Tình hình xuất khẩu chè của việt nam sang thị trường hoa kỳ giai đoạn 2010 2015 - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Lời mở đầu
Theo thống kê, chè là thức uống phổ biến thứ hai trên thế giới chỉ sau nước lọc. Có
nguồn gốc xa xưa từ Trung Hoa, chè bắt đầu phổ biến ở Anh từ thế kỷ 17 và sau đó chè
được lan rộng ra toàn châu Âu.
Chè trở nên phổ biến như vậy trên toàn thế giới bởi chè không chỉ là nước giải khát
thanh nhiệt mà che còn có những lợi ích mang lại cho sức khỏe con người. Chè giúp con
người giảm cân, trị mụn, làm sạch răng miệng, ngăn ngừa quá trình lão hóa, chống lại
bệnh ung thư, ngăn ngừa các bệnh về tim và cao huyết áp, giảm thiểu nguy cơ tử vong từ
các căn bệnh khác, tăng cường sự hoạt động của não, ngăn ngừa béo phì, tắc mạch
máu…….Với một loạt các lợi ích trên, chè đã trở thành một trong các sản phẩm được
tiêu thụ nhất toàn cầu.
Đặc biệt, ở Việt Nam, không chỉ là loại cây mang lại kinh tế, thu nhập cho con người
mà chè còn trở thành một trong những loài cây gần gũi với con người. Nó gắn nó,tạo nên
phong tục, đời sống văn hóa của người Việt Nam, làm nên nét đẹp trong kho tàng văn hóa
Việt Nam từ xa xưa. Chè là loại cây công nghiệp dài ngày, cây trung tính ưa ánh sang
nhiệt đới ở mức không gay gắt có bộ rễ ăn ở tầng mặt, chịu được hạn và rét. Cây chè rất
thích hợp với vùng đồi núi, trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên nước ta. Vì vậy, Việt nam
được coi là một trong những cái nôi phát triển của cây chè.
Trong những năm gần đây, trong bối cảnh hội nhập kinh tế và tự do hóa Thương mai,
chè là một trong những sản phầm xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam, thúc đẩy cho nền
kinh tế Việt Nam phát triển, là một cây trồng quan trọng và có vị trí chiến lược đối với
một số tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ.
Chè Việt Nam được tiêu thụ tại nhiều thị trường trên thế giới. Với mức tiêu thụ tăng,
trong những năm tới, thị trường chè thế giới sẽ ngày càng mở rộng đối với sản phần chè
Việt Nam. Trong đó, mặc dù chưa phải là thị trường nhập khẩu chè lớn nhất của ngành
chè Việt Nam nhưng với tiềm lực vốn có và việc thực thi Hiệp định Thương Mại ViệtMỹ, thị trường Mỹ hứa hẹn là một trong những đối tác quan trọng của ngành nông sản
Việt Nam nói chung và của mặt hàng chè nói riêng. Chè của Việt Nam được xuất khẩu
đến 61 quốc gia khác nhau trên thế giới.
Vì vậy em chọn đề tài :”Tình hình xuất khẩu chè của Việt Nam sang thị trường
Hoa Kỳ giai đoạn 2010-2015”. Mục đích của đề tài nhằm đưa ra và phân tích tình hình
sản xuất và xuất khẩu chè của Việt Nam nói chung và tình hình xuất khẩu chè sang thị
trường Mỹ nói riêng.
4
Nội dung bài tập của em được chia làm 3 phần:
-Chương I: Cơ sở lý luận chung:
-Chương II: Thực trang xuất khẩu của mặt hàng chè Việt Nam sang thị trường Mỹ.
-Chương III: Thuận lợi, hạn chế trong việc xuất khẩu chè của Việt Nam.
Bài làm có thể còn nhiều thiếu sót do em chưa có nhiều kỹ năng thực tế và chưa có đủ
kiến thức. Vì vậy, em mong nhận được sự góp ý của thầy cô để đề tài của em được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG:
1.Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới:
Chè là một loại cây phổ biến trên thế giới, được trồng ở hơn 30 quốc gia và tiêu thụ tại
hơn 100 nước trên thế giới. Đặc biệt, chè được trồng chủ yếu ở châu Á-cái nôi phát triển
của cây chè, với những điều kiện tự nhiên thích hợp để sản xuất và cho chất lượng chè tốt
nhất. Do vậy, từ lâu, chè đã trở thành cây công nghiệp chủ yếu của một số quốc gia.
Tổng diện tích trông chè trên thế giới tăng lên không đáng kể. Năm nước có diện tích
trồng chè lớn nhất: Trung Quốc, Ấn Độ, Srilanca, Thổ Nhĩ Kỳ và Indonesia chiếm 75%.
Diện tích trồng chè trên thế giới được phân bổ như sau:
Bảng 1: Phân bổ diện tích trồng chè trên thế giới
Khu vực
Châu Á
Châu Phi
Châu Mỹ
Các nước còn lại
Diện tích
92%
4%
2%
2%
Như vậy, tình hình sản xuất và xuất khẩu chè trên thế giới sẽ phụ thuộc vào tình hình
sản xuất và xuất khẩu chè của châu Á.
Năng suất bình quân của các nước sản xuất chè chủ yếu trong hơn 10 năm qua trung
bình tăng 48%. Trong khi diện tích trồng chè trên thế giới được mở rộng ít thì năng suất
lại tăng lên khá nhiều.
Theo nghiên cứu mới nhất được công ty nghiên cứu thị trường quốc tế hàng đầu Global Research & Data Services công bố, ngành chè thế giới tăng trưởng ở mức
5,8%/năm trong những năm tới, từ năm 2015 đến năm 2019. Những nước như Trung
Quốc, Nhật Bản, Marốc, Sri Lanka và Hoa Kỳ được đánh giá là những thị trường tiềm năng
nhất trong những năm tới. Từ năm 2008 đến năm 2014, thị trường chè đã tăng trưởng với
tốc độ trung bình hàng năm là 10%. Hiện tại, chè xanh không lên men chiếm 43,2% nhu
6
cầu toàn cầu trong khi thị phần còn lại được chia đều giữa chè đen (lên men hay lên men
một phần) (29,8%) và chè nguyên chất, chiết xuất và cô đặc (27%). Trung Quốc, Ấn Độ,
Nhật Bản, Sri Lanka và Hoa Kỳ là những thị trường lớn nhất về chè trong khi tốc độ tăng
trưởng hàng năm phát triển nhất được dự báo là sẽ thuộc về Marốc (20,2%), Panama
(15,4%), Bolivia (12,8%), Rwanda (12,1%) và Ethiopia (10,4%).
Dựa trên Mức độ Tiềm năng Thị trường này, 20 thị trường chè tiềm năng nhất trong
những năm tới là:
Bảng 2:Đánh giá mức độ tiềm năng thị trường
Xếp hạng
Nước
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Trung Quốc
Hoa Kỳ
Ma rốc
Sri Lanka
Nhật Bản
Panama
Bolivia
Rwanda
Ecuador
Ethiopia
Hàn Quốc
Kenya
Sudan
Malaysia
Kyrgyzstan
Peru
Anh Quốc
Việt Nam
Mông Cổ
Colombia
Mức độ tiềm năng thị
trường
0.86
0.41
0.22
0.18
0.16
0.15
0.13
0.12
0.10
0.10
0.10
0.09
0.06
0.06
0.04
0.04
0.04
0.04
0.04
0.03
Trong khi diện tích trồng chè trên thế giới tăng lên không đáng kể thì năng suất chè lại
tăng lên đáng kể. Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao cả về số lượng và chất lượng
thì yêu cầu các nhà đầu tư phải chú trọng hơn về các ứng dụng khoa học, cải tiến giống,...
2. Đặc điểm chung ở thị trường Hoa Kỳ:


2D4N6X38B5rJMou
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status