Thẩm định giá trị danh sách khách hàng Công ty TNHH DKSH Việt Nam chi nhánh thành phố Vũng Tàu - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đề tài tập trung nghiên cứu về vấn đề thẩm định giá trị tài sản vô hình, mà cụ thể là giá
ị danh sách khách hàng. Trong đó, việc thẩm định giá trị danh sách khách hàng dựa trên những
êu chuẩn chung về thẩm định giá trị tài sản vô hình, đồng thời sử dụng các mô hình nghiên cứu
huyên sâu về danh sách khách hàng để vận dụng kết hợp. Nội dung của đề tài được trình bày
ong 4 chương chính như sau:
Chương 1: Chương này giới thiệu tổng quan về thẩm định giá, tài sản vô hình, các cách
ếp cận để thẩm định giá trị tài sản vô hình. Trong đó xét đến các mối liên hệ giữa những
hương pháp trên với các đặc thù riêng của tài sản danh sách khách hàng. Dựa trên các nghiên
ứu trước đây của các nhà kinh tế lớn về giá trị tài sản vô hình nói chung cũng như danh sách
hách hàng, từ đó, tìm ra mô hình chủ đạo, các nguyên tắc, cơ sở giá trị để thực hiện thẩm định
iá trị tài sản danh sách khách hàng của doanh nghiệp.
Chương 2: Giới thiệu về công ty TNHH DKSH Việt Nam, danh sách khách hàng của Chi
hánh Thành phố Vũng Tàu. Đồng thời đưa ra những nhận xét về các chính sách thu hút khách
àng của công ty, đánh giá về năng lực hoạt động của bộ phận marketing – bán hàng dựa trên
ác dữ liệu quá khứ thu thập được như doanh thu, chi phí, lợi nhuận, tỷ lệ khách hàng trung
hành. Từ đó đưa ra nhận xét chung nhất về tính ổn định của công ty cũng như sự tin cậy của dữ
ệu đầu vào cho bài nghiên cứu.
Chương 3: Thực hiện thẩm định giá trị danh sách khách hàng của công ty TNHH DKSH
Việt Nam – chi nhánh Thành phố Vũng Tàu dựa trên các dữ liệu quá khứ thu thập được, chạy
ồi quy các biến số đầu vào trên phần mềm Eview để thực hiện dự báo khả năng tạo lợi nhuận
ủa danh sách khách hàng trên. Dựa trên mô hình dòng tiền chiết khấu DCF để thẩm định giá trị
anh sách khách hàng.
Chương 4: Kết luận và các hạn chế của đề tài.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.............................................................................................2
1.1. Giới thiệu khái quát về thẩm định giá ............................................................................... 2
1.1.1. Định nghĩa thẩm định giá. ......................................................................................... 2
1.1.2. Mục đích thẩm định giá ............................................................................................. 2
1.1.3. Cơ sở giá trị của thẩm định giá .................................................................................. 2
1.1.4. Các nguyên tắc thẩm định giá.................................................................................... 3
1.2. Thẩm định giá trị tài sản vô hình ...................................................................................... 5
1.2.1. Tài sản vô hình .......................................................................................................... 5
1.2.2. Ba cách tiếp cận thẩm định giá trị tài sản vô hình ..................................................... 6
1.3. Danh sách khách hàng và thẩm định giá trị danh sách khách hàng ................................ 13
1.3.1. Các nghiên cứu về giá trị danh sách khách hàng. .................................................... 13
1.3.2. Các định nghĩa liên quan đến giá trị của danh sách khách hàng ............................. 15
1.3.3. Mục đích thẩm định giá danh sách khách hàng....................................................... 16
1.3.4. Cơ sở giá trị thẩm định giá danh sách khách hàng .................................................. 16
1.3.5. Nguyên tắc thẩm định giá danh sách khách hàng .................................................... 16
1.3.6. Mô hình thẩm định giá trị danh sách khách hàng .................................................... 17
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ DANH SÁCH KHÁCH HÀNG CÔNG TY TNHH DKSH
VIỆT NAM – CHI NHÁNH VŨNG TÀU .................................................................................20
2.1. Giới thiệu chung công ty TNHH DKSH Việt Nam ........................................................ 20
2.2. Chính sách marketing và quản lý khách hàng ................................................................ 20
2.2.1. Các chiến lược marketing ........................................................................................ 20
2.2.2. Chính sách thu hút và chiếm giữ khách hàng .......................................................... 21
2.3. Danh sách khách hàng của doanh nghiệp ....................................................................... 21
2.3.1. Đặc điểm chung của danh sách khách hàng ............................................................ 21
2.3.2. Số liệu khách hàng qua các thời kỳ ......................................................................... 21
2.3.3. Đánh giá lượng khách hàng tiềm năng và tỷ lệ giữ lại ............................................ 22
CHƯƠNG 3: THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ DANH SÁCH KHÁCH HÀNG................................. 23
3.1. Các thông số đầu vào. ..................................................................................................... 23
3.2. Giai đoạn dự báo ............................................................................................................. 23
3.3. Thẩm định giá trị danh sách khách hàng ........................................................................ 24
3.4. Hạn chế của kết quả thẩm định giá ................................................................................. 24
LỜI MỞ ĐẦU
Đối với một doanh nghiệp, báo cáo tài chính thường chỉ đo lường các tài sản hữu hình
như bất động sản, máy móc, … Tuy nhiên trên thực tế, giá trị của doanh nghiệp còn phụ thuộc
vào các yếu tố khác như giá trị thương hiệu, vị thế chiến lược thị trường,... những tài sản vô hình
không đưa được vào báo cáo tài chính. Đặc biệt trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay, việc
xây dựng và phát huy giá trị các tài sản vô hình của doanh nghiệp đang là vấn đề đáng được chú
trọng. Trong đó, danh sách khách hàng là một tài sản vô hình còn khá mới mẻ để được các doanh
nghiệp quan tâm đánh giá, đưa vào tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Đặc biệt trong các vụ
mua bán sáp nhập doanh nghiệp, danh sách khách hàng là một phần tài sản quan trọng được xác
định nhằm phục vụ cho việc mua bán, chuyển nhượng khách hàng giữa các doanh nghiệp.
Thế nhưng trên thực tế, việc thẩm định giá trị danh sách khách hàng còn gặp phải nhiều
vấn đề khó khăn, do chưa có các tiêu chuẩn riêng biệt về việc thẩm định giá trị tài sản vô hình,
cũng như việc tìm kiếm cái thương vụ mua bán các tài sản danh sách khách hàng tương tự còn
nhiều hạn chế. Mặt khác, việc ước tính được mức độ đóng góp của tài sản vô hình vào giá trị của
doanh nghiệp còn mang tính cảm quan và chưa có những phương pháp rõ nét.
Chính vì thế, để làm rõ được phần nào những điều còn vướng mắc trên, tui xin đưa ra bài
nghiên cứu dưới đây, dựa trên số liệu về danh sách khách hàng và những số liệu liên quan của
Công ty TNHH DKSH Việt Nam – Chi nhánh thành phố Vũng Tàu. Các thông tin về danh sách
khách hàng của công ty trên đều mang tính nội bộ và được bảo mật nhằm phục vụ chiến lược
kinh doanh của công ty, vì thế bộ dữ liệu dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo và phục vụ cho
riêng việc nghiên cứu đề tài này.
Dựa trên bài nghiên cứu về định giá danh sách khách hàng của nhóm tác giả Sunil Gupta,
Donald R. Lehmann, Jennifer Ames Stuart, áp dụng phương pháp phân tích định lượng kết hợp
với hồi quy, dự báo trên phần mềm Eview, mô hình dòng tiền chiết khấu DCF là phương pháp
chủ đạo được áp dụng để thẩm định giá trị danh sách khách hàng trên.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1.Giới thiệu khái quát về thẩm định giá
1.1.1. Định nghĩa thẩm định giá.
Thẩm định giá là một nghệ thuật hay một khoa học về ước tính giá trị của tài sản phù hợp
với thị trường tại một thời điểm nhất định, cho một mục đích nhất định theo những tiêu chuẩn
được công nhận như những thông lệ quốc tế hay quốc gia.
1.1.2. Mục đích thẩm định giá
- Mua bán, chuyển nhượng
- Mua sắm bằng vốn ngân sách nhà nước
- Vay vốn ngân hàng
- Góp vốn liên doanh
- Tái cấu trúc doanh nghiệp: mua bán, sáp nhập, chia tách, cổ phần hóa …
- Thành lập doanh nghiệp
- Xử lý nợ, giải thể doanh nghiệp
- Đền bù, bảo hiểm, khiếu nại
- Hạch toán kế toán, tính thuế
- Tư vấn, lập dự án đầu tư v.v...
1.1.3. Cơ sở giá trị của thẩm định giá
- Cơ sở giá trị thị trường
Giá trị thị trường của một tài sản là mức giá ước tính sẽ được mua bán trên thị trường vào
thời điểm thẩm định giá, giữa một bên là người mua sẵn sàng mua và một bên là người bán sẵn
sàng bán, trong một cuộc giao dịch mua bán khách quan và độc lập, trong điều kiện thương mại
bình thường.
- Cơ sở giá trị phi thị trường
Giá trị phi thị trường của tài sản là mức giá ước tính được xác định theo những căn cứ
khác với giá trị thị trường hay có thể được mua bán trao đổi theo những mức giá không phản
ánh giá trị thị trường như:
• Giá trị tài sản đang trong quá trình sử dụng
• Giá trị đầu tư
• Giá trị bảo hiểm
• Giá trị đặc biệt
• Giá trị thanh lý
• Giá trị tài sản bắt buộc phải bán
• Giá trị doanh nghiệp
• Giá trị tài sản chuyên dùng
• Giá trị tài sản có thị trường hạn chế
• Giá trị để tính thuế
• v.v…
1.1.4. Các nguyên tắc thẩm định giá
- Nguyên tắc sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất
Việc sử dụng tốt nhất và hiệu quả nhất của tài sản là đạt được mức hữu dụng tối đa trong
những hoàn cảnh kinh tế xã hội phù hợp, có thể cho phép về mặt kỹ thuật, về pháp lý, về tài
chính và đem lại giá trị lớn nhất cho tài sản. Tuy nhiên, một tài sản đang sử dụng thực tế không
nhất thiết đã thể hiện khả năng sử dụng tốt nhất và hiệu quả nhất.
- Nguyên tắc cung – cầu
Giá trị của một tài sản được xác định bởi mối quan hệ cung - cầu của tài sản đó trên thị
trường. Ngược lại giá trị của tài sản đó cũng tác động đến cung và cầu về tài sản. Giá trị của tài
sản thay đổi tỷ lệ thuận với cầu và tỷ lệ nghịch với cung về tài sản. Giá trị của tài sản được xác
định bởi mối quan hệ cung cầu, trong đó có các yếu tố về đặc điểm vật lý và đặc điểm kinh tế xã
hội khác biệt với những thuộc tính của các tài sản khác. Sự ảnh hưởng của những đặc tính phụ
thêm này được phản ánh trong cung - cầu giá trị tài sản.
- Nguyên tắc thay đổi
Giá trị của tài sản thay đổi theo sự thay đổi của các yếu tố hình thành nên giá trị của nó.
Giá trị của tài sản cũng hình thành trong quá trình thay đổi liên tục phản ánh hàng loạt các mối
quan hệ nhân quả giữa các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị. Bản thân các yếu tố ảnh hưởng đến giá
trị luôn luôn thay đổi. Do đó trong thẩm định giá tài sản, thẩm định viên cần nắm được mối
quan hệ nhân quả giữa các nhân tố ở trạng thái động, phải phân tích quá trình thay đổi nhằm xác
định mức sử dụng tài sản tốt nhất và hiệu quả nhất.
- Nguyên tắc thay thế
Trong trường hợp 2 hay nhiều tài sản có thể thay thế lẫn nhau trong quá trình sử dụng, thì
giá trị của những tài sản đó được xác định bởi sự tác động lẫn nhau của tài sản này đến tài sản
khác. Giá trị của tài sản cần thẩm định giá thường có liên quan đến giá trị của tài sản khác có thể
thay thế. Khi 2 tài sản có tính hữu ích như nhau thì tài sản nào được chào bán ở mức giá thấp hơn
thì tài sản đó sẽ được bán trước. Giới hạn trên của tài sản thường được thiết lập bởi chi phí mua
một tài sản thay thế cần thiết tương đương, với điều kiện không có sự chậm trễ quá mức làm ảnh

hưởng đến sự thay thế. Khách hàng sẽ không trả giá cao hơn chi phí mua một tài sản thay thế
trong cùng một thị trường và một thời điểm.
- Nguyên tắc cân bằng
Các yếu tố cấu thành của tài sản cần cân bằng để tài sản đạt được khả năng sinh lời
tối đa hay mức hữu dụng cao nhất. Do đó, để ước tính mức sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất
của tài sản, cần phân tích xem liệu có đạt tới sự cân bằng như vậy hay không.
- Nguyên tắc thu nhập tăng giảm
Tổng thu nhập trên khoảng đầu tư tăng lên sẽ tăng liên tục đến một điểm nhất định, sau
đó mặc dù đầu tư tiếp tục tăng nhưng độ lớn của thu nhập tăng thêm sẽ giảm dần.
- Nguyên tắc phân phối thu nhập
Tổng thu nhập sinh ra từ sự kết hợp các yếu tố của quá trình sản xuất (đất đai, vốn, lao
động, quản trị) và có thể được phân phối cho từng yếu tố này. Nếu việc phân phối được thực
hiện theo nguyên tắc tương ứng thì phần tổng thu nhập còn lại sau khi đã phân phối cho vốn, lao
động và quản lý sẽ thể hiện giá trị của đất đai.
- Nguyên tắc đóng góp
Mức độ mà mỗi bộ phận của tài sản đóng góp vào tổng thu nhập từ toàn bộ tài sản có tác
động đến tổng giá trị của tài sản đó. Giá trị của một tác nhân sản xuất hay một bộ phận cấu thành
tài sản phụ thuộc vào sự vắng mặt của tác nhân đó làm giảm bao nhiêu giá trị của toàn bộ tài sản.
Nguyên tắc này xem xét tính khả thi của việc đầu tư bổ sung vào tài sản khi thẩm định viên xác
định mức sử dụng tài sản tốt nhất và hiệu quả nhất.
- Nguyên tắc tuân thủ
Tài sản cần phù hợp với môi trường của nó nhằm đạt được mức sinh lời tối đa hoặc
mức hữu dụng cao nhất. Do đó, thẩm định viên cần xem xét tài sản đó có phù hợp với môi
trường hay không để xác định khả năng sử dụng tốt nhất và đạt hiệu quả cao nhất.
- Nguyên tắc cạnh tranh
Lợi nhuận cao vượt trội sẽ thúc đẩy cạnh tranh, ngược lại cạnh tranh quá mức có thể làm
giảm lợi nhuận và cuối cùng có thể không còn lợi nhuận. Đối với tài sản, mối quan hệ cạnh tranh
cũng được quan sát giữa các tài sản với nhau và giữa tài sản này với tài sản khác. Do đó, giá trị
của tài sản được hình thành là kết quả của sự cạnh tranh trên thị trường.
- Nguyên tắc dự tính lợi ích trong tương lai
Giá trị của tài sản có thể được xác định bằng việc dự tính khả năng sinh lợi trong tương
lai. Giá trị của tài sản cũng chịu ảnh hưởng bởi việc dự kiến thị phần của những người tham gia
thị trường và những thay đổi có thể dự tính trước trong yếu tố này cũng ảnh hưởng đến giá trị.
Việc ước tính giá trị của tài sản luôn dựa trên các triển vọng tương lai, lợi ích dự kiến nhận được
từ quyền sử dụng tài sản của người mua.
1.2.Thẩm định giá trị tài sản vô hình
1.2.1. Tài sản vô hình
- Định nghĩa tài sản vô hình theo chuẩn mực kế toán:
Theo chuẩn mực kế toán số 4: Tài sản cố định vô hình là tài sản không có hình thái vật
chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong kinh doanh, cung
cấp dịch vụ hay cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình.
Các doanh nghiệp thường đầu tư để có các nguồn lực vô hình để xác định được nguồn
lực vô hình có thỏa mãn định nghĩa TSCĐ vô hình hay không cần xem xét các yếu tố: Tính
có thể xác định được, khả năng kiểm soát nguồn lực và tính chắc chắn của lợi ích kinh tế trong
tương lai.
- Định nghĩa tài sản vô hình theo Tiêu chuẩn thẩm định giá số 12:
Tài sản vô hình là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị do chủ
tài sản nắm giữ để sử dụng phục vụ mục đích của mình; nó bao gồm: kỹ năng quản lý, bí quyết
marketing, danh tiếng, uy tín, tên hiệu, biểu tượng doanh nghiệp và việc sở hữu các quyền và
công cụ hợp pháp (quyền sử dụng đất, quyền sáng chế, bản quyền, quyền kinh doanh hay các
hợp đồng)
- Các loại hình tài sản vô hình của doanh nghiệp
Theo Uỷ ban tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế, tài sản vô hình bao gồm 4 nhóm chính,
thuộc các lĩnh vực sau:
• Tiếp thị (thương hiệu, nhãn hiệu, tên miền…)
• Khách hàng hay nhà cung cấp (thoả thuận cấp phép và trả tiền bản quyền, các
hợp đồng dịch vụ, hợp đồng lao động, quan hệ khách hàng hay danh sách khách
hàng)
• Công nghệ (cơ sở dữ liệu, các công thức, thiết kế, phần mềm, quy trình hay công
thức nấu ăn..)
• Nghệ thuật (các công trình nghệ thuật như kịch, sách, phim ảnh, âm nhạc, và việc
bảo hộ quyền tác giả)
Dưới góc độ pháp lý, tài sản vô hình bao gồm 3 nhóm chính:
• Tài sản vô hình có thể sở hữu và chuyển giao
• Tài sản vô hình có thể kiểm soát nhưng không thể chuyển giao
• Tài sản vô hình khác như các mối quan hệ cá nhân, quan hệ nhóm, uy tín.
Hay tài sản vô hình cũng có thể được chia thành 6 nhóm như sau:
• Các sáng chế, phát minh, công thức, quy trình, mô hình, kỹ năng;
• Bản quyền và các tác phẩm văn học, âm nhạc, nghệ thuật;
• Thương hiệu, tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá;
• Quyền kinh doanh, giấy phép, hợp đồng;
• Phương pháp, chương trình, hệ thống, thủ tục, khảo sát, nghiên cứu, dự báo, dự
toán, danh sách khách hàng, các số liệu kỹ thuật;
• Các loại tài sản vô hình khác (như đội ngũ nhân lực, vị trí kinh doanh...).
1.2.2. Ba cách tiếp cận thẩm định giá trị tài sản vô hình
1.2.2.1.Cách tiếp cận thị trường
Phương pháp so sánh xác định giá trị tài sản vô hình bằng cách tham chiếu các hoạt động
thị trường, ví dụ như giá trị chuyển nhượng tài sản vô hình tương đồng hay tương đương.
Khi áp dụng cách tiếp cận thị trường, thẩm định viên cần lựa chọn và phân tích chi tiết
đặc điểm, sự tương đồng của các tài sản vô hình đã được chuyển nhượng trên thị trường được
dùng để so sánh. Cụ thể:
- Các quyền liên quan đến việc sở hữu tài sản vô hình khi chuyển nhượng.
- Các điều khoản tài chính đặc biệt về mua bán hay chuyển nhượng quyền sử dụng.
- Lĩnh vực ngành nghề mà tài sản vô hình được sử dụng
- Yếu tố địa lý, khu vực ảnh hưởng đến việc sử dụng tài sản vô hình
- Các đặc điểm ảnh hưởng đến tuổi đời sử dụng còn lại của tài sản vô hình cần thẩm
định giá như triển vọng thị trường.
Các thông tin cần có để áp dụng phương pháp tiếp cận thị trường:
- Giá và hệ số điều chỉnh của tài sản vô hình tương tự với tài sản vô hình cần thẩm định
giá.
- Các mức điều chỉnh cần thiết đối với mức giá và hệ số điều chỉnh trên để phản ánh sự
khác biệt giữa tài sản vô hình cần thẩm định giá và các tài sản vô hình tương tự để so
sánh.
Các trường hợp áp dụng phương pháp tiếp cận thị trường:
- Có sẵn thông tin về tài sản vô hình tương tự được giao dịch hay được cấp phép sử
dụng.
- Được sử dụng để đối chiếu kết quả với các phương pháp thẩm định giá khác.
Hạn chế của phương pháp này:
- Hạn chế về thông tin thi trường có thể tiếp cận được: tài sản vô hình thường khá độc
đáo khó tìm được tài sản vô hình tương tự; Tài sản vô hình thường được bán chung
với các nhóm tài sản khác của doanh nghiệp; Thông tin về giao dịch tài sản vô hình
thường không được công bố rộng rãi.
- Khó xác định được mức điều chỉnh phù hợp để có được mức giá chỉ dẫn từ tài sản vô
hình tương tự.
1.2.2.2.Cách tiếp cận chi phí
Phương pháp tiếp cận từ chi phí dựa trên cơ sở nguyên lý thay thế, nghĩa là giá trị tài sản
vô hình được ước tính căn cứ vào chi phí để tái tạo ra tài sản vô hình giống hệt hay chi phí tái
tạo ra một tài sản vô hình thay thế, có cùng chức năng theo giá thị trường hiện hành.
Phương pháp tiếp cận chi phí dựa trên giả thiết rằng chi phí tái tạo ra một tài sản trí tuệ là
tương xứng với giá trị tài sản đó mang lại.
Phương pháp tiếp cận từ chi phí bao gồm 2 phương pháp chính là phương pháp chi phí tái
tạo và phương pháp chi phí thay thế.
Các loại chi phí bao gồm:
- Chi phí gián tiếp: chi phí nghiên cứu phát triển, chi phí đăng ký bản quyền phát minh
sáng chế và các chi phí gián tiếp khác.
- Chi phí trực tiếp: chi phí cho các tài sản hữu hình phụ trợ cần thiết để phát huy được
giá trị của tài sản vô hình, chi phí duy trì (maintenance) (ví dụ: Chi phí quảng cáo để
duy trì vị thế của thương hiệu, chi phí quản lý chất lượng của sản phẩm, v.v.) và các
chi phí trực tiếp khác.
Ví dụ: Trong trường hợp sáng chế, các loại chi phí có thể bao gồm:
+ Tiền công của các nhà khoa học, kỹ sư tạo ra tài sản vô hình.
+ Lương và lợi ích của những người tham gia.
+ Chi phí nguyên vật liệu,
+ Các loại chi phí trực tiếp khác.
Ước tính khấu hao và lỗi thời của tài sản vô hình:
Việc ước tính khấu hao và lỗi thời của tài sản vô hình cần cân nhắc các yếu tố sau:
Chênh lệch chi phí phát triển (liên quan tới phương pháp chi phí tái tạo): thông
thường chi phí để phát triển tài sản vô hình tại thời điểm hiện tại sẽ thấp hơn chi phí để phát
triển tài sản vô hình trong quá khứ do sự phát triển của khoa học công nghệ. Chênh lệch
này phản ánh lỗi thời chức năng của tài sản vô hình cần thẩm định.
Chênh lệch chi phí hoạt động: là chênh lệch giữa chi phí duy trì và sử dụng tài sản vô

A389Q42seHzPXI9
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status