Cư dân đóng tàu ở xã nghi thiết huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................2
DẪN LUẬN ................................................................................................................5
Chƣơng 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT, PHƢƠNG PHÁP
VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .................................................................................10
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ....................................................................10
1.2. Tiếp cận lý thuyết...........................................................................................13
1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................19
1.4. Khái quát địa bàn nghiên cứu.........................................................................21
Chƣơng 2 ĐỜI SỐNG KINH TẾ CỦA CƢ DÂN ĐÓNG TÀU THUYỀN Ở XÃ
NGHI THIẾT ............................................................................................................28
2.1. Sự ra đời của nghề đóng tàu thuyền...............................................................28
2.2. Vai trò của nghề đóng tàu trong đời sống kinh tế Nghi Thiết .......................32
2.3. Hoạt động đóng tàu thuyền ở xã Nghi Thiết..................................................33
2.4. Biến đổi của nghề đóng tàu và bảo tồn, phát huy nghề trong điều kiện hiện nay
...............................................................................................................................50
Chƣơng 3 ĐỜI SỐNG TINH THẦN VÀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA CƢ DÂN
ĐÓNG TÀU THUYỀN Ở XÃ NGHI THIẾT ..........................................................59
3.1. Tín ngƣỡng.....................................................................................................59
3.2. Nghi lễ liên quan đến nghề đóng tàu..............................................................65
3.3. Văn hóa dân gian............................................................................................75
3.4. Đời sống xã hội của cƣ dân đóng tàu, thuyền ................................................79
KẾT LUẬN...............................................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................96
PHỤ LỤC................................................................................................................102
DẪN LUẬN
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Việt Nam là quốc gia có 3.260 km bờ biển kéo dài từ Bắc đến Nam.
Biển chứa nhiều nguồn tài nguyên quý giá cho nƣớc ta trên hành trình hội
nhập và phát triển hôm nay. Để khai thác nguồn tài nguyên trên biển, nhiều
ngành kinh tế cần có phƣơng tiện vận tải là tàu, thuyền. Nghề đóng tàu,
thuyền là một trong những nghề xuất hiện sớm ở nƣớc ta. Sách “Nghề cổ đất
Việt” của Vũ Từ Trang đã dẫn: “Với tình hình địa lý nƣớc ta, sông ngòi, kênh
rạch, dọc ngang rất nhiều, đã vậy biển Đông lại ôm dọc chiều dài đất nƣớc, vì
thế thuyền bè là một phƣơng tiện giao thông rất mật thiết với ngƣời dân.
Chính vì vậy, nghề đan thuyền, đóng thuyền, đóng tàu bè ở nƣớc ta phát triển
rất sớm” [45, tr. 343]. Do đó, ngay từ rất sớm, ngƣời thợ thủ công làm nghề
đóng tàu thuyền đã cƣ trú ven biển để sản xuất ra tàu, thuyền phục vụ nhu cầu
đó. Tuy nhiên, hầu nhƣ các nghiên cứu về biển đang tập trung chủ yếu vào
nghiên cứu văn hoá lễ hội của ngƣ dân vùng biển để phục vụ phát triển du lịch
của một số địa phƣơng có hoạt động du lịch dựa vào điều kiện tự nhiên của
vùng biển; nghiên cứu mô hình và kỹ thuật nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản
của ngƣ dân vùng biển, các đề tài này đƣợc thực hiện chủ yếu do các nhà
quản lý ở địa phƣơng đặt hàng nghiên cứu; khảo sát đời sống kinh tế của
những cộng đồng ngƣ dân nghèo, nhằm giúp chính quyền tìm giải pháp ổn
định và nâng cao mức sống cho ngƣ dân, bởi thực tại họ luôn gặp nhiều khó
khăn và tổn thất do thiên tai (bão, lũ) gây nên [40]. Vì vậy, việc nghiên cứu về
cộng đồng cƣ dân đóng tàu thuyền hiện nay chƣa đƣợc chú trọng.
Đây là một bộ phận dân cƣ có nhiều điểm đặc biệt, ngƣời thợ đóng tàu
thuyền, công việc thuộc vào họat động thủ công nghiệp tuy nhiên họ lại cƣ trú
ven biển, vậy họ thuộc bộ phận cƣ dân làm nghề tiểu thủ công hay thuộc cộng
đồng cƣ dân sinh sống ven biển? Văn hóa của họ là văn hóa biển hay văn hóa
của tầng lớp thợ tiểu thủ công nghiệp? Phải chăng có một tầng văn hóa mới
của nhóm thợ thủ công cƣ trú ven biển? Vậy biển có vai trò nhƣ thế nào trong
đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của những cƣ dân này? Họ đã sinh sống và
thích nghi với biển nhƣ thế nào, có điều gì khác biệt so với ngƣ dân? Đây là
những vấn đề chính mà nghiên cứu này đặt ra.
Mặt khác, hiện nay, thông qua các nghiên cứu về các cộng đồng cƣ trú
ven biển, chúng ta thấy ngƣ dân thƣờng là bộ phận đƣợc nhắc tới với rất nhiều
khó khăn trong cuộc sống và luôn cần sự hỗ trợ chính sách từ phía Nhà nƣớc,
vậy những bộ phận dân cƣ khác thì sao? Thợ đóng tàu, thuyền, còn những
khó khăn nào trong cuộc sống còn đặt ra đối với họ? Họ cần hỗ trợ gì từ phía
các cấp chính quyền? Trong cộng đồng cƣ trú họ gặp phải những rào cản nào?
Điều này chƣa đƣợc quan tâm đúng mức trong các nghiên cứu hiện nay.
Hiện nay, Nhà nƣớc đang chú trọng đầu tƣ để ngƣ dân đóng mới tàu
thuyền, cải tiến tàu thuyền ngày càng hiện đại hơn để bám biển, cải thiện điều
kiện kinh tế và tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo, nhiều làng nghề đóng tàu
thuyền từng bị bỏ quên, mai một đã đƣợc phục hồi và chú trọng đầu tƣ phát
triển. Để các kế hoạch trên đạt đƣợc hiệu quả thì trƣớc hết cần nghiên cứu từ
những ngƣời dân làm nghề này, tìm hiểu tiếng nói, nguyện vọng và triển vọng
nghề nghiệp của họ nhằm có sự đầu tƣ đúng hƣớng và hiệu quả. Trên đây là
những cơ sở để tui lựa chọn một nghiên cứu mới mẻ nhƣng cũng đầy thú vị
và thách thức này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện nhằm ba mục đích chính:
Một là, tìm hiểu thực trạng cuộc sống của cộng đồng cƣ dân làm nghề
đóng tàu thuyền ở ven biển Nghệ An thông qua nghiên cứu trƣờng hợp xã
Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc.
Hai là, tìm hiểu quá trình thích nghi với địa bàn cƣ trú của cộng đồng
cƣ dân này thông qua các đặc điểm về kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng.
Ba là, chỉ ra những biến đổi trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội
của cƣ dân đóng tàu thuyền.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Cƣ dân đóng tàu thuyền sống và thích nghi với biển nhƣ thế nào (các
hoạt động sinh kế, tổ chức xã hội, đời sống văn hóa, tín ngƣỡng, tâm linh, ảnh
hƣởng từ các cộng đồng cƣ trú xung quanh)?
- Để gìn giữ và phát huy nghề nghiệp truyền thống mà cha ông để lại,
cƣ dân đóng tàu thuyền có đƣợc những thuận lợi nào và gặp phải những khó
khăn ra sao?
- Trong bối cảnh tình hình chung của đất nƣớc hiện nay, cƣ dân đóng
tàu thuyền đã có những động thái nhƣ thế nào để gìn giữ những giá trị truyền
thống do cha ông truyền lại và hội nhập với bối cảnh xã hội đƣơng đại?
4. Đối tƣợng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về một số khía cạnh trong đời sống của cƣ dân
đóng tàu thuyền (các hoạt động sinh kế, sinh hoạt văn hóa và tổ chức xã hội).
Địa bàn nghiên cứu là xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
Nghề đóng tàu, thuyền là hoạt động kinh tế chính của cƣ dân tại đây. Tại địa
bàn nghiên cứu nghề đóng tàu thuyền đã có lịch sử hơn 700 năm, trải qua
nhiều thế hệ lao động, nghề đƣợc duy trì đến ngày nay, với 13 xƣởng sản
xuất, có hàng trăm lao động đang làm việc đều cƣ trú tại địa bàn.
Về phạm vi nghiên cứu, luận văn nghiên cứu cuộc sống hiện nay của
ngƣời làm nghề đóng tàu. Năm 1991 là thời kỳ hợp tác xã đóng tàu theo cơ
chế bao cấp nhà nƣớc giải tán, sau đó các xƣởng sản xuất tƣ nhân lần lƣợt
đƣợc thành lập và triển khai mô hình sản xuất đến nay, vì vậy, nghiên cứu tập
trung nghiên cứu từ giai đoạn này.


/file/d/0B7oUCI ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status