Tìm hiểu về thiết bị Cyclone lắng bụi - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối


MụC LụC


KẾ HOẠCH THỰC HIỆN 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ BỤI VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ BỤI 6
1.1. TỔNG QUAN VỀ BỤI 6
1.1.1. Khái niệm chung về bụi 6
1.1.2. Tác hại của bụi 7
1.2. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ BỤI 9
CHƯƠNG 2. THIẾT BỊ LỌC BỤI CYCLONE 12
2.1. THIẾT BỊ LỌC BỤI CYCLONE 12
2.2. PHÂN LOẠI CYLONE 17
2.2.1. Cyclone đơn 17
2.2.2. Cyclone tổ hợp 21
2.2.3. Cyclon chùm 23
2.2.4 Cyclone màng nước 26
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ LỌC BỤI CYCLONE 27
3.1. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ LỌC BỤI CYCLONE TRÊN THẾ GIỚI 27
3.1.1 Mô hình lý thuyết 27
3.1.2. Mô hình thiết kế cyclone đơn 34
3.1.3. Tính toán đối với cyclone đơn : 49
3.2. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ LỌC BỤI CYCLONE TẠI VIỆT NAM 53
3.2.1. Tính toán với cyclone đơn 53
3.2.2 Tính toán với cyclone tổ hợp 57
3.2.3. Tính toán với cyclon nhóm 58
CHƯƠNG 4. VÍ DỤ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CYCLONE 61
4.1. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ DỰA TRÊN HIỆU SUẤT [4] 61
4.2. TÍNH TOÁN DỰA TRÊN ĐƯỜNG KÍNH 63
5.1 ỨNG DỤNG CỦA CYCLONE 71
5.2. CÁC LOẠI XICLON HIỆN DÙNG 73
5.3. ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CYCLONE 75
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

1. GIỚI THIỆU
Không khí là một trong các điều kiện rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của sinh vật trên trái đất trong đó có con người. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề ô nhiễm không khí đang ở mức báo động, đặc biệt ô nhiễm do bụi. Nguồn phát sinh bụi chủ yếu là do các hoạt động sản xuất công nghiệp,..Vì thế nhu cầu cấp thiết hiện nay là tìm ra giải pháp xử lý bụi phát sinh ra, và một trong các giải pháp đó là sử dụng cyclone. Đó cũng chính là lý do mà nhóm thực hiện chuyên đề “ Tìm hiểu về thiết bị cyclone lắng bụi ”
2. MỤC TIÊU
Từ việc hiểu biết về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của cyclone, từ đó chúng ta có thể áp dụng một cách phù hợp nhất cyclone, trong các trường hợp cụ thể tránh lạm dụng cyclone, cho các mục đích không phù hợp. Đồng thời, từ kết quả thu bụi của cyclone,, chúng ta có thể thường xuyên theo dõi được tình trạng làm việc của quy trình sản xuất cũng như khu vực làm việc để chúng ta có các biện pháp xử lý phù hợp hơn.
3. NỘI DUNG THỰC HIỆN

 Tìm hiểu thông tin liên quan đến vấn đề. Thu thập thông tin từ các tạp chí, sách, trang web có liên quan tới nội dung.
 Tổng hợp rút ra những nội dung nhằm hoàn thiện mục tiêu.
 Viết báo cáo trình bày dưới dạng văn bản.

4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

 Phương pháp điều tra, thu thập, tổng hợp số liệu.
 Phương pháp đánh giá tổng hợp.
 Phương pháp tham khảo tài liệu.
 Phương pháp dịch thuật, trích dẫn tài liệu.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ BỤI VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ BỤI



TỔNG QUAN VỀ BỤI

Khái niệm chung về bụi

Bụi là các phân tử chất rắn thể rời rạc được tạo thành trong các quá trình nghiền, ngưng kết và các phản ứng khác nhau. Dưới tác dụng của các dòng khí hay không khí, chúng chuyển thành trạng thái lơ lửng và trong những điều kiện nhất định, chúng tạo thành thứ vật chất mà người ta gọi là bụi. [8]

Bụi đã thu giữ được hay bụi đã lắng đọng thường đồng nghĩa với khái niệm “Bột”, tức là loại vật chất vụn rời rạc. [8]

Kích thước của hạt bụi δ được hiểu là đường kính, độ dài cạnh của hạt hay lỗ rây kích thước lớn nhất của hình chiếu hạt. [8]

Đường kính tương đương δtd của hạt bụi có hình dạng bất kỳ là đường kính hình cầu có kích thước bằng thể tích hạt bụi. [8]

Vận tốc lắng vc của hạt bụi là vận tốc rơi của hạt bụi trong môi trường tĩnh dưới tác dụng của trọng lực. Vận tốc lắng phụ thuộc vào kích thước của hạt, hình dáng và khối lượng đơn vị của nó cũng như khối lượng đơn vị và độ nhớt môi trường. [8]

Đường kính lắng δc của hạt bụi là đường kính hạt bụi hình cầu mà vận tốc lắng và khối lượng đơn vị của nó bằng vận tốc lắng và khối lượng đơn vị của hạt bụi của hạt bụi có hình dáng khác đang xem xét. [8]




Đường kính lắng của hạt (micromet – μm) được xác định theo công thức sau:

δc = √((18*〖10〗^7 μH )/((ρ_b- ρ)*g τ)) (μm)

Trong đó:

μ: Độ nhớt động học của môi trường (khí, nước), Pa.s
ρb, ρ: Khối lượng đơn vị của vật liệu bụi và môi trường, g/cm3
H: Chiều cao rơi (lắng) của hạt, cm
τ : Thời gian rơi, s

Tác hại của bụi

Bụi sinh ra trong không khí sẽ gây rất nhiều tác hại cho con người, động vật và thực vật, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường. Nhờ có hệ thống liên bào trụ ở lông mũi, khí phế quản và màng niêm dịch của đường hô hấp, mà ta có thể cản được 90% bụi, số còn lại đọng trong phổi và đường hô hấp có thể gây ra một số bệnh cho con người và động vật, cụ thể như sau: [8]

Tác hại đối với con người và động vật

Bụi gây tác hại trực tiếp đến con người và động vật, trước hết qua đường hô hấp; chúng có thể gây bệnh cho phổi, phế quản. Mặt khác, chúng có thể gây nguy hiểm cho mắt, có thể gây ung thư. Có thể ảnh hưởng gián tiếp qua con đường ăn uống, sinh hoạt bị nhiễm bụi. Tùy theo tính chất và kích thước của bụi khác nhau mà có thể gây ra những tổn thương tới cơ thể:

Tác động toàn thân : gây nhiễm độc toàn thân, làm giảm khả năng miễn dịch…

Gây tổn thương da, niêm mạc như loét da, xạm da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc…

Gây dị ứng : viêm mũi dị ứng, viêm phế quảng dạng hen…



/file/d/0B7oUCI ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status