Nghiên cứu, tính toán và thiết kế hệ thống thủy lực cho máy công tác cho máy kéo xích cao su thuộc dự án sản xuất thử nghiệm B.2015-11-04.DA - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THỦY LỰC TRÊN MÁY
SAN ỦI 4
1.1 Hệ thống máy kéo dùng trong sản xuất nông lâm nghiệp 4
1.2. Hệ thống nâng hạ thủy lực trên máy chuyên dùng 5
1.3. Tổng quan về máy san ủi 7
1.3.1. Phân loại máy san ủi 7
CHƯƠNG 2. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG THỦY LỰC NÂNG HẠ
MÁY SAN ỦI LẮP TRÊN MÁY KÉO XÍCH CAO SU CÔNG SUẤT 30
MÃ LỰC. 10
2.1. Các phương pháp nâng hạ ben của máy san ủi 10
2.1.1. Phương pháp truyền động cơ học: 10
2.2. Phương pháp truyền động thuỷ lực: 11
2.2.1. Truyền lực thuỷ lực thuỷ động. 11
2.2.2. Truyền động thuỷ lực thể tích: 12
2.3. Tính toán thiết bị thủy lực nâng hạ máy san ủi lắp trên máy kéo xích của
dự án sản xuất thử nghiệm B2013-04-DA 13
2.3.1. Kết cấu chung của máy san ủi 13
2.3.2. Các thông số kỹ thuật chính của máy ủi B-2013-11-04DA 14
2.4 Thiết kế tổng thể hệ thống nâng hạ thủy lực trên máy ủi B-2013-11-04DA 16
2.5. Nguyên lí hoạt động của hệ thống thủy lực 16
2.5.1 Truyuền động khi di chuyển không tải. 17
2.5.2 Truyền động trong quá trình làm việc có tải 18
2.6. Tính toán các thông số cơ bản của thiết bị thủy lực 20
2.6.1. Xác định lực tác dụng lên máy ủi 20
2.6.2 Tính toán cặp xy lanh nâng hạ bộ công tác 23
2.6.3. Tính toán hành trình piston 24
2.6.4 Tính chọn bơm dầu 26
2.6.5. Tính chọn van phân phối 26
CHƯƠNG 3. ỨNG DỤNG SIMULINK MÔ PHỎNG HOẠT ĐỘNG CỦA
HỆ THỐNG THỦY LỰC TRÊN MÁY SAN ỦI 28
3.1. Giới thiệu phần mền Matlab-Simulink 7.0. 28
3.1.1. Các khối chức năng có sẵn thường dùng trong phần mềm Matlab-Simulink 30
3.1.2. Ứng dụng của Matlab Simulink 37
3.2. Mô hình hệ thống nâng hạ thủy lực máy san ủi 37
3.2.1. Các giả thiết 37
3.2.2. Thiết lập mô hình 38
3.2.3. Mô hình Simulink khảo sát động lực học hệ thống thủy lực 42
3.3. Khảo sát động lực học hệ thống thủy lực nâng hạ máy san ủi sau khi thiết
kế. 42
3.3.1. Ảnh hưởng của khối lượng ben đến hoạt động của hệ thống nâng hạ 43
3.3.2. Ảnh hưởng của diện tích piston đến hoạt động của hệ thống nâng hạ thủy
lực 48
Chương 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
MỞ ĐẦU
Cơ giới hóa nông lâm nghiệp ở nước ta hiện nay đã đạt được những thành
tựu nhất định, phụ thuộc từng vùng kinh tế, từng loại cây trồng và tính chất đất đai,
địa hình mà mức độ cơ giới hóa đạt được ở trình độ khác nhau.
Nhờ cơ giới hóa phục vụ sản suất nông lâm nghiệp được chú trọng nên vấn
đề hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn được thực hiện khá thành công, bộ mặt nông
thôn Việt Nam hiện nay nhìn chung trong cả nước đã có những biến đổi khá nhanh,
tuy còn những mặt hạn chế nhất định như vấn đề cơ cấu lại sản xuất, vấn đề lao
động dư thừa chưa được bố trí một cách hợp lý và khoa học nhưng những thành quả
đạt được bước đầu là đáng khích lệ.
Trong cơ giới hóa nông nghiệp nông thôn, máy động lực là một vấn đề đóng vai
trò quan trọng để thực hiện các công việc chính trong cơ giới hóa sản xuất nông lâm
nghiệp, trong đó máy kéo bánh và máy kéo xích là một trong các nguồn động lực chính.
Hiện nay máy kéo và ô tô phục vụ trong nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam
chủ yếu được nhập từ các nước XHCN cũ như Liên Xô, Tiệp, CHDC Đức v.v…và
gần đây là của một số nước trong khu vực như Trung Quốc, Nhật và một vài nước
khác. Việc sử dụng các máy móc này đã đóng góp cho việc thực hiện thành công
việc cơ giới hóa trong nông nghiệp nước ta trong giai đoạn vừa qua.
Tuy nhiên, do tình hình địa lý, đất đai và tập quán canh tác cũng như các yếu
tố tự nhiên và xã hội khác mà một số loại máy kéo nhập vào Việt Nam chưa phát
huy được hết chức năng kinh tế, kỹ thuật của chúng; những máy kéo công suất và
trọng lượng lớn như T150, T150K, K700 v.v… có thể sử dụng có hiệu quả cao khi
khai thác sử dụng trong công nghiệp, khai thác khoáng sản v.v… nhưng lại có hiệu
quả rất thấp khi đưa vào sử dụng trong nông nghiệp đặc biệt trong vùng đồng bằng
sông hồng, nơi chủ yếu sản xuất cây lúa nước, ở đó độ ẩm của đất cao, dẫn đến khả
năng di động của máy kéo giảm, hiệu suất kéo cũng như các chỉ tiêu kinh tế, kỹ
thuật của các loại máy này thường rất thấp thậm chí nhiều vùng, nhiều nơi máy
không có khả năng làm việc do thụt lún.
Mỗi quốc gia đều có những đặc thù riêng về điều kiện tự nhiên, tập quán
canh tác nên vấn đề lựa chọn, tính toán và chế tạo máy kéo có công suất, trọng
lượng, loại hệ thống di động (máy kéo bánh hay máy kéo xích) phù hợp với từng
vùng sản xuất là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng
nguồn động lực trong nông nghiệp hiện nay.
Các nước trong khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, v.v… đã có
nghành công nghiệp chế tạo máy kéo khá phát triển, hệ thống máy kéo phục vụ
nông nghiệp được chế tạo có nhiều mẫu mã khác nhau cả về kích cỡ công suất,
trọng lượng cũng như loại hệ thống di động, nhờ vậy vấn đề cơ giới hóa nông
nghiệp nông thôn ở các nước này phát triển ở mức độ cao.
Ở nước ta, ngành công nghiệp chế tạo máy kéo còn khá non trẻ, chúng ta chỉ
mới chế tạo được các máy kéo bánh hiệu Bông sen tới 20 mã lực, hệ thống truyền
lực, hộp số và hệ thống trích công suất của các máy kéo này còn khá đơn giản và
chưa phù hợp với nhiều dạng công việc khác nhau, khả năng di động của máy kéo
thấp đặc biệt trên đất độ ẩm cao và đất đồi dốc.
Đối với máy kéo xích phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp, cho đến nay chúng
ta chủ yếu nhập từ nước ngoài. Việc nghiên cứu chức năng kéo bám, khả năng di
động trên đất nền yếu, đất độ ẩm cao và đất đồi dốc, khả năng quay vòng và điều
khiển, hiệu suất truyền động nói riêng và hiệu suất kéo của máy kéo xích nói chung
từ đó xác định các thông số cở bản của máy kéo xích cũng như trọng lượng máy,
công suất động cơ v.v…làm cơ sở khoa học cho việc tính toán thiết kế, chế tạo một
mẫu máy kéo xích phục vụ sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam là một vấn đề cần
thiết có ý nghĩa thực tiễn.
Trên cơ sở phân tích trên đây, một dự án sản xuất thử nghiệm đã được thực
hiện tại Bộ môn Động lực khoa Cơ điện, Học viện nông nghiệp Việt Nam, dự án đã
sản xuất ra một mẫu máy kéo xích cao su công suất 30 mã lực. Máy kéo dự án đã có
khả năng làm việc tốt trên nền đất nông nghiệp với độ ẩm cao. Để tăng tính vạn
năng cho máy kéo cần tính toán thiết kế một số máy công tác đi theo máy kéo này
như máy phay, máy cày, máy chăm sóc cũng như các thiết bị san phẳng đồng ruộng.
Xuất phát từ các vấn đề phân tích trên đây, được sự phân công của Bộ môn
Động lực, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Ngọc Quế tui được giao và thực
hiện đề tài: “Nghiên cứu, tính toán và thiết kế hệ thống thủy lực cho máy công tác
cho máy kéo xích cao su thuộc dự án sản xuất thử nghiệm B.2013-11-04.DA
Mục tiêu của đề tài:
- Trên cơ sở phân tích điều kiện làm việc của máy san ủi, lựa chọn hệ thống
truyền lực và tính toán thiết kế các bộ phận chính trong hệ thống thủy lực để bảo
đàm hệ thống làm việc an toàn, tin cậy và có hiệu quả kinh tế.
- Khảo sát động lực học hệ thống nâng hạ thủy lực từ đó, phân tích xác định
các thông số chính của các thiết bị thủy lực trong hệ thống nâng hạ máy san ủi, góp
phần vào việc hoàn thiện việc thiết kế và chế tạo hệ thổng thủy lực trên máy sản ủi
lắp ráp với máy kéo thuộc dự án sản xuất thử nghiệm B2013-04-11DA.
Nhiệm vụ của đề tài:
Để thực hiện được mục tiêu đặt ra của đề tài. Trong quá trình thực hiện đề tài
cần hoàn thành nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu tổng quan về máy kéo và xe chuyên dụng trong nông nghiệp
- Tìm hiểu về hệ thống điều khiển thủy lực trên máy san ủi
- Tính toán thiết kế hệ thống thủy lực của máy sản ủi
- Khảo sát khả năng làm việc của hệ thống thủy lực trên máy san ủi bằng
phần mềm Matlab Simulink.
- Phân tích và lựa chọn các thông số chính của thiết bị thủy lực hệ thống
nâng hạ máy san ủi lắp theo máy kéo của dự án sản xuất thử nghiệm B2013-11-04.

/file/d/0B7oUCI ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status