào dòng chảy của thời đại để tự cứu mình cũng như vận mệnh của dân tộc trước nguy cơ xâm lược của người phương Tây. Điều này đồng nghĩa với việc phải học tập khoa học kỹ thuật của người phương Tây để tự cường.
Lúc bấy giờ, ở Trung Quốc đã hình thành nên một phong trào có tên gọi “Phong trào Dương Vụ”, do phái quan lại cấp tiến trong triều đình Mãn Thanh phát động.
Phong trào Dương Vụ đã diễn ra trong khoảng hơn 30 năm (từ những năm 60 đến những năm 90 của thế kỷ XIX), với nội dung trải trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, quân sự, văn hoá, giáo dục… Xét về bản chất, phong trào Dương Vụ chỉ là những biện pháp “tự cứu” của giai cấp phong kiến thống trị, nên không tránh khỏi những hạn chế cố hữu. Tuy nhiên, xét trên khía cạnh xu hướng phát triển của thời đại, những hoạt động của phong trào Dương Vụ lại thể hiện rõ tính chất của một cuộc cải cách. Nó ít nhiều phản ánh sự ứng biến tự thân cho hợp thời cuộc của giai cấp phong kiến Trung Quốc. Đây cũng là điều đã diễn ra tương tự ở các nhà nước phong kiến láng giềng lúc bấy giờ như Nhật Bản, Thái Lan… Vô hình chung, sự “chuyển mình” của bộ phận cấp tiến trong giai cấp phong kiến dưới nhà Thanh đã góp phần đưa Trung Quốc bước vào một chặng mới của lịch sử, mà chúng ta thường gọi là quá trình cận đại hoá. Chính vì vậy, không thể phủ định những tác động tích cực của phong trào Dương Vụ.
Tuy nhiên, đã có thời gian và đã có những quan điểm ở Trung Quốc cũng như ở Việt Nam, khi nhìn nhận và đánh giá về phong trào Dương Vụ lại chưa có được cái nhìn khách quan, đầy đủ. Đặc biệt, một thời gian dài người ta chỉ căn cứ vào lực lượng khởi xướng và lãnh đạo để nhìn nhận phong trào này dưới góc độ phản động, đồng thời phủ nhận tối đa những mặt tích cực của phong trào. Điều này đã khiến cho phong trào Dương Vụ chưa được đặt đúng vị trí mà nó đáng phải có.
Việt Nam là một nước giáp với Trung Quốc, lịch sử Việt Nam và lịch sử Trung Quốc có những điểm móc xích và tương đồng trong nhiều giai đoạn. Việc nghiên cứu lịch sử Trung Quốc rất được các nhà nghiên cứu Việt Nam quan tâm và đạt được những thành tựu nhất định… Tuy nhiên, cho đến nay số công trình nghiên cứu ở Việt Nam về phong trào Dương Vụ vẫn còn rất khiêm tốn, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện. Điều này khiến cho thuật ngữ “Dương Vụ” Còn khá mơ hồ, thậm chí là xa lạ đối với không ít người. Chính vì thế việc tìm hiểu một cách hệ thống, chi tiết về phong trào Dương Vụ trở thành đòi hỏi cần thiết, phục vụ cho hoạt động nghiên cứu và học tập.
Mặt khác, cả Trung Quốc và Việt Nam hiện nay đã và đang trong công công cuộc cải cách mở cửa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong khi đó nội dung chủ đạo của phong trào Dương Vụ chính là cải cách nhằm đưa Trung Quốc phát triển theo hướng hiện đại hóa, xây dựng đất nước phú cường. Vì vậy nghiên cứu về phong trào Dương Vụ còn góp phần nhất định trong việc so sánh, nhận định về công cuộc đổi mới ở Trung Quốc cũng như ở Việt Nam hiện nay.
Xuất phát từ những yêu cầu vừa có tính khoa học, vừa có tính thực tiễn nêu trên, thêm vào đó là sự hứng thú của bản thân đối với việc nghiên cứu lịch sử Trung Quốc, tác giả đã mạnh dạn chọn vấn đề: “Sự ra đời và những hoạt động chủ yếu của phong trào Dương Vụ ở Trung Quốc (1861 - 1894)” làm đề tài nghiên cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Phong trào Dương Vụ là một phong trào cải cách nhưng lại được khởi xướng bởi lực lượng phong kiến cấp tiến trong triều đình nhà Thanh. Chính điều này đã tạo nên sự lý thú, thu hút đông đảo các nhà nghiên cứu, nhất là ở Trung Quốc, tìm hiểu đánh giá.
2.1. Nghiên cứu của các học giả Trung Quốc
Từ trước khi nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời (1949), đã có những tác phẩm đề cập đến phong trào Dương Vụ. Tiêu biểu phải kể đến tác phẩm “Thanh sử cảo” của Triệu Nhĩ Tốn, tác phẩm “Lịch sử cận đại Trung Quốc” của Tưởng Đình Phát, tác phẩm “Thanh đại thông sử” của Tiêu Nhất Sơn… Các nghiên cứu ở giai đoạn này đã bước đầu khôi phục diện mạo của phong trào Dương Vụ. Tuy nhiên, phần nhiều các nghiên cứu trong giai đoạn này đều coi Dương Vụ là một phong trào phản động, bán nước.
Kể từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX trở đi, việc nghiên cứu về phong trào Dương Vụ đã chuyển sang một hướng khác. Cùng với việc đời sống tư tưởng đã được “cởi trói”, các nhà nghiên cứu về Dương Vụ nói riêng có điều kiện để trình bày quan điểm học thuật của mình. Lúc này giới nghiên cứu Trung Quốc đã có cách nhìn cởi mở hơn về phong trào Dương Vụ. Đặc biệt người ta còn tổ chức một cuộc hội thảo về phong trào Dương Vụ cũng như bàn về lãnh tụ Dương Vụ (như hội thảo về Tăng Quốc Phiên, Tả Tôn Đường, Lý Hồng Chương, Lưu Minh Truyền…). Theo đó, đã xuất hiện nhiều công trình, bài viết bàn về phong trào Dương Vụ. Đáng chú ý phải kể đến một số tác phẩm như:
Tác phẩm “Thiên Tân giản sử” (1987) của tập thể các tác giả, Nhà xuất bản Nhân dân Bắc Kinh, cùng với việc khái quát vị trí quan trọng của Thiên Tân và những nét chính về của lịch sử thành phố này, các tác giả đã dành riêng chương 6, “Sự hình thành phong trào Dương Vụ ở Thiên Tân và sự xuất hiện của chủ nghĩa cận đại”, để trình bày về các hoạt động Dương Vụ diễn ra trong hơn 30 năm và tác dụng của nó trong việc làm bộ mặt Thiên Tân biến đổi nhanh chóng. Đặc biệt, các tác giả đã đều thừa nhận vai trò quan trọng của triều đình nhà Thanh song song với việc trình bày các hoạt động của phong trào Dương Vụ.
Cuốn “Lịch sử phong trào Dương Vụ” (1992) của Hạ Nguyên Đông, Nhà xuất bản Hoa Đông, Thượng Hải. Tác phẩm này so với tác phẩm “Phong trào Dương Vụ” của Mân Thế An xuất bản năm 1995 đã có sự phát triển và nâng cao. Tư tưởng chủ đạo của tác phẩm này là “lý luận phát triển”, trong đó trình bày khá toàn diện, chi tiết các biện pháp mà phái Dương Vụ đã tiến hành trên các lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, công nghiệp dân dụng, quân sự, giáo dục…
Tác giả Giang Tú Bình (1993) trong cuốn “Bàn về cận đại hóa của phương Đông: So sánh phong trào Dương Vụ và duy tân Minh Trị”, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội Trung Quốc, đã dùng phép so sánh để nhìn nhận về quá trình cận đại hóa ở Trung Quốc và Nhật Bản. Trong đó, học giả Giang Tú Bình đã chỉ ra một số biến đổi trên các mặt kinh tế, chính trị, tư tưởng ở Trung Quốc và Nhật Bản thông qua phong trào Dương Vụ và duy tân Minh Trị.
2.2. Nghiên cứu của các học giả Việt Nam
Ở Việt Nam trong những năm gần đây, các học giả cũng đã có sự quan tâm nhất định đến việc nghiên cứu phong trào Dương Vụ. Tuy chưa có những chuyên khảo, song cũng đã có một số công trình, bài viết đề cập đến những khía cạnh của phong trào Dương Vụ. Người giới thiệu phong trào Dương Vụ sớm nhất vào Việt Nam là giáo sư Đặng Thai Mai qua những bài giảng của ông trong những năm 60.
Ở cuốn “Tân thư và xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX” (1997) của tập thể các tác giả trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội, bên cạnh nội dung chính bàn về việc du nhập các tư tưởng tiến bộ của phương Tây vào Việt Nam hồi cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, phần đầu của cuốn sách đã đề cập đến sự du nhập các tư tưởng và văn minh phương Tây vào các nước phương Đông, trong đó có Trung Quốc. Đặc biệt, có một số bài viết đã nhắc đến sự xu nhập tư tưởng phương Tây vào Trung Quốc và sự hình thành tư tưởng “Dương Vụ” cũng như phái Dương Vụ.
Cuốn sách “Lịch sử cận đại Trung Quốc” (2004), Nhà xuất bản Chính trị Hà Nội, của tác giả Nguyễn Huy Quý đã trình bày đại cương về lịch sử cận đại Trung Quốc từ Chiến tranh nha phiến (1804 - 1842) đến năm 1949. Trong đó, ở chương 3 cuốn “Phong trào Dương Vụ, chiến tranh Trung - Pháp và chiến tranh Trung - Nhật” đã có đề cập đến phong trào Dương Vụ. Ở đây, các tác giả đã khái quát bối cảnh dẫn tới sự xuất hiện của phong trào Dương Vụ và điểm qua những nội dung cơ bản của phong trào Dương Vụ.
Trong cuốn “Phong trào cải cách ở một số nước Đông Á giữa thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX” (2007), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội của tập thể các tác giả, do giáo sư Vũ Dương Ninh chủ biên, đã đề cập đến các cuộc cải cách lớn ở các nước Đông Á hồi cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Đáng chú ý trong đó là chương 5 - “Phong trào cải cách ở Trung Quốc cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX” của tác giả Phùng Thị Huệ. Trong chương này khi đề cập về các cuộc cải cách tiêu biểu ở Trung Quốc cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, tác giả đã dành một dung lượng tương đối để nói về bối cảnh ra đời và những nội dung cơ bản của phong trào Dương Vụ, giúp người đọc hình dung một cách khái quát về phong trào Dương Vụ.
Trong cuốn “Lịch sử Trung Quốc” (1991), Nxb Giáo dục của các tác giả Nguyễn Anh Thái, Đặng Thanh Tịnh, Ngô Phương Bá. Các tác giả này đã dành 2 trang để giới thiệu phong trào Dương Vụ. Nhận định của các tác giả là: “Phái Dương Vụ là một phái có khuynh hướng TBCN trong tập đoàn thống trị phong kiến trước khi có giai cấp tư sản hình thành. Họ khởi xướng phong trào Dương Vụ nhằm canh tân đất nước, chống xâm lược và bảo vệ quyền lợi giai cấp"


D6qOOLs7rtfsWcu
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status