căn bệnh hà lan – thực trạng ở việt nam và giải pháp - pdf 27

A. LỜI MỞ ĐẦU
Nếu một ngày nọ bạn trúng xổ số một số tiền lớn nằm mơ cũng không
thấy bạn sẽ làm gì? Bạn có tiếp tục làm việc cật lực như trước hay ngay lập tức đổi
đời, mặc sức hưởng thụ tiêu xài để rồi khi khỏan tiền trời cho ấy đã cạn,bạn thấy mình
bị sa thải, không có sự nghiệp, không có tương lai….
Bao giờ cũng vậy,việc chọn lựa giữa hai con đường: chông gai mà bền vững;
dễ dàng mà cũng dễ vỡ cũng là một quyết định khó khăn.Và một khi con đường trải
hoa hồng bất ngờ trải ra trước mặt, không phải ai cũng biết ứng xử khôn ngoan với
nó.Do đó, không phải vô lý khi các nhà họach định chính sách luôn phải gắn liền tăng
trưởng kinh tế với bền vững. “Căn bệnh Hà Lan” là một trong những trở ngại mà các
nước hay vấp phải trong quá trình phát triển do không biết sử dụng đúng cách nguồn
tiền trời cho đột ngột bơm vào nền kinh tế này.Nếu ở Việt Nam chúng ta có thành ngữ
“Của thiên trả địa” thì các nhà kinh tế trên thế giới lại có thuật ngữ “Lời nguyền của
tài nguyên” (The resource curse) để chỉ những cái giá quá đắt các nước sở tại phải trả
so với những gì vô tình được hưởng.
Việt Nam, hiện được đánh giá là trong giai đọan phát triển khá nóng,đã xuất
hiện một vài biểu hiện của Căn bệnh Hà Lan.Liệu ta có thể khéo léo tránh được căn
bệnh này trong khi đã có quá nhiều nước lăn vào vết xe đổ của Hà Lan, hòan toàn phụ
thuộc vào sự tỉnh táo và ứng xử khôn ngoan của chúng ta.Đó là lý do nhóm chúng tôi
chọn đề tài tiểu luận này.Bài viết chia làm ba phần.Phần đầu lý luận chung sẽ điểm
qua khái niệm,nguồn gốc cũng như các mô hình của Căn bệnh Hà Lan.Phần hai đi vào
thực trạng ở một số nước, theo đó sẽ mổ xẻ theo từng vấn đề của căn bệnh.Và cuối
cùng phần ba sẽ tập trung vào những biểu hiện nhức nhối của căn bệnh này tại Việt
Nam và đưa ra những giải pháp,khuyến nghị chi tiết cho từng trường hợp.
2
Căn bệnh Hà Lan –Thực trạng ở Việt Nam và giải pháp
B. NỘI DUNG
Chương I. Lý luận chung về Căn bệnh Hà Lan
oOo
I. Khái niệm
Căn bệnh Hà Lan là một hiện tượng thường xảy ra ở các nước đang phát triển mà ở đó
việc khai thác tài nguyên thiên nhiên xuất khẩu thường hủy hoại sự phát triển của khu vực
sản xuất. Nguyên nhân chính là do các nguồn lực từ tài nguyên đã làm giảm tỷ giá hối đoái
thực (tăng giá ngoại tệ) và từ đó làm cho khu vực sản xuất trở nên kém cạnh tranh hơn. Ban
đầu căn bệnh Hà Lan chỉ đề cập tới việc khai thác tài nguyên nhưng sau này nó đề cập tới
mọi nguồn thu ngoại tệ khổng lồ, bao gồm cả việc tăng giá hàng xuất khẩu và vốn đầu tư
nước ngoài. Căn bệnh Hà Lan được hai nhà kinh tế học người Úc là Max Corden và Peter
Neary phân tích lần đầu tiên vào năm 1982.
II. Nguồn gốc Căn bệnh Hà Lan
Trong suốt thời gian từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 1960, Hà Lan đã
đạt được sự thành công đáng kể trong hầu hết các lĩnh vực, nạn lạm phát ít khi vượt quá 3%
một năm. Tốc độ tăng GNP thường trên 5% và nạn thất nghiệp dao động xung quanh tỉ lệ
1%. Bí quyết của những thành công này là ở chỗ khu vực xuất khẩu truyền thống của nước
nay có sức cạnh tranh mạnh so với những đối thủ của mình trên toàn thế giới, như sản phẩm
nông nghiệp và hàng điện tử.
Vào những năm 1960, trong quá trình thăm dò, các nhà địa chất đã phát hiện một nguồn
khí đốt với trữ lượng rất lớn ở vùng biển Bắc. Chính phủ Hà Lan đã quyết định khai thác
nguồn tài nguyên thiên nhiên này, từ năm 1973 đến năm 1978 Hà Lan xuất khẩu một lượng
khí đốt lớn làm tăng 10% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu và tăng 4% GNP. Nhờ việc khai
thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, tự nhiên, Hà Lan có thêm một khoản trời cho (Winfall)
rất lớn. Chính phủ Hà Lan đã tăng chi tiêu ngân sách, đầu tư vào nhiều lĩnh vực kém hiệu
quả, sản xuất hàng hoá phi ngoại thương không có sức cạnh tranh thay vì tiếp tục tập trung
đầu tư cho nông nghiệp và điện tử… Nhưng khi nguồn khí đốt được khai thác hết, nguồn tiền
không đủ để đáp ứng những nhu cầu chi tiêu của quốc gia, cầu trong nước giảm, đồng thời
nền kinh tế Hà Lan gặp nhiều khó khăn như lạm phát tăng, xuất khẩu các ngành sản xuất
truyền thống như sản phẩm nông nghiệp và hàng điện tử giảm sút, chi phí sản xuất trong
nước tăng lên, đồng đôla trên thị trường trong nước bị sụt giá, tỷ lệ tăng trưởng thu nhập
thấp, tỷ lệ thất nghiệp tăng… Những điều này làm cho tỉ lệ lạm phát tăng từ 2% năm 1970
lên 10% năm 1975 và tốc độ tăng GNP giảm từ 5% xuống còn 1%. Điều này làm cho nền
kinh tế Hà Lan trì trệ và để lại những hậu quả nặng nề. Bằng những chính sách hợp lý, chính
phủ Hà Lan đã vực dậy và đưa nền kinh tế đi lên.
Thuật ngữ “ căn bệnh Hà Lan”được The Economist đặt ra vào năm 1977 để miêu tả sự
suy giảm của khu vực chế tạo của Hà Lan khi nước này đẩy mạnh xuất khẩu khí thiên nhiên.
Sau đó, đến năm 1982, hai nhà kinh tế học là W. Max Corden và J. Peter Neary đã mô hình
hóa hiện tượng nói trên.
3
Căn bệnh Hà Lan –Thực trạng ở Việt Nam và giải pháp
III. Quá trình hình thành Căn bệnh Hà Lan
Như chúng ta đã biết căn bệnh Hà Lan không chỉ xảy ra đối với riêng nước này mà nó còn
phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Mầm mống gây
bệnh chủ yếu là các nước này là phát hiện ra một nguồn tài nguyên lớn hay giá một số mặt
hàng xuất khẩu tăng lên đột ngột hay nguồn vốn đầu tư quá lớn được đổ vào nền kinh tế.
Tuy nhiên vì không có chính sách sử dụng hữu hiệu nên những nguồn lợi to lớn đó lại trở
thành con dao hai lưỡi làm thương tổn nền kinh tế.
Sự phát hiện ra trữ lượng tài nguyên lớn (khí đốt) của người Hà Lan, ví như người nhặt
được “của từ trên trời rơi xuống” làm cho giá trị ngành xuất khẩu khí đốt tăng vọt lên, ngành
khai thác phát triển mạnh, tỷ trọng xuất khẩu được nâng cao đáng kể, đóng góp cho GDP
tăng lên rất nhiều. Đây là mở đầu tốt đẹp cho ngành xuất khẩu nhưng liệu đối với các ngành
khác thì sao? Xuất khẩu tài nguyên tăng kéo theo giá mặt hàng xuất khẩu tăng đồng thời nội
tệ tăng giá. Điều này làm tăng tỷ giá hối đoái và tăng mức lương chung, từ đó tạo ra áp lực
đối với năng lực cạnh tranh của các ngành thương mại khác trong nền kinh tế.
Khi mức lương chung tăng lên thì thu nhập người dân tăng lên cùng lúc tỷ giá tăng nên
giá hàng ngoại nhập hạ xuống. Với tâm lý của người tiêu dùng thì lựa chọn hàng ngoại nhập
lúc bấy giờ là tối ưu. Tiêu dùng trong nước tăng lên nhưng không phải cho hàng hóa trong
nước mà là hàng hóa nhập khẩu ( giá rẻ hơn trước). Các nhà sản xuất đứng trước nguy phải
cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Điều này đòi hỏi họ phải giảm chi phí đầu vào, nâng cao kỹ
thuật công nghệ, nâng cao năng suất lao động. Muốn như vậy cần có sự đầu tư thích đáng
nhưng doanh thu của họ không những không tăng lên mà còn giảm xuống thì lấy đâu ra để
đầu tư.
Tỷ giá hối đoái tăng mang đến nguy cơ rủi ro cao cho các ngành công nghệ sử dụng vốn
nhiều, từ đó gây ra nguy cơ thất nghiệp cao cho xã hội. Tuy nhiên vấn đề này có thể được
giải quyết bằng cách phát triển khu vực dịch vụ có thể giúp bù đắp số việc làm đã mất của
ngành công nghiệp. Tuy nhiên, nhiều cơ hội việc làm tiềm năng trong ngành dịch vụ lại có
năng suất tương đối thấp, đồng nghĩa với mức lương thấp, dẫn tới làm tăng những căng
thẳng xã hội.
Sự gia tăng khu vực xuất khẩu tài nguyên ngày càng gây ra nhiều tác động xấu cho nền
kinh tế. Đến khi nguồn tài nguyên cạn kiệt, lợi thế so sánh không còn thì giá hàng hóa xuất
khẩu rớt giá, nguồn thu ngoại tệ sụt giảm đột ngột, trong khi các ngành khác bị bỏ bê, chưa
kịp thay đổi để thích nghi. Nền kinh tế đi đến chỗ khủng hoảng, từ từ tê liệt như một cơ thể
mà hệ miễn dịch bị tiêu diệt, không còn sức đề kháng.
Từ trường hợp của Hà Lan, chúng ta có thể khái quát toàn bộ triệu chứng của “căn bệnh
Hà Lan” như sau:
4
Căn bệnh Hà Lan –Thực trạng ở Việt Nam và giải pháp
Có thể nói một quốc gia khi thu được nguồn ngoại tệ lớn sẽ có thể dẫn đến 2 tác động
lớn: tác động về chi tiêu và tác động về lôi kéo nguồn lực.
*Tác động chi tiêu (Resource Spending Effect)
Khi nguồn ngoại tệ chảy vào trong nước một cách nhanh chóng ồ ạt sẽ làm cho lượng
cung ngoại tệ trở nên dồi dào trong khi cầu vẫn không đổi, tất yếu làm cho tỷ giá thay
đổi. Kết quả: đồng nội tệ lên giá, đồng ngoại tệ giảm giá, hàng hóa trong nước tăng
giá tương đối so với thế giới. Ngành công nghiệp xuất khẩu bị giảm khả năng cạnh
tranh trên thị trường thế giới; hàng hóa nhập khẩu trở lên rẻ hơn bao giờ hết, xuất hiện
tràn ngập ở thị trường trong nước và người dân đổ xô đi mua hàng nhập khẩu, nền sản
xuất trong nước bị thất bại do không cạnh tranh được ngay trên chính thị trường của
mình.
Kết quả là lượng nhập khẩu tăng mạnh; ngành hàng xuất khẩu phi tài nguyên giảm
xuống rõ rệt. Đây là triệu chứng thứ nhất của “căn bệnh Hà Lan”.
*Tác động lôi kéo nguồn lực (Resource Movement Effect)
Do thu nhập từ nguồn ngoại tệ lớn, nền kinh tế tập trung nguồn lực vào ngành khai
thác tài nguyên đó, không chú trọng đến các ngành công nghiệp – nông nghiệp vốn là
thế mạnh trước đây của mình nữa.
Nông nghiệp ít được chú trọng làm cho chất lượng và năng suất giảm. Công nghiệp
khai khoáng tài nguyên phát triển, thu nhập từ các ngành này tăng lên thu hút một bộ
phận lớn lao động từ các khu vực nông nghiệp và các ngành công nghiệp khác chuyển
NGUỒN THU LỚN
TÁC ĐỘNG LÔI
KÉO NGUỒN LỰC
CƠ CẤU
KINH TẾ
CƠ CẤU
LAO ĐỘNG
CĂN BỆNH HÀ LAN
VIỆC LÀM
TỶ GIÁ HỐI
ĐOÁI
TÁC ĐỘNG
CHI TIÊU
HOẠT ĐỘNG
XNK
5
Căn bệnh Hà Lan –Thực trạng ở Việt Nam và giải pháp
sang. Mặc dù cung lao động trong một số ngành công nghiệp khai thác tài nguyên
tăng lên nhưng do những lao động này không có trình độ tay nghề cao, chưa có tác
phong làm việc (do một phần lớn là lao động từ nông thôn chuyển sang), chính vì vậy
ngành công nghiệp khai khoáng chưa phải là hoạt động một cách hiệu quả.
Kết quả là làm cho một số ngành thì cung lao động quá nhiều, một số ngành thì thiếu
hụt lao động trầm trọng. Nền kinh tế bị mất ổn định, sản xuất trì trệ. Đây chính là triệu
chứng thứ hai của “căn bệnh Hà Lan”.
Như vậy, một quốc gia khi mắc vào “căn bệnh Hà Lan” thì nền kinh tế sẽ bị rơi vào tình
trạng lạm phát gia tăng (cung lương thực không đủ, cầu về lương thực gia tăng do thu nhập
tăng lên làm cho giá nông sản tăng, tất yếu làm cho các hàng hóa khác tăng giá); thu nhập
quốc dân (GDP) giảm xuống (do thu nhập chủ yếu chỉ là các ngành khai thác khoáng sản,
các ngành sản xuất khác không tạo ra được thu nhập hay thu nhập không đáng kể); tỷ trọng
xuất khẩu giảm xuống - nhập khẩu tăng lên; áp lực việc làm gia tăng, nền kinh tế đình đốn,
tiêu điều… Một khi tài nguyên cạn kiệt, nguồn thu ngoại tệ không còn, nhà nước sẽ không
có đủ ngoại tệ để duy trì nền kinh tế như lúc trước nữa, quả thật đây chính là thảm họa với
những nước đó.
IV.Giải thích “Căn bệnh Hà Lan”
1.Theo lý thuyết của Max Corden và Peter Neary
Mô hình cân bằng cục bộ của Corden và Neary dựa trên giả thiết rằng nền kinh tế quốc
dân có 2 khu vực xuất khẩu, trong đó 1 khu vực đang bùng nổ là khu vực khai thác tài
nguyên và 1 khu vực đang trì trệ (so với khu vực kia) là khu vực chế tạo. Ngoài ra, nền kinh
tế còn có 1 khu vực không xuất khẩu. Các giả thiết khác là tổng lực lượng lao động không
đổi, nền kinh tế trong trạng thái toàn dụng lao động, và tỷ giá hối đoái danh nghĩa cố định.
Khi các ngành khai thác bùng nổ, lượng cầu về lao động của khu vực này tăng lên, lao
động từ khu vực chế tạo sẽ chuyển sang khu vực khai thác tài nguyên làm khu vực chế tạo bị
thiếu cung lao động và trở nên suy thoái. Khi thu nhập của người lao động trong khu vực
khai thác tài nguyên tăng lên, họ tiêu dùng nhiều hơn khiến cho khu vực không xuất khẩu
được kích thích và mở rộng. Khu vực không xuất khẩu sẽ hút lao động từ khu vực chế tạo
sang, càng làm cho khu vực chế tạo bị bất lợi. Tiêu dùng các hàng hóa không xuất khẩu tăng
còn làm giá cả của các mặt hàng này tăng, khiến cho tỷ giá hối đoái thực tế tăng lên nếu tỷ
giá hối đoái danh nghĩa không đổi, gây bất lợi cho xuất khẩu của khu vực chế tạo. Khu vực
khai thác tài nguyên đẩy mạnh xuất khẩu cũng làm tương quan lượng cung nội tệ và ngoại tệ
trong nền kinh tế thay đổi theo hướng làm tăng tỷ giá hối đoái danh nghĩa, càng cản trở xuất
khẩu của khu vực chế tạo.
Sau này De Silva (1991) và Nnadozie (1991) đã mở rộng mô hình lên thành gồm 4 khu
vực. Một số nghiên cứu khác đã tìm cách nới lỏng các giả thiết trong mô hình của Corden và
Neary, chẳng hạn như giả thiết về toàn dụng lao động.
2.Theo mô hình Úc
Giả sử nền kinh tế đang cân bằng “hạnh phúc” ở điểm 1 là giao điểm của đường IB và
EB
1
. Khi có các khoản thu bất ngờ, nguồn cung hàng có thể ngoại thương có thể tăng lên ở
tại bất kỳ giá nào trên đường EB sẽ dịch chuyển sang phải. Trong hình, đường EB mới sẽ là
6
Căn bệnh Hà Lan –Thực trạng ở Việt Nam và giải pháp
EB
2
. Để hiểu rõ cơ chế điều chỉnh cân bằng khi có “của từ trên trời rơi xuống”, chúng ta sẽ
phân tích các tác động có thể xảy ra cho nền kinh tế trong trường hợp này.
Cơ chế điều chỉnh cho căn bệnh Hà Lan
Tác động chi tiêu: Nền kinh tế sẽ gia tăng tổng cầu vị hai nguyên nhân. Đầu tiên là do
cung tiền gia tăng (kéo theo lãi suất giảm) khi dòng vốn vào gia tăng và dự trự ngoại hối
chính thức tăng. Mặt khác khi có hiện tượng “của từ trên trời rơi xuống” thì doanh thu của
chính phủ và thu nhập của khu vực xuất khẩu bùng nổ tăng. Việc tăng cầu sẽ xảy ra, đẩy
mức giá P
n
tăng và nền kinh tế đi vào lạm phát. Nền kinh tế sẽ di chuyển từ điểm 1 sang
điểm 2, và điểm 2 là điểm nằm bên phải IB mô tả nền kinh tế có chênh lệch lạm phát.
Tác động tỷ giá: Sự tăng P
n
sau đó sẽ gây ra hai tác động. Một phần sẽ làm giảm chi
tiêu thực A và đồng thời làm P giảm do P
n
tăng ở cơ chế tỷ giá cố định. Tỷ giá thực P cũng
giảm nếu ở cơ chế tỷ giá danh nghĩa thả nổi bởi vì cung ngoại tệ lớn hơn sẽ đẩy giá ngoại tệ
xuống. Nền kinh tế lúc này sẽ di chuyển sang điểm 3 và tạm duy trì ở đó.
Cho đến lúc này, trục trặc của nền kinh tế vẫn chưa lộ rõ. Thậm chí nền kinh tế còn
đang tiêu dùng nhiều hơn mà không phải làm việc nhiều hơn, người dân trong nước có khả
năng kiểm soát nguồn lực nước ngoài nhiều hơn, nội tệ thì tăng giá. Tuy nhiên các nguồn lực
từ trên trời không thể duy trì mãi mãi. Hàng xuất khẩu giảm giá còn các nguồn vốn đi vào
cạn dần. Đường EB sẽ trở về đường EB1 ban đầu và nền kinh tế rơi vào trạng thái mất cân
bằng. Đó là vì:
7
EB
2
F>0
Dự trữ tăng
EB
1
A
IB
A
2
A
1
P
3
P
1
P
2
1
2
Căn bệnh Hà Lan –Thực trạng ở Việt Nam và giải pháp
Tác động lôi kéo nguồn lực: Khi chuyển từ điểm cân bằng 1 sang điểm cân bằng 3, nền
kinh tế đã có sự điều chỉnh do P giảm. Một số ngành xuất khẩu không nằm trong diện hưởng
thụ giá xuất khẩu tăng sẽ phải giảm quy mô sản xuất hay phá sản do trở nên kếm cạnh tranh
vì tỷ giá hối đoái thực giảm. Thất nghiệp tạm thời từ các ngành này sẽ xảy ra mặc dù họ có
thể chuyển sang các ngành sản xuất hàng N. Điều này càng tệ hại khi các ngành xuất khẩu
mất đi này có thể đang nằm trong giai đoạn đầu tư dài hạn và có thể tác động đến tăng
trưởng xuất khẩu sau này. Khi các nguồn thu bất ngờ mất đi, việc khôi phục những ngành
xuất khẩu này sẽ đòi hỏi một khoảng thời gian dài.
Tác động chi tiêu: Các khoản thu “từ trên trời” đã làm cho thị hiếu tiêu dùng thay đổi
theo hướng tiêu dùng quá mức. Khi các khoản tài trợ cho chi tiêu trước đây bất ngờ không
còn nữa, việc điều chỉnh tiêu dùng trong ngắn hạn cũng gặp khó khăn. Và chính điều này sẽ
làm cho cán cân ngoại thương thâm hụt.
*Ứng dụng các công cụ chính sách:
Để chữa trị căn bệnh này, chính phủ có thể cố gắng chuyển nền kinh tế quay lại điểm
cân bằng cũ tại điểm 1. Các công cụ chính sách được sử dụng phối hợp trong trường hợp này
là: Thứ nhất, phá giá nội tệ để đảm bảo tính cạnh tranh trong xuất khẩu nhằm khôi phục trở
lại các ngành xuất khẩu truyền thống đã đình đốn trước đây. Thứ hai, cắt giảm chi tiêu thông
qua các chính sách thắt chặt tiền tệ và thu chi ngân sách để giảm lạm phát (hạ thấp Pn hay ít
nhất là hạn chế sự gia tăng của nó).
Nghiên cứu căn bệnh Hà Lan cho thấy các nguồn thu ngoại tệ lớn có khả năng gây
bất ổn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, các quốc gia đang phát triển rõ ràng là không thể từ chối
chúng. Vấn đề ở đây là cách sử dụng nguồn lực này thông qua các biện pháp vĩ mô của chính
phủ. Thứ nhất là kiểm soát chi tiêu để tránh lạm phát. Chính phủ nên hạn chế việc dùng các
khoản thu này để tăng tiền lương hay các khoản phúc lợi mà sớm muộn gì cũng làm lạm phát
tăng mạnh.Chính phủ cũng nên hạn chế đầu tư vào các công trình khai thác không bền vững
mà thay vào đó là đầu tư cho các ngành sản xuất có tiềm năng để cải thiện năng lực cạnh
tranh xuất khẩu, hay chí ít cũng nên đầu tư vào các ngành thâm dụng lao động để có thể hấp
thu phần thất ngiệp cơ cấu do khu vực không hưởng lợi từ thị trường thế giới. Thứ hai là
kiểm soát tỷ giá hối đoái. Một chính sách phá giá nội tệ dần dần sẽ là giải pháp hợp lý tránh
những thay đổi trong cơ cấu sản xuất gây bất lợi cho nền kinh tế khi các nguồn thu bất ngờ
không còn nữa. Căn bệnh Hà Lan đã xảy ra ở Hà Lan do quốc gia này khám phá ra các mỏ
khí đốt, sau đó căn bệnh này lập lại tại hai nước có dầu như Indonesia và Nigeria. Indonesia
là một thuộc địa của Hà Lan nhưng đã khắc phục được các tác động bất lợi của căn bệnh Hà
Lan do thực hiện các chính sách khá phù hợp trong khuôn khổ EB-IB, trong khi đó Nigeria
lại thực hiện ngược lại và nền kinh tế của Nigeria trở nên tồi tệ hơn so với lúc trước khi
hưởng lợi do tăng giá dầu trên thế giới.
8
Căn bệnh Hà Lan –Thực trạng ở Việt Nam và giải pháp
Chương II. Thực trạng Căn bệnh Hà Lan ở một số nước
oOo
Căn bệnh Hà Lan có thể xuất phát từ các mầm mống khác nhau nhưng chung quy lại là
vấn đề một lượng lớn ngoại tệ đổ vào trong nước gây nên các biến động của tỷ giá hối đoái,
các cân thương mại xuất nhập khẩu, cơ cấu ngành nghề, thất nghiệp, tham nhũng…
I. Vấn đề tài nguyên
Các nước sở hữu một nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào có rất nhiều lợi thế
(Nigeria, Indonexia, các tiểu vương quốc Ả rập, Canada ). Trước hết, những quốc gia này
có thể khai thác và thương mại hóa tài nguyên thiên nhiên, và từ đó tạo ra nguồn thu từ xuất
khẩu. Đối với những nước cùng kiệt và kém phát triển, nguồn thu từ xuất khẩu tài nguyên thiên
nhiên còn cho phép quốc gia nhập khẩu những mặt hàng thiết yếu mà nước đó không thể tự
sản xuất được, từ đó giúp nâng cao đáng kể phúc lợi xã hội. Kim ngạch xuất khẩu tài nguyên
tăng cũng sẽ cho phép một quốc gia nhập khẩu nhiều hơn. Tiềm năng nhập khẩu cao hơn
không chỉ góp phần nâng cao mức sống vì người tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn hơn, mà
đặc biệt còn cho phép mua sắm nhiều tư liệu sản xuất hơn.
Tuy nhiên, viễn cảnh không đơn giản chỉ dừng ở sự tươi đẹp đó.Một quốc gia bỗng
nhiên phát hiện ra một lượng lớn tài nguyên thiên nhiên sẽ bắt đầu xuất khẩu ồ ạt tài nguyên
vừa tìm được; tỷ trọng ngành khai thác tài nguyên trong tổng giá trị xuất khẩu của nước đó
tăng tương đối nhanh.Và xuất khẩu tài nguyên tăng sẽ có xu hướng làm tăng tỷ giá hối đoái
và/hay tăng mức lương chung, từ đó tạo ra áp lực đối với năng lực cạnh tranh của các ngành
thương mại khác trong nền kinh tế. Việc đồng nội tệ tăng giá có thể làm tăng sức mua của
người dân (vì hàng hoá nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn) và do đó nâng cao mức sống của người
dân. Tiêu dùng tăng sẽ giúp thúc đẩy sản xuất. Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh của các
ngành sản xuất hàng hoá không dựa vào tài nguyên sẽ bị đe doạ. Để có thể tiếp tục xuất khẩu
hay cạnh tranh với hàng nhập khẩu, năng suất lao động của những ngành này phải tăng đủ
nhanh để duy trì khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế. Mặc dù năng suất lao động tăng là
một dấu hiệu khả quan, việc tăng tỷ giá hối đoái có thể là rủi ro tiềm tàng, tác động đến mức
cân bằng về việc làm. Việc đồng nội tệ mạnh lên sẽ dẫn đến một mô hình sản xuất sử dụng
nhiều vốn và ít lao động hơn trong các ngành công nghiệp khác, khiến việc làm trong ngành
công nghiệp giảm, trong khi các ngành dựa vào tài nguyên thường tạo ra rất ít việc làm
nhưng công nghiệp khai khoáng tài nguyên phát triển, thu nhập từ các ngành này tăng lên thu
hút một bộ phận lớn lao động từ các khu vực nông nghiệp và các ngành công nghiệp khác
chuyển sang. Do thu nhập từ nguồn ngoại tệ lớn, nền kinh tế tập trung nguồn lực vào ngành
khai thác tài nguyên đó, không chú trọng đến các ngành công nghiệp – nông nghiệp vốn là
thế mạnh trước đây của mình nữa. Nông nghiệp ít được chú trọng làm cho chất lượng và
năng suất giảm.
Bên cạnh đó, việc xuất khẩu dầu mang lại quá nhiều tiền, chính phủ không cần đến
khoản thuế mà người dân nộp vào để tạo ra sự cân bằng ngân sách,cũng chẳng cần nghe đến
ý kiến của người dân. Họ có tiền để chi phối các hoạt động xã hội, an ninh quốc phòng…
9
Căn bệnh Hà Lan –Thực trạng ở Việt Nam và giải pháp
Người dân thì có nhiều tiền để mua hàng nước ngoài vì giá rẻ. Khi đó, tâm lý “của trời cho”
dẫn đến tiêu xài hoang phí, không mục đích của cả người dân lẫn chính phủ, chính phủ tha
hồ đổ tiền đầu tư vào những dự án, công trình không mang lại hiệu quả kinh tế, sản xuất
những mặt hàng không có tính thương mại, vấn đề tham nhũng nổi lên và cả vấn đề tính dân
chủ dần bị mất đi bởi người lãnh đạo nghĩ đến cách kiểm soát nguồn dầu để bỏ tiền vào túi
mình thay vì lo việc giáo dục dân chúng và xây dựng dân chủ.
Như vậy, một quốc gia khi mắc vào “căn bệnh Hà Lan” thì nền kinh tế sẽ bị rơi vào tình
trạng lạm phát gia tăng (giá lương thực tăng cao do nguồn cung giảm mạnh dẫn đến sự tăng
giá của nhiều mặt hàng thiết yếu khác); thu nhập quốc dân (GDP) giảm xuống do thu nhập
chủ yếu là từ khu vực khai thác tài nguyên, các ngành sản xuất khác không tạo ra được thu
nhập hay thu nhập không đáng kể) và sự bất bình đẳng trong thu nhập; thâm hụt thương mại
gia tăng; căng thẳng về vấn đề thất nghiệp và việc làm , nền kinh tế tiêu điều.Tệ hại hơn khi
vấn đề nguồn tài nguyên có nguy cơ cạn kiệt hay giá xuất khẩu tài nguyên giảm mạnh, đất
nước sẽ không còn đủ ngoại tệ duy trì nền kinh tế như trước dẫn đến nợ nần, gánh nặng thuế,
thu nhập và hàng loạt hậu quả khác đè lên vai người dân, nền kinh tế rơi vào suy thoái và
khủng hoảng.
Thuật ngữ “lời nguyền của tài nguyên” ( the resource curse) thật không sai để chỉ
những thử thách chẳng dễ dàng chút nào mà các nước nhận được “của trời cho” này phải
đương đầu.Bằng chứng là qua các số liệu quốc tế cho thấy,sự phát triển ì ạch, giảm công
nghiệp hóa, tỷ lệ tiết kiệm thấp, phát triển con người trì trệ, năng suất chung giảm, đều là đặc
trưng chung của các nước giàu tài nguyên.
10
Căn bệnh Hà Lan –Thực trạng ở Việt Nam và giải pháp
*Trường hợp nghiên cứu
1.Nền kinh tế Nigeria và “Lời nguyền của dầu mỏ ”
Nigeria- một thuộc địa cũ của Anh đã giành được độc lập từ năm 1960. Nigeria nằm ở
bờ biển phía Tây của lục địa Châu Phi. Đây cũng là một nước đông dân nhất Châu Phi. Dân
số ở nước này chia thành hai nhóm tôn giáo và sắc tộc khác nhau dẫn đến tình trạng luôn có
các xung đột về tôn giáo, khu vực và sắc tộc. Mặc dù Nigeria là một nền kinh tế cơ bản dựa
trên sản xuất nông nghiệp. Vào đầu những năm 1970, Nigeria phát hiện ra trữ lượng dầu mỏ
lớn thì đây là nguồn tài nguyên quan trọng bậc nhất đối nền kinh tế cúa đất nước này.
Việc khai thác dầu để xuất khẩu đã đem lại cho Nigeria một lượng ngoại tệ cực kì lớn bởi
90% kim ngạch xuất khẩu của nước này là từ xuất khẩu dầu (nhất là vào giai đoạn 73 – 74 :
giá dầu tăng lên gấp 4 lần so với trước đó, giai đoạn 79 – 80 : giá dầu lại tăng thêm gấp đôi)
11
Căn bệnh Hà Lan –Thực trạng ở Việt Nam và giải pháp
Các nhà khai thác ồ ạt tăng sản lượng dầu xuất khẩu, nhưng cũng chính điều này làm
cho giá trị đồng nội tệ tăng lên do cung nội tệ không đáp ứng đủ lượng cung ngoại tệ tăng
nhanh quá mức, kết quả là tỷ giá hối đoái bị tác động thay đổi khó lòng kiểm soát. Và do đó,
người dân bắt đầu đổ xô vào việc tiêu dùng hàng nhập khẩu do hàng hóa nhập khẩu rẻ đi một
cách tương đối so với hàng nội địa do giá nội tệ tăng. Lao động từ các khu vực sản xuất khác
đổ xô vào khu vực khai thác tài nguyên gây nên sự mất cân bằng. Còn sức sản xuất hàng hóa
công nghiệp và nông nghiệp trong nước không thể cạnh tranh với thế giới do chi phí sản xuất
tăng cao quá mức,hàng nhập lại rẻ mạt, nền sản xuất nội địa gần như bị thủ tiêu. Đặc biệt,
với nguồn lợi nhuận lớn thu được từ dầu mỏ, chính phủ nước này đã tăng cường đầu tư
cho quốc phòng (trang bị vũ khí, lực lượng quân sự), giải quyết vấn đề nội chiến sắc tộc,
phung phí tiền của để đầu tư vào các dự án không hiệu quả…Có thể thấy rõ điều trên đây
qua biểu đồ 2 về tỷ lệ chi tiêu công của chính phủ trên khỏan “Oil windfall” này.
12
Căn bệnh Hà Lan –Thực trạng ở Việt Nam và giải pháp
Hậu quả là vào đầu những năm 80, thâm hụt thương mại gia tăng (giai đoạn 81 – 84
thâm hụt ngân sách chiếm 12% so với GDP), lạm phát tăng cao, tỷ giá hối đoái tăng không
thể kiểm soát (tỷ giá hối đoái thực giai đoạn này tăng gấp 3 lần so với giai đoạn 70 – 72),vấn
đề thất nghiệp, tăng trưởng GDP (không kể dầu) chỉ đạt 5.3% ( tương đương với 60% của 5
năm trước khi khám phá ra dầu), GDP/người giảm sút trầm trọng, sự giàu có chỉ tập trung
vào một số ít người trong khi người lao động sản xuất trong các khu vực công nghiệp và nhất
là nông nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề tác động của khu vực kinh tế thịnh vượng nhờ dầu
mỏ, người dân sống trong sự cùng kiệt khổ, bần cùng (Theo Ngân hàng Thế giới (WB), tại
Nigeria phần lớn tài sản liên quan đến dầu mỏ thuộc về 1% dân số, trong khi đa số dân còn
lại sống ở mức 1 USD/người mỗi ngày. Người ta ước tính khoảng 300-400 tỉ USD đã được
các chính phủ Nigeria tham nhũng và chi tiêu phung phí kể từ khi phát hiện ra dầu mỏ vào
những năm 1960, tức bằng tổng số tiền viện trợ của phương Tây cho toàn châu Phi trong
cùng thời gian ấy), nền kinh tế bị suy thoái nặng nề không thể vực dậy, và cho đến bây giờ
những hậu quả đó vẫn còn. mặc dù mỗi ngày Nigeria sản xuất được 2 triệu 4 thùng dầu thô,
phần lớn dân chúng vẫn sống trong cùng kiệt đói, phân biệt tôn giáo và săc tộc gay gắt, nợ nước
ngoài rất lớn. Giờ đây, quốc gia đã từng là nhà xuất khẩu ngũ cốc này đang thiếu quan tâm
tới nông nghiệp tới mức phải nhập khẩu hầu hết nhu cầu lương thực.Đất nước Nigeria được
biết đến không phải bởi ấn tượng xuất khẩu dầu mỏ thứ năm trong OPEC mà là một trong
những nước cùng kiệt nhất thế giới, đất nước có biểu hiện rõ rệt của căn bệnh Hà lan.
Kazakhstan, Cazakhstan, Ả rập, Mexico cũng gặp phải những vấn đề tương tự như Nigeria
khi phát hiện ra được nguồn dầu mỏ và tài nguyên khoáng sản lớn.
2.Indonesia: Ứng xử kịp thời
Cuộc khủng hoảng năng lượng 1973-1974 gây nên sự bùng nổ giá dầu làm cho Inonesia
thu được một nguồn ngoại tệ lớn nhờ xuất khẩu dầu mỏ làm cho GDP tăng rất cao (73-
13
Căn bệnh Hà Lan –Thực trạng ở Việt Nam và giải pháp
74 là 16%, 79-80 là 23%),tỷ giá hối đoái lên cao, và hàng loạt vấn đề khác như tham nhũng
bùng nổ đi kèm với những khoản tín dụng trực tiếp, những khoản đầu tư không mang ý nghĩa
kinh tế…
Nhưng không như Nigeria, Indonesia đã sớm nhận thức được tình hình đất nước nên đã
đưa ra những chính sách thay đổi: phá giá đồng tiền kịp thời rồi thả nổi tỷ giá, thực hiện
chính sách thu hẹp tài khóa (giảm trợ cấp cho sản phẩm từ dầu, giảm chi tiêu công, tăng đầu
tư cho phát triển nông nghiệp, nông nghiệp được ứng dụng công nghệ hiện đại, năng suất
chất lượng tăng cao), chính sách thắt chặt tiền tệ (phát hành trái phiếu). Bên cạnh đó chính
phủ còn sử dụng nhiều biện pháp điều hòa nền kinh tế rất hiệu quả như: đảm bảo cân bằng
thu – chi, cam kết dự trữ ngoại hối hợp lý…
Kết quả: lạm phát được kiểm soát, giai đoạn 82-83 sản lượng lương thực/người tăng
33% so với những năm 1970, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống, khu vực nông nghiệp tạo ra rất
nhiều việc làm cho người lao động. Nền kinh tế vượt qua được căn bệnh Hà Lan và đi vào ổn
định.
II. Vấn đề vốn
Vốn ở đây bao gồm viện trợ, ODA, FDI, các khoản cho vay hỗ trợ của WB…
Khi các nguồn ngoại tệ từ các nước phát triển được đưa đến cho các nước cùng kiệt đói và
các nước đang phát triển tăng vọt, nếu không có chính sách sử dụng, quy hoạch thu hút, quản
lý hiệu quả các luồng tiền này để xảy ra tình trạng thất thoát, lãng phí; xây dựng chiến lược,
quy hoạch thu hút và sử dụng vốn ODA vào các lĩnh vực chưa hợp lý; trình độ quản lý thấp,
thiếu kinh nghiệm trong quá trình tiếp nhận cũng như xử lý, điều hành dự án… thì hàng loạt
vấn đề lớn sẽ nảy sinh đe dọa đến kinh tế nước tiếp nhận khi lượng ngoại tệ lớn đổ vào
gây áp lực lên tỷ giá, lạm phát gia tăng, giá hàng hóa trong nước tăng lên khiến cho hiệu quả
và chất lượng các công trình đầu tư bằng nguồn vốn này thấp, cán cân thương mại xấu đi,
đẩy nước tiếp nhận ODA vào tình trạng nợ nần, vấn đề khủng hoảng nợ như đã từng xảy ra ở
Mexico (1994), Achentina (1999-2001). Có thể kể đến trường hợp của Ai Cập, khi nhận
được viện trợ lớn từ chính phủ mỹ đầu những năm 1970, Israel đầu những năm 1980 với
những khoản tài trợ quá mức, chính phủ dùng tiền chi tiêu không hiệu quả đẫ khiến đất nước
này phải đối mặt với lạm phát phi mã trên 100%, thâm hụt thương mại tăng cao, chính phủ
dùng tiền chi tiêu cho các cuộc chiến tranh và xung đột gây tổn thương cho nền kinh tế quốc
gia.
14
Căn bệnh Hà Lan –Thực trạng ở Việt Nam và giải pháp
Theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu quốc tế thì viện trợ phát triển chính thức
(ODA) là mảnh đất màu mỡ của tệ nạn tham nhũng và các biến tướng của nhiều dạng thao
túng, biển thủ ngân quỹ viện trợ bởi tham nhũng là vấn đề của mọi quốc gia trong giai đoạn
phát triển mà những nước này lại là những nước sử dụng nhiều ODA, bởi vậy, ODA tạo
thuận lợi cho các dạng tham nhũng nảy sinh và phát triển: bản chất tích cực của ODA là hỗ
trợ sự phát triển đã bị nước tiếp nhận nhầm lẫn, nhận thức hạn chế hay cố tình nhầm lẫn về
thực chất của nguồn vốn ODA, rằng ODA là nguồn vốn hỗ trợ phát triển - đồng nghĩa với
cho không, quà tặng , nhưng trên thực tế thì phần lớn nguồn ODA là vốn vay, còn phần cho
không (ODA không hoàn lại) chỉ chiếm một tỷ trọng rất hạn chế trong tổng vốn. Ví như ở
một số nước Mỹ - Latinh, mà điển hình là đất nước Pêru - một trong những nước đứng đầu
về nhận viện trợ ở khu vực Mỹ - Latinh, chiếm vị trí thứ nhất trong mức độ hợp tác với nhiều
nước lớn như Mỹ, Nhật Bản, Đức, Hà Lan Thế nhưng cho đến nay, đất nước này vẫn nằm
trong diện các nước kém phát triển nhất, bởi đất nước này đã từng có những cựu Tổng thống
như ông Alan Garcia cùng nội các của ông ta, liên tục bị giới truyền thông tố cáo vì tội tham
nhũng và có liên quan đến những vụ bê bối tài chính viện trợ, đồng thời, ở đất nước này,
ngân quỹ viện trợ còn được sử dụng làm quà biếu, tặng trong những chuyến công du của
Tổng thống
*Trường hợp nghiên cứu
1.Các nước châu Phi
(Sat, Bu-run-đi, Ca-mơ-run, U-gan-đa, Buốc-ki-na Pha-xô, Bê-nanh, Ê-ti-ô-pi-a, Ma-la-
uy, Ma-li, Mô-ri-ta-ni, Nigeria) nổi tiếng là nơi tiếp nhận cứu trợ, viện trợ nhiều nhất thế
giới.
Tham nhũng viện trợ và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang trở thành vấn đề nóng hổi
ở châu Phi. Theo đánh giá của Ngân hàng Phát triển châu Phi, tham nhũng gây mất mát, thất
thoát, xấp xỉ 50% doanh thu từ thuế và khiến cho các khoản vay nợ nước ngoài trở nên
không hiệu quả. Đặc biệt, các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng chiếm xấp xỉ 70% tổng số các
vụ tham nhũng. Ước tính hằng năm có tới 30 tỉ USD tiền viện trợ nước ngoài dành cho châu
Phi bị thất thoát và được gửi vào các ngân hàng nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài
thường rất nản lòng khi đầu tư vào châu Phi bởi tham nhũng kéo theo chi phí đầu tư gia tăng,
15
Căn bệnh Hà Lan –Thực trạng ở Việt Nam và giải pháp
thời gian đầu tư bị đình trệ cùng những hậu quả kinh tế khác đối với nhà đầu tư. Các nước
viện trợ, giúp đỡ cho châu Phi cũng dần mất lòng tin vào hiệu quả của các nguồn vốn này
nên nguy cơ một khi các khoản viện trợ, đầu tư bị giảm, bị cắt thì cơ hội để phát triển, để
thoát đói cùng kiệt cho các nước này sẽ không còn nữa.
Bên cạnh đó còn là vấn đề mục đích sử dụng các nguồn tiền từ nước ngoài của chính
phủ và người dân lục địa này. Đó là đầu tư lãng phí, bất hợp lý (phục vụ cho các cuộc chiến
tranh xung đột, dùng tiền chi cho tiêu dùng hoang phí và những nhu cầu thiết yếu hơn là đầu
tư phát triển lâu dài: đầu tư cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế, đào tạo con người, đẩy lùi
dịch bệnh hay các vấn đề phúc lợi xã hội…)
Hậu quả là các thành tựu xóa đói giảm cùng kiệt bị vô hiệu hóa, gia tăng bất công xã hội,
làm giàu cho một bộ phận lãnh đạo, cản trở việc xúc tiến quá trình dân chủ hóa, cách biệt
giàu cùng kiệt rất lớn, người dân vẫn đối mặt với đói nghèo, dịch bệnh, mù chữ, gánh nặng nợ
nần, xung đột triền miên…Quen với thái độ ỷ lại, trông chờ vào các nguồn viện trợ và khai
thác tài nguyên sẵn có, cứ thế các nước này triền miên trong cảnh cùng kiệt  nhận viện trợ 
tiêu xài hết  đói cùng kiệt  trông chờ viện trợ…
Đây cũng chính là những “triệu chứng” của “căn bệnh Hà Lan” xuất phát từ sử
dụng vốn và viện trợ.
2.Trung Quốc
Nhìn bề ngoài, nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển rất ấn tượng. Mục tiêu của quốc
gia này là đạt được những thành tựu thật nổi bật nhằm chiếm lĩnh một vị trí đặc biệt trên thế
giới. Tuy nhiên, bên trong nó là những tiềm ẩn của hội chứng Hà Lan khá nhức nhối cần
phải giải quyết.
Trung Quốc dường như đang ít dần sự quan tâm đến những vấn đề khác của quốc gia
mình, mà trên thực tế đó lại là những vấn đề rất cấp thiết, như ô nhiễm môi trường, sự mất
cân bằng về thu nhập và giới tính. Tỷ lệ thu nhập và tỷ lệ tăng trưởng việc làm tăng cao trong
những thập kỷ qua ở Trung Quốc đã giúp cho 300 triệu người dân thoát nghèo. Tuy nhiên,
tình trạng đói cùng kiệt vẫn đang kéo dài dai dẳng đối với 200 triệu người ở các vùng nông
thôn. Khoảng cách giữa thành thị và nông thôn Trung Quốc đang ngày càng bị nới rộng. Nếu
tính mức độ bình đẳng trong phân phối thu nhập theo Chỉ số Gini (mức bằng 0 tương ứng
với "hoàn toàn bình đẳng", mức bằng 1 tương ứng với 'hoàn toàn không bình đẳng") thì
Trung Quốc hiện nay đang tiến rất nhanh đến mức 0,6 mức cao nhất trên thế giới.Cuộc sống
16
Căn bệnh Hà Lan –Thực trạng ở Việt Nam và giải pháp
của 50% dân số Trung Quốc, những nông dân không có bảo hiểm y tế hay lương hưu, những
người không được sở hữu ruộng đất của mình và vẫn phải nộp những khoản thuế trực tiếp
hay gián tiếp vẫn rất khó khăn, những người nông dân này trồng trọt chăn nuôi trên ruộng
đất theo những hợp đồng dài hạn. Những nhà quản lý có quyền bán đất theo những quy định
trong hợp đồng này. Những cơ quan quản lý địa phương này có thể dùng lợi nhuận thu được
để tiếp tục đầu tư vào những khu vực có tỷ suất lợi nhuận cao, mặc cho những nỗ lực hạ
nhiệt nền kinh tế của Bắc Kinh.
Căn bệnh này bắt nguồn từ kim ngạch xuất khẩu lớn về hàng hóa đòi hỏi nhiều
sức lao động (thặng dư xuất khẩu của Trung Quốc kể từ những năm 1980 đã lên tới 386 tỷ
USD và tổng lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đổ vào Trung Quốc là 994 tỷ USD) cộng
với nguồn vốn đầu tư dồi dào từ nước ngoài, đấy là yếu tố không chỉ ảnh hưởng tới tỷ giá hối
đoái mà còn tới quy trình ra quyết định của chính phủ. Trong khi đó, các định chế tài chính
chưa đủ hoàn thiện để phản ứng lại tình trạng này. Lượng ngoại tệ đổ vào dồn dập liên tục
trong khi tỷ giá hối đoái vẫn được định giá quá thấp và cố định một cách tương đối cùng với
những định chế tài chính yếu kém không chỉ khiến cho chính quyền trung ương mất khả
năng kiềm chế sự bùng nổ đầu tư đang liên tục diễn ra mà bên cạnh đó, tình trạng này còn
khuyến khích những hành động tìm kiếm đặc lợi, tham nhũng và bất ổn ở nông thôn. Hơn
nữa, với lượng dự trữ ngoại tệ trên một nghìn tỷ USD, chính phủ Trung Quốc cảm giác khó
khăn trong việc hạ nhiệt nền kinh tế. Hiện tại, các khoản đầu tư đã tương đương với 40%
GDP. Những điều này làm giảm mức độ hiệu quả của nền kinh tế (làm giảm tỷ suất lợi
nhuận), hoạt động đầu tư kém hiệu quả, thiếu sự suy xét và cân nhắc được khuyến khích phát
triển. Nhiều quốc gia khác cũng đã từng phải đối mặt với tình trạng này.
17
Căn bệnh Hà Lan –Thực trạng ở Việt Nam và giải pháp
Chương III. Thực trạng và giải pháp cho Căn bệnh Hà Lan ở
Việt Nam
oOo
I. Căn bệnh Hà Lan và nguốn vốn từ nước ngòai ODA, FDI
1.Nguồn vốn đầu tư nước ngoài có thể dẫn đến triệu chứng căn bệnh Hà Lan
Ở các nước đang phát triển nói chung cũng như Việt Nam nói riêng, nguồn vốn nước
ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời
sống nhân dân. Tuy nhiên, nếu như chính phủ các nước không sử dụng nguồn vốn này đúng
cách và hiệu quả nó sẽ dẫn đến tác dụng ngược, đặc biệt đó là dẫn đến những triệu chứng của
căn bệnh Hà Lan như tăng trưởng kinh tế chậm, ,lạm phát tăng, và tăng giá trị của đồng tiền
cũng như tỷ giá hối đoái thực tăng gây hại đến khu vực xuất khẩu.
ODA
Mục tiêu của ODA để giúp đỡ phát triển cơ sở hạ tầng và xây dựng vốn nhân lực thông
qua tài trợ nhập khẩu, giảm gánh nặng nợ nước ngoài, tăng tỷ lệ dự trữ ngoại tệ. Đầu tư cơ sở
hạ tầng và nguồn vốn nhân lực giúp khuyến khích phát triển khu vực tư nhân dẫn đến tăng
trưởng kinh tế và giảm đói cùng kiệt cho nước nhận.
18
Căn bệnh Hà Lan –Thực trạng ở Việt Nam và giải pháp
1.1 Tác động đến kinh tế
Chính phủ tiêu dùng bằng cách đổi tiền ngoại tệ có được từ viện trợ cho ngân hàng
trung ương ra đồng nội tệ để mua hàng hóa và dịch vụ nội địa. Việc này dẫn đến giá của
hàng hóa trong nước phi ngoại thương tăng, do cầu trong nước tăng trong khi cung không
đổi do hàng hóa phi ngoại thương không nhập khẩu. Đến lượt nó, việc tăng giá đầu ra của
mặt hàng phi thương mại dẫn đến giá đầu vào như lương cũng tăng. Khi giá đầu vào tăng vơi
mặt hàng thương mại, xuất nhập khẩu mà giá đầu ra của các mặt hàng này được quy định bởi
giá quốc tế , do đó lợi nhuận của các công ty này bị giảm. Sự tăng giá của mặt hàng thương
mại so với phi thương mại dẫn đến việc tăng tỷ giá hối đoái thực, trong khi tỷ giá hối đoái
danh nghĩa giảm, cũng như tăng giá trị của đồng nội tệ tăng. Điều này lại làm giảm khả năng
cạnh tranh của ngành xuất khẩu.
 Kết quả 1 : khu vực xuất khẩu bị kìm hãm do lợi nhuận giảm, khả năng cạnh tranh
giảm so với các nước và do đó tài nguyên chuyển từ khu vực thương mại (tradable sector)
sang khu vực phi thương mại (non-tradable sector)
 Kết quả 2: lạm phát xảy ra, người có thu nhập thấp và trung bình là những người
chịu ảnh hưởng nhiều nhất, đời sống người dân không những không được cải thiện mà lại
càng khó khăn
1.2 Tác động đến xã hội
Thứ nhất, qua nghiên cứu cho thấy nguồn viện trợ lớn có thể vượt quá khả năng quản lý
của chính phủ gây lãng phí, những chương trình dự án không hiệu quả.
Thứ hai, nguồn vốn tăng làm giảm sự khuyến khích có những chính sách tốt hay cải
cách những khu vực, tổ chức, thể chế kém hiệu quả.
Thứ ba, kinh nghiệm chỉ ra rằng sự phụ thuộc vào viện trợ làm yếu tính trách nhiệm
giải trình, khuyến khích việc tìm kiếm đặc lợi, ưu đãi từ chính phủ mà không chịu cải cách
để hoạt động hiệu quả hơn, tham nhũng tăng; hơn nữa, sự gia tăng viện trợ làm cản trở sự
phát triển của xã hội.
19
Căn bệnh Hà Lan –Thực trạng ở Việt Nam và giải pháp
FDI
FDI mang lại cho nước nhận nhiều ưu điểm như bổ sung nguồn vốn quan trọng để đáp
ứng nhu cầu đầu tư phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động,
nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tăng ngân sách
nhà nước, tạo việc làm và cải thiện nguồn nhân lực,….Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm
này FDI cũng mang những “ mầm mống” và những hậu quả cho nền kinh tế qua những sơ hở
trong quản lý của nhà nước dẫn đến những tác dụng ngược, không những không thúc đẩy
tăng trưởng mà làm cho nền kinh tế phát sinh nhiều thiệt hại có thể gây thâm hụt can cân
thương mại, lạm phát. Về xã hội, gây ra mất cân đối giữa các ngành nghề hay cá vùng lãnh
thổ, tạo ra bất bình đẳng xã hội, ô nhiễm môi trường,…
2.Triệu chứng thể hiện căn bệnh Hà Lan ở Việt Nam từ ODA và FDI
2.1 Thâm hụt cán cân thương mại
Khối doanh nghiệp FDI cũng chính là khối có kim ngạch xuất khẩu rất lớn nhưng cũng
là nhóm doanh nghiệp “đóng góp” đáng kể vào con số nhập siêu.
Bảng 1: Trị giá xuất khẩu theo khu vực kinh tế
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Phân theo khu vực kinh tế
Khu vực kinh tế trong nước
(%) 53.0 54.8 52.9 49.6 45.3 42.8 42.1
Khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài
(%) 47.0 45.2 47.1 50.4 54.7 57.2 57.9
Bảng 2: Trị giá nhập khẩu theo khu vực kinh tế
Nguồn: Tổng cục thống kê
Qua 2 bảng trên ta thấy, mức đóng góp vào xuất nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp
đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng tăng và chiểm tỷ trọng cao trong cơ cấu.
Giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI năm 2008 đạt 24,465 tỷ USD, chiếm
khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, nhưng khối doanh nghiệp này cũng nhập
khẩu tới 28,458 tỷ USD. Tổng nhập siêu xấp xỉ 4 tỷ USD của khối này đã chiếm gần 1/4
thâm hụt thương mại của Việt Nam năm 2008.
 FDI góp phần làm thâm hụt cán cân thương mại
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Phân theo khu vực kinh tế
Khu vực kinh tế trong nước
(%) 72.2 69.3 66.1 65.1 65.3 62.9 63.3
Khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài(%) 27.8 30.7 33.9 34.9 34.7 37.1 36.7
20
Căn bệnh Hà Lan –Thực trạng ở Việt Nam và giải pháp
2.2 Lạm phát
Năm 2007-2008 là 2 năm đánh dấu công tác kiếm chế lạm phát của chính phủ Việt
Nam. Lạm phát trong 2 năm này tăng cao đến 2 con số (năm 2007 lạm phát là 12.63%). Một
trong những nguyên nhân gây ra lạm phát trong năm 2007-2008 ở nước ta là do dòng vốn
đầu tư nước ngoài như ODA và FDI đổ vào thị trường lớn: năm 2007 là năm đầu tiên một
lượng ngoại tệ rất lớn đổ vào Việt Nam, từ vốn trực tiếp, gián tiếp, ODA, thu từ dịch vụ qua
biên giới, kiều hối khiến tổng lượng ngoại tệ đổ vào Việt Nam năm qua lên tới trên dưới 25
tỉ USD. Nhưng do chính sách tài chính, tiền tệ tiền tệ còn lỏng lẻo, chưa hợp lý, quản lý còn
yếu kém, tốc độ giải ngân chậm làm cho tiền “ứ đọng”, không kiểm soát được làm cho cung
tiền tăng lên đáng kể gây ra lạm phát.
Hơn nữa, lạm phát 2007- 2008 còn do nguyên nhân cầu kéo, mà một trong những thị
trường làm đẩy giá tăng lên đó là do bất động sản.Nguồn FDI đầu tư vào thị trường bất động
sản Theo Thời báo kinh tế (số 126), FDI đăng ký trong 5 tháng đầu năm 2008 là 15,3 tỷ,
trong đó 12,28 tỷ tập trung vào đầu tư bất động sản và khu vui chơi giải trí chiếm 83,4%,
lĩnh vực công nghiệp chỉ chiếm 16,02%, còn lại là lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp. Việc
đầu tư của nước ngoài vào thị trường bất động sản, kéo theo người dân đổ xô vào làm cho
giá nhà đẩy lên gấp nhiều lần.
2.3 Chuyển giao công nghệ
Đa số các nước đầu tư chủ yếu vào Việt Nam là các nhà đầu tư châu Á, không phải là
những nước phát triển lớn, họ chuyển giao những công nghệ lỗi thời, thậm chí còn lợi dụng
những kẽ hở của luật pháp còn chưa chặt chẽ để chuyển giao những công nghệ gây ô nhiễm
môi trường. Bên cạnh đó, họ đầu tư vào những lĩnh vực mà họ bị hạn chế không cho đầu tư
tại nước của họ do gây ô nhiễm môi trường hay thiệt hại đến sức khỏe cộng đồng, Việt
Nam đang đối mặt với những thách thức, trong đó đặc biệt nghiêm trọng là nạn "xuất khẩu"
ô nhiễm môi trường từ các nước phát triển trên thế giới đang ngày càng gia tăng. Theo Tổng
cục Môi trường Vịêt Nam, hiện đang có tình trạng chuyển các ngành gây ô nhiễm môi
trường nặng nề từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển thông qua FDI.Việc
“xuất khẩu” ô nhiễm này mang lại cho các tập đoàn đa quốc gia một lợi thế cạnh tranh mới
nhờ giảm chi phí sản xuất. Nguyên nhân của tình trạng này là do chi phí để khắc phục ô
nhiễm môi trường tại các nước phát triển rất cao. Do vậy, chính phủ ta cần có những giám
sát và quản lý chặt chẽ đối với các dự án đầu tư FDI, kiên quyết không chấp nhận các dự án
21
Căn bệnh Hà Lan –Thực trạng ở Việt Nam và giải pháp
FDI gây ô nhiễm môi trường. Do đó, những dự án đầu tư này không những không góp phần
giúp tăng trưởng kinh tế mà còn gây ra những tác động tiêu cực đến kinh tế và xã hội.
2.4 Mất cân đối giữa các ngành và các vùng lãnh thổ
Các tỉnh thành trong nước cạnh tranh để thu hút vốn FDI,ODA trong khi nhà nước
không có một kế hoạch hay một định hướng đúng đắn thì sẽ gây kìm hãm cho các vùng nói
riêng và cả nước nói chung. Những dự án FDI,ODA thâm dụng lao động do tranh thủ giá lao
động rẻ sẽ không góp phần làm tăng trưởng kinh tế mặc dù nó góp phần giải quyết việc làm
nhưng những ngành thâm dụng lao động như may mặc, da giày sẽ không giúp nâng cao được
trình độ, kỹ năng của nguồn nhân lực, không phát triển được nguồn nhân lực hay đào tạo
được nhân lực tay nghề cao.
Bên cạnh đó, những ngành thu hút FDI lớn hiện nay là dầu mỏ và đặc biệt là bất động
sản. Trái với quan điểm rõ ràng của Việt Nam, mong muốn hướng đầu tư vào một số ngành,
lĩnh vực để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mục tiêu, vốn FDI năm 2008 vẫn nặng về “bất
động sản”. Theo Thời báo kinh tế (số 126), FDI đăng ký trong 5 tháng đầu năm 2008 là 15,3
tỷ, trong đó 12,28 tỷ tập trung vào đầu tư bất động sản và khu vui chơi giải trí chiếm 83,4%,
lĩnh vực công nghiệp chỉ chiếm 16,02%, còn lại là lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp. Dòng
vốn FDI hướng mạnh vào lĩnh vực này này sẽ thúc đẩy tiêu dùng trong nước và làm xấu
thêm cán cân thương mại trong tương lai. Bên cạnh đó, phần lớn nguồn FDI đầu tư vào lĩnh
vực này là những tòa nhà văn phòng, khu mua sắm, không phải là trường học, bệnh viện,
siêu thị, chợ, đường xá,…những công trình công cộng.
Nông nghiệp là khu vực không có sức thu hút FDI (dưới 0.5% tổng FDI trong 8 tháng
đầu năm 2008 đầu tư cho nông nghiệp trong khi Việt Nam vẫn là một nước chủ yếu dựa vào
nông nghiệp. Hơn nữa, những dự án phát triển bất động sản thường được triển khai ở những
vùng ngoại ô, có cả những khu đất nông nghiệp dẫn đến người nông dân mất đất để gieo
trồng, họ di chuyển vào thành thị, trở thành những người lao động thiếu tay nghề làm gia
tăng khả năng tắc nghẽn, gia tăng áp lực lên nhưng dịch vụ xã hội, có thể gây ra nhiều tệ nạn
xã hội,…
.
2.5 Khánh kiệt nguồn tài nguyên
22
Căn bệnh Hà Lan –Thực trạng ở Việt Nam và giải pháp
Hiện nay, ngành dầu mỏ là ngành chiếm tỷ trọng FDI rất lớn. Xuất khẩu dầu thô chiếm
gần 20% GDP nhưng Việt Nam vẫn phải nhập khẩu xăng, dầu do chưa có dầu tinh lọc. Qua
đó, ta thấy việc khai thác tài nguyên của nước ta thiếu hiệu quả và sẽ nguy hiểm khi các nhà
đầu tư rút vốn khi hết nguồn dự trữ dầu.
3.Giải pháp và khuyến nghị
3.1 Giải pháp
Giải pháp 1:
Viên thuôc hiệu quả cho căn bệnh Hà Lan đó là điều tiết tổng cung phản ứng lại với sự
tăng cầu nội địa. Tuy nhiên, những nước đang phát triển lại tồn tại nhiều cản trở làm kìm
hãm nguồn cung như không sử dụng hết và hiệu quả nguồn lực sẵn có và những khó khăn
cản trở việc đầu tư như thiếu cơ sở hạ tầng, nhân lực tay nghề cao.
 Chính phủ nên sử dụng nguồn ODA để giải quyết những vấn đề này để giải phóng
nguồn cung và đầu tư công cộng có thể đóng vai trò chủ đạo. Chính phủ mua hàng nội
địa và sử dụng để xây dựng cầu đường, trường học, y tế, những dịch vụ công cộng. Việc
nâng cấp hệ thống hạ tầng này làm cho tăng hiệu quả của nền kinh tế tư nhân, tổng cung
tăng phù hợp với sự tăng của tổng cầu do chi tiêu chính phủ. Hay có thể nói đầu tư chính
phủ kích thích đầu tư cho khu vực tư nhân.
Giải pháp 2:
Chính phủ trực tiếp dùng ngoại tệ để mua hàng nhập khẩu thay vì hàng nội địa, đồng
ngoại tệ từ viện trợ có thể “lọt ra” ngoài nên kinh tế thay vì dùng nó để khuyến khích
hàng hóa nội địa. Do đó, khả năng lạm phát sẽ giảm. Tuy nhiên, giải pháp này cũng gặp
những trở ngại như là tác động số nhân của chi tiêu đến tổng cầu sẽ giảm.
Chính phủ có thể sử dụng giải pháp nâng cao bằng cách nhập khẩu hàng hóa tư bản để
làm tăng năng suất quốc gia, ngoài ra còn những mặt hang nhập khẩu cần thiết mà nước
đang phát triển khó có thể sản xuất như dược phẩm,thuốc đặc trị HIV/AIDS,….
Giải pháp 3:
Ngân hàng trung ương làm gì với ngoại tệ ODA mà chính phủ đổi
 Cách 1: Dự trữ và để cho chi tiêu tác động đến nền kinh tế gây lạm phat
 Cách 2: Bán ngoại tệ cho khu vực tư nhân, lấy lại nội tệ từ nền kinh tế
Bằng cách mua đồng nội tệ và bán đồng ngoại tệ, ngân hàng trung ương phần nào làm
tăng tỷ giá hối đoái danh nghĩa và giảm giá trị đồng nội tệ, hạn chế ảnh hưởng đến
khu vức xuất khẩu, góp phần giảm lạm phát
Việc thêm đồng ngoại tệ cũng như tăng giá trị nội tệ làm luồng nhập khẩu tăng. Nếu hàng
nhập khẩu là tư bản thì sẽ đẩy mạnh tăng trưởng cho quốc gia. Nếu nhập khẩu những mặt
hàng căn bản, thiết yếu như lương thực, thực phẩm thì sẽ góp phần làm giảm giá nhưng
23
Căn bệnh Hà Lan –Thực trạng ở Việt Nam và giải pháp
mặt hàng này trong nước, góp phần cải thiện tiêu thụ của hộ gia đình thu nhập thấp. Nếu
nhập khẩu những mặt hàng xa xỉ, người giàu sẽ có lợi, nhưng cơ hội tăng trưởng giảm,
cũng như việc cải thiện đời sống không có kết quả.
Giải pháp 4: Cho những nước có nợ nước ngoài cao và lạm phát cao
Những nước chọn giải pháp này thường là những nước có tỷ lệ lạm phát cáo, hay gánh
nặng về nợ. Thay vì dùng ngoại tệ đổi ra nội tệ để chi tiêu chính phủ thì họ dùng để bù
đắp những khoản nợ
Ngân hàng trung ương bán ngoại tệ từ ODA cho khu vực tư nhân để thu nội tệ từ nền
kinh tế và góp phần làm giảm lạm phát.
3.2 Khuyến nghị
- Cải cách thay đổi cơ chế nhiêu khê, một trong những “nút thắt cổ chai” cho dòng vốn,
trong đó phải nâng cao năng lực quản lý và sử dụng vốn như việc tăng tỷ lệ giải ngân cho các
nguồn vốn, tránh tình trạng gây ra lạm phát cho nền kinh tế.
- Định hướng FDI vào những ngành khoa học kỹ thuật, công nghệ và những ngành
công nghiệp định hướng xuất khầu bằng những chính sách hay bằng những việc làm khuyến
khích như hạn chế thuế xuất khẩu,…để có thể phát triển nguồn nhân lực, đồng thời cải thiện
cán cân thương mại.
- Nguồn viện trợ ODA nên đươc dùng để đầu tư vào những công trình công cộng, thực
hiện đúng mục đích của ODA là nâng cao mức sống con người, giảm tỷ lệ đói nghèo, qua đó
giúp phát triển nguồn nhân lực tương lai và xã hội công bằng.
- Cần có những chính sách khuyến khích cũng như những cải cách để thúc đẩy nguồn
vốn và viện trợ ODA và FDI vào lĩnh vực nông nghiệp vì nước ta vẫn là nước dựa vào nông
nghiệp rất lớn, có tiềm năng nông nghiệp cao nhưng vẫn chưa được khai thác, tình trạng vẫn
còn lạc hậu, khai thác kém hiệu quả,
- Cần có những cơ chế kiểm soát nguồn vốn nước ngoài, giám sát chặt chẽ việc sử dụng
nguồn vay của cơ quan nhà nước cũng như những công ty. Phản đối và triệt để xóa bỏ nạn
tham nhũng, tư lợi và sử dụng nguồn vốn không hiệu quả, việc phân phối nguồn vốn cũng
như viện trợ phải được kiểm soát và sự trên nhưng tiêu chuẩn hợp lý.
- Một phần viện trợ nên được phân bố để tăng sức mạnh của cơ quan nhà nước, cải
thiện chất lượng trong công tác quản lý nhà nước như hạn chế tham nhũng, tăng khả năng
chịu trách nhiệm và minh bạch.
II. Bất động sản – “Làm gì để trở thành Công tử Bạc Liêu?”
Việt Nam vốn là nước nông nghiệp cùng kiệt nàn, lạc hậu, lại gánh chịu hậu quả nặng nề
của chiến tranh .“1000 năm đô hộ giặc Tàu, 100 năm nô lệ giặc Tây” đã làm cho nông dân
Việt Nam phải sống cơ cực từ đời này sang đời khác. Cảnh cơm không đủ ăn, áo không đủ
mặc từng được xem như là chuyện thường ngày. Nhưng mọi chuyện đã bắt đầu thay đổi khi
Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế năm 1986. Sau hơn 20 năm đổi
mới, tỷ lệ đói cùng kiệt từ 80% giảm xuống còn 29%( theo chuẩn cùng kiệt thế giới 2002). Với sự
24
Căn bệnh Hà Lan –Thực trạng ở Việt Nam và giải pháp
tăng trưởng phát triển của nền kinh tế - xã hội làm cho đời sống người dân ngày càng nâng
cao
Điều này đã dẫn tới:
1.Đất nông nghiệp trở thành đất công nghiệp, đất đô thị với mức giá tăng chóng
mặt (từ vài chục nghìn /m
2
tăng lên vài triệu, thậm chí vài chục triệu). Trong thời gian qua,
tuy quá trình đô thị hóa đang diễn ra rất nhanh, nhưng đến nay, quy mô đô thị của Việt Nam
mới chỉ khoảng 30% so với hơn 50% của các nước trong khu vực, 80% thậm chí là 100% ở
các nước phát triển. Điều này có thể tiên liệu rằng, ít nhất là từ nay đến năm 2020, tốc độ đô
thị hóa sẽ diễn ra rộng khắp hơn. Thêm vào đó, tiến trình đô thị hóa sẽ đòi hỏi một lượng vốn
lớn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó phần dành cho đền bù giải tỏa, chuyển
đất nông nghiệp thành đất công nghiệp sẽ chiếm một phần đáng kể.
Với sự tăng trưởng, phát triển của nền kinh tế, của xã hội, những thành tựu đạt được,
mọi chuyện sẽ ngày càng tốt đẹp, đời sống của người dân ngày càng khấm khá hơn. Nhiều
đô thị (nhất là hai vùng kinh tế trọng điểm xung quanh Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh) được mở
rộng.Nhiều khu vực kinh tế mọc lên kèm theo đó sự đô thị hóa mạnh mẽ xung quanh các
trung tâm kinh tế đã làm cho những người nông dân có mức thu nhập chưa đến 1 $/ngày =>
chỉ sau 1 đêm trở thành “tỷ phú”.
Nói riêng về Hà Nội:chuyện “làng chơi”
Đi qua cầu Trung Kính, dọc theo con sông Tô Lịch, hắt về phía bên kia cầu,
trước kia là những làng xóm chi chít, sống bằng nghề nông, có thêm nghề phụ là
làm hương trầm. Hương lúa, hương trầm tạo nên hương sắc của những xóm làng ở
khu vực này. Vườn tược ở đây mênh mông lắm, nhà nào cũng có hàng trăm, hàng
nghìn mét.
Từ khi làng trở thành phố, thành khu đô thị, thì dân ở đây giàu lên trông thấy.
Nhà nào cũng sắt ra một trăm, vài trăm mét đất bán đi, thế là giàu. Số đất còn lại,
làm mấy cái kiốt, hay mấy gian nhà cấp 4 cho sinh viên thuê, thành ra chả làm gì
cũng không sợ đói. Lúc đầu thì cái sự chả làm gì không ai muốn. Nhưng mấy đời
làm ruộng, bây giờ có "đào tạo lại" cũng chẳng để làm gì, làm gì còn ruộng mà
làm.
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status