Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế tất yếu và đang diễn ra ngày càng
sâu rộng về nội dung và quy mô trên nhiều lĩnh vực. Với xu thế hội nhập và
toàn cầu hoá mạnh mẽ, kinh doanh ngân hàng là một trong những lĩnh vực
phải thực hiện theo các cam kết trong hiệp định thƣơng mại Việt Nam – Hoa
Kỳ, cam kết thực hiện lộ trình hội nhập AFTA, cam kết gia nhập tổ chức
thƣơng mại thế giới WTO…. Trong bối cảnh chung đó, các ngân hàng thƣơng
mại (NHTM) Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức đồng thời tận
dụng cơ hội để hội nhập và phát triển. Điều này đòi hỏi toàn bộ các thành viên
trong hệ thống NHTM Việt Nam phải chủ động nhận thức và sẵn sàng tham
gia vào quá trình hội nhập.
Để hệ thống NHTM Việt Nam tham gia tốt hơn vào quá trình quốc tế
hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập, cần tuân thủ
theo một số điều ƣớc quốc tế, để từ đó có cơ sở so sánh, đánh giá và xếp hạng
giữa các ngân hàng Việt Nam với các ngân hàng nƣớc ngoài của các quốc gia
khác trên thế giới.
Một trong những điều ƣớc quốc tế đƣợc các nhà quản trị ngân hàng đặc
biệt quan tâm chính là hiệp ƣớc quốc tế về an toàn vốn trong hoạt động ngân
hàng - còn đƣợc biết thông dụng với tên gọi Hiệp ƣớc Basel. Ra đời từ cách
đây hơn 20 năm, hiệp ƣớc này đƣợc rất nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng
làm chuẩn mực để đánh giá và giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng
nƣớc mình. Đến năm 2004, hiệp ƣớc Basel đã có phiên bản hai (Basel II),
trong đó đổi mới một số nội dung hơn so với phiên bản thứ nhất trƣớc đó.
Hiện nay, Basel III cũng đã đƣợc thông qua nhằm tăng cƣờng khả năng quản
lý rủi ro cho các ngân hàng.
Ở Việt Nam, việc ứng dụng hiệp ƣớc Basel này trong công tác giám sát
và quản trị ngân hàng vẫn còn nhiều vƣớng mắc, nên chỉ mới dừng lại ở việc
lựa chọn một số tiêu chí đơn giản trong Hiệp ƣớc Basel I để vận dụng và vẫn
chƣa tiếp cận nhiều với Basel II và Basel III.
Thực tế cho thấy, ngành ngân hàng đã có nhiều nỗ lực cải cách đáng kể
theo hƣớng thị trƣờng và mở cửa trƣớc yêu cầu phát triển kinh tế trong nƣớc
và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, trong tƣơng lai, các ngân hàng
ở Việt Nam, đặc biệt là những ngân hàng có hoạt động quốc tế, sớm hay
muộn sẽ phải tuân thủ các chuẩn mực Basel II và Basel III, mà trƣớc mắt là
Basel II để hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro ngân hàng, đáp ứng yêu cầu của
cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Do đó, các ngân hàng thƣơng mại tại Việt
Nam cần nghiên cứu và hiểu rõ các quy định trong Basel, cũng nhƣ
những khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình ứng dụng Basel tại Việt Nam,
trên cơ sở đó, thúc đẩy khả năng áp dụng hiệp ƣớc này vào việc giám sát và
quản trị rủi ro nói chung, rủi ro tín dụng nói riêng tại chính đơn vị mình, đáp
ứng yêu cầu của hội nhập và cạnh tranh trong nền kinh tế mở.
Là một ngân hàng thƣơng mại có mạng lƣới hoạt động, đội ngũ cán bộ
nhân viên và số lƣợng khách hàng lớn nhất Việt Nam, Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (NHNo&PTNT Việt Nam) là một
trong những đơn vị đi đầu trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án nƣớc
ngoài. Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, cũng nhƣ những khó khăn của nền
kinh tế trong thời kỳ suy thoái, muốn phát triển và đứng vững trƣớc những
yêu cầu ngày càng cao của quy luật thị trƣờng, nâng cao khả năng quản trị rủi
ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, việc
nhanh chóng triển khai và áp dụng quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II là
việc làm cần thiết của NHNo&PTNT Việt Nam giai đoạn này.
Đây cũng là lý do tác giả chọn đề tài « Quản trị rủi ro tín dụng theo
Basel II tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam »
làm hƣớng nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Đến nay, cụm từ « Hiệp ƣớc Basel » không còn quá xa lạ đối với những
ngƣời hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng nói chung, quản trị rủi ro trong
hoạt động ngân hàng nói riêng. Tuy nhiên, đến nay Hiệp ƣớc Basel đã phát
triển đến phiên bản III, trong khi đó, ở Việt Nam hiện nay vẫn chỉ đang vận
dụng một số tiêu chuẩn của Basel I. Đến nay đã có một số nghiên cứu về Hiệp
ƣớc Basel nhƣng chƣa có một đánh giá tổng thể về tình hình áp dụng Basel tại
các NHTM Việt Nam nói chung, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Việt Nam (NHNo&PTNT Việt Nam) nói riêng, đặc biệt là trong lĩnh vực
quản trị rủi ro tín dụng. Đây cũng là khó khăn của tác giả khi nghiên cứu về
đề tài này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề tổng quan về Hiệp ƣớc Basel và quản trị rủi
ro tín dụng theo Basel II.
- Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam .
- Các vấn đề đặt ra với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Việt Nam trong quá trình quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II và một số giải
pháp đề xuất.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trên thực tế, hiện nay Hiệp ƣớc Basel đã thông qua phiên bản III, tuy
nhiên, đến nay do điều kiện tại Việt Nam, việc áp dụng tại các ngân hàng
thƣơng mại mới chỉ dừng lại ở Basel I và bƣớc đầu triển khai Basel II. Trong
phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tác giả chỉ chủ yếu đánh giá thực trạng
quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam.
Hiệp ƣớc Basel II bao gồm rất nhiều quy tắc và chuẩn mực liên quan
đến quy trình giám sát hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, trong điều kiện
nghiên cứu của mình, tác giả chỉ thực hiện các nghiên cứu liên quan đến ba
trụ cột chính, bao gồm chuẩn mực về an toàn vốn, chuẩn mực về quy trình
giám sát hoạt động ngân hàng và chuẩn mực về các quy tắc thị trƣờng. Trong
đó, các vấn đề liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng chỉ chủ yếu nằm ở trụ cột
thứ nhất. Đây cũng là trụ cột mà tác giả sẽ nghiên cứu chi tiết.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu, luận văn sử dụng các phƣơng pháp
nghiên cứu sau: phƣơng pháp duy vật biện chứng; phƣơng pháp duy vật lịch
sử; phƣơng pháp thống kê; phƣơng pháp phân tích. Trên cơ sở các tài liệu thu
thập đƣợc, bằng phƣơng pháp thống kê và so sánh giữa các năm, các chỉ tiêu,
để thấy đƣợc những kết quả đạt đƣợc và hạn chế trong công tác quản trị rủi ro
tín dụng.
Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng phƣơng pháp phân tích tổng hợp, đánh
giá thực trạng phát triển, rút ra nguyên nhân và tìm hƣớng giải quyết.
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Đề tài đã hệ thống hóa những nội dung chủ yếu của hiệp ƣớc Basel nói
chung, quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II nói riêng.
- Đánh giá sự cần thiết của việc ứng dụng quản trị rủi ro tín dụng theo
Basel II tại các ngân hàng thƣơng mại và tình hình thực tế tại NHNo&PTNT
Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp thúc đ ẩy quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại
NHNo&PTNT Việt Nam.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận cũng nhƣ danh mục các tài liệu tham khảo,
bố cục của luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II của
ngân hàng thƣơng mại
Chƣơng 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Chƣơng 3: Giải pháp thúc đẩy quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam .


qCFhR1T1Otm8WR3
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status