Biện pháp thi công cọc khoan nhồi - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

THUYẾT MINH
THI CÔNG CỌC KHOAN NHỒI
VÀ CỌC KHOAN NHỒI THÍ NGHIỆM

1. Các bước tiến hành thi công cọc nhồi:
Qui trình thi công cọc nhồi bằng máy khoan gầu tiến hành theo trình tự sau:
- Công tác chuẩn bị, định vị tim cọc và đài cọc.
- Rung hạ ống vách, khoan tạo lỗ.
- Vét đáy hố khoan.
- Lắp đặt cốt thép.
- Lắp ống đổ bê tông.
- Thổi rửa đáy hố khoan.
- Đổ bê tông.
- Lấp đầu cọc bằng đá 1x2 và đá 4x6 (đối với cọc đại trà)
- Rút ống vách.
- Kiểm tra chất lượng cọc.
Qui trình thi công được thể hiện theo sơ đồ dưới đây:

§Þnh








b/ Định vị công trình và hố khoan:
- Định vị:
Đây là một công tác hết sức quan trọng và công trình phải xác định vị trí của các trục, tim của toàn công trường và vị trí chính xác của các giao điểm, của các trục đó trên cơ sở đó và hồ sơ thiết kế ta xác định vị trí tim cốt của từng cọc.
Trình tự các bước:
Công trình xây dựng trên khu đất giới hạn bởi các điểm R1, R2, R3, R4, R5, R6.
• Từ tọa độ mốc chuẩn Chủ đầu tư giao, dùng máy toàn đạt xác định tọa độ điểm R6. Lấy điểm R6 là gốc tọa độ xác định lưới cột công trình.
+ Đường thẳng đi qua 2 điểm R6 và R5 là trục hoành (trục x) của tọa độ
+ Đường vuông góc với trục hoành tại điểm R6 là trục tung (trục Y) của trục tọa độ
• Xác định đường định vị công trình: là đường thẳng song song với trục hoành, cách trục hoành 9800mm về phía Nam
• Xác định điểm A: nằm trên đường định vị công trình, cách trục tung 9880mm về phía Đông
• Xác định điểm B: nằm trên đường định vị công trình, cách trục tung 29380mm về phía Đông
Điểm A & B được lấy làm 2 điểm định vị công trình
Trục đi qua 2 điểm A & B (đường định vi công trình) là trục D của công trình
Điểm A chính là tâm cột D2 của công trình
Điểm B chính là tâm cột D5 của công trình
• Đường thẳng vuông góc với trục D, cắt trục D tại điểm A là trục 2 của công trình
• Đường thẳng vuông góc với trục D, cắt trục D tại điểm B là trục 5 của công trình
• Kiểm tra song song và vuông góc của các trục D, 2 , 5 từ đó xác định các trục còn lại của công trình.
- Giác móng:
Đồng thời với quá trình định vị, xác định các trục chi tiết trung gian. Tiến hành tương tự để xác định chính xác giao điểm của các trục và đưa các trục ra ngoài phạm vi thi công móng, cố định các mốc bằng cột bê tông chôn sâu xuống đất.
- Xác định tim cọc:
+ Dựa vào mốc giới do bên A bàn giao tại hiện trường, căn cứ vào tọa độ gốc và hệ tọa độ của các cọc thi công. Dùng máy toàn đạc điện tử định vị các lỗ khoan chẩn bị thi công. Các trục được đánh dấu cẩn thận và được gửi ra các vị trí cố định xung quanh công trường để thường xuyên kiểm tra tim cọc trong thời gian thi công và bàn giao sau này.
+ Tim cọc được xác định bằng bốn tim mốc kiểm tra A1, A2 và B1, B2 được đóng bằng các cọc tiêu thép D = 14, chiều dài cọc 1,5 m vuông góc với nhau và đều cách tim cọc một khoảng cách bằng nhau được bố trí như hĩnh vẽ:

+ Trước khi hạ casing cho mỗi lỗ khoan phải gửi 4 cọc mốc vuông góc và thẳng hàng với nhau cách tim cọc 2  2,5m để hạ casing đúng vị trí.
+ Sau khi hạ xong casing dùng 4 mốc gửi, kết hợp máy toàn đạc như hình vẽ để kiểm tra tim cọc.



7QhCnO1ktoLXu05
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status