Nghiên cứu điều trị u trung thất bằng phẫu thuật nội soi lồng ngực tại BV Hữu nghị Việt Đức - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

ĐẶT VẤN ĐỀ
U trung thất là các khối u nguyên phát hay thứ phát, có thể lành tính
hay ác tính ở trong trung thất với các nguồn gốc khác nhau [1], [2], [3]. Tỷ lệ
mắc của u trung thất trong cộng đồng nói chung vào khoảng 1/100.000
người/ năm [4]. U trung thất thường gặp bao gồm: U tuyến ức, u tế bào mầm,
nang khí - phế quản, u thần kinh trong trung thất, u lym-phô… các u này chiếm
khoảng trên 60% tổng số các trường hợp [5] trong đó u lành tính chiếm phần
nhiều, thường ít có triệu chứng lâm sàng [6], [7]. U trung thất có thể xuất hiện
ở tất cả các lứa tuổi, nhưng thường gặp hơn ở người trẻ và trung niên [8], [9].
Thông thường u trung thất được chẩn đoán qua khám sức khỏe định kỳ khi
không có biểu hiện lâm sàng hay ở giai đoạn muộn khi đã có hội chứng chèn
ép - thâm nhiễm điển hình [10], [11].
Hầu hết u trung thất được điều trị bằng phẫu thuật trong đó có phẫu thuật
nội soi lồng ngực. Tiên lượng và kết quả điều trị dựa vào mô bệnh học [12], [13].
Phẫu thuật nội soi lồng ngực có lịch sử phát triển hơn 100 năm, đã và
đang chiếm vai trò quan trọng trong chẩn đoán và can thiệp có hiệu quả đối
với một số tổn thương trong lồng ngực. Ngày nay, cùng với sự phát triển và
áp dụng của khoa học công nghệ điện tử, công nghệ kỹ thuật số mà phẫu thuật
nội soi đã có bước tiến dài trong điều trị bệnh lý lồng ngực trong đó có bệnh
lý u trung thất [14], [15]. Hơn nữa, kỹ thuật phẫu thuật nội soi cũng được cải
tiến và hoàn thiện không ngừng giúp mở rộng hơn chỉ định điều trị đối với
một số loại u trung thất thường gặp với hiệu quả và giá trị tốt [16].
Trên thế giới, nghiên cứu và ứng dụng phẫu thuật nội soi để chẩn đoán
và điều trị u trung thất đã được nhiều tác giả công bố. Về chỉ định: Sự lựa
chọn đúng bệnh nhân cho phẫu thuật nội soi là quan trọng [17]. Về kỹ thuật:
Xây dựng nguyên tắc cũng như đề xuất công thức đặt tờ-rô-ca trong mổ để
hiệu quả của phẫu thuật đạt cao nhất [18], [19], [20]; bên cạnh đó vai trò của
trang thiết bị kỹ thuật chuyên dụng như dao siêu âm, công cụ khâu cắt tự
động…cũng đã được đề cập [21]. Về gây mê hồi sức: Sử dụng hình thức gây
mê ống nội khí quản hai nòng [22] hay kết hợp bơm khí CO2 vào khoang
màng phổi với áp lực dưới 10mmHg để tạo phẫu trường tốt nhất trong mổ mà
không gây ảnh hưởng tới huyết động… là những yếu tố góp phần thành công
của phương pháp [23], [24], [25]. Về kết quả, biến chứng và thất bại của
phương pháp: Các tác giả trên thế giới đã khẳng định phương pháp điều trị
này là hiệu quả và sự an toàn, ít biến chứng, thời gian nằm viện ngắn, tính
thẩm mỹ cao [26], [27], [28], [29], [30], [31].
Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về phẫu thuật nội soi điều trị u
trung thất đã được công bố [32], [33], [34], [35], [36], [37]. Hiện nay, phẫu thuật
nội soi lồng ngực đã được triển khai ở nhiều trung tâm y khoa trong cả nước như
bệnh viện hữu nghị Việt Đức [38], bệnh viện Bạch Mai [39], bệnh viện Chợ Rẫy
[40], bệnh viện Nhi trung ương [41]… Nói chung, các nghiên cứu tập trung vào
một số vấn đề liên quan như: Kết quả điều trị, biến chứng, khả năng áp dụng
trong lâm sàng, tính khả thi, giá trị thực tiễn của phương pháp. Tuy nhiên, việc
lựa chọn bệnh nhân u trung thất cho phẫu thuật nội soi, bố trí đặt tờ-rô-ca trong
mổ vẫn còn là vấn đề cần nghiên cứu và có rất ít báo cáo đầy đủ về vấn đề này.
Tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức, trải qua gần 10 năm ứng dụng phẫu
thuật nội soi điều trị u trung thất chúng tui đã từng bước giải quyết một số vấn
đề lớn kể trên có liên quan đến chỉ định mổ cũng như triển khai kỹ thuật phẫu
thuật, ví dụ như: kích thước khối u, mức độ xâm lấn của u phù hợp với mổ nội
soi; cách thức đặt các tờ-rô-ca trong mổ nội soi lồng ngực kín; kỹ thuật xử lý
bằng nội soi một số u trung thất lớn để cắt và lấy u ra khỏi lồng ngực... Do vậy,
việc tổng hợp và rút kinh nghiệm điều trị u trung thất bằng phẫu thuật nội soi
tại khoa Phẫu thuật tim mạch và lồng ngực – bệnh viện hữu nghị Việt Đức sẽ
góp phần xây dựng chuyên ngành phẫu thuật lồng ngực ở Việt Nam.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn kể trên chúng tui tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu điều trị u trung thất bằng phẫu thuật nội soi lồng ngực tại
bệnh viện hữu nghị Việt Đức” nhằm hai mục tiêu sau đây:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của u trung thất được điều trị
bằng phẫu thuật nội soi lồng ngực.
2. Nhận xét chỉ định và đánh giá kết quả của phẫu thuật nội soi lồng
ngực điều trị u trung thất tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI PHẪU THUẬT NỘI SOI
LỒNG NGỰC
1.1.1 Một số khái niệm trong phẫu thuật nội soi lồng ngực
* Nội soi lồng ngực (Thoracoscopy) là phương pháp sử dụng ống kính nội
soi có đường sinh thiết hay can thiệp để thăm khám trong lồng ngực, sinh thiết
và/ hay cắt lấy tổ chức bệnh lý trong khoang màng phổi nhằm mục đích chẩn
đoán và đôi khi là điều trị bệnh [27], [42], [43], [44], [45].
* Phẫu thuật nội soi lồng ngực toàn bộ (Complete thoracoscopic surgery -
CTS) là phương pháp phẫu thuật lồng ngực được thực hiện trực tiếp qua màn
hình video và các công cụ phẫu thuật nội soi chuyên dụng trong đó đường
rạch da là tối thiểu có độ dài từ 2 – 4cm [42], [43], [46].
* Phẫu thuật nội soi lồng ngực hỗ trợ (Video - assisted thoracicoscopic
surgery - VATS) là phương pháp phẫu thuật lồng ngực được thực hiện qua sự
hỗ trợ của màn hình video và các công cụ phẫu thuật nội soi chuyên dụng với
đường mở ngực có độ dài từ 4 – 6cm [42], [43], [46].
1.1.2 Lịch sử và tình hình nghiên cứu phẫu thuật nội soi lồng ngực điều
trị u trung thất
1.1.2.1 Sơ lược lịch sử phát triển của nội soi lồng ngực và phẫu thuật nội
soi lồng ngực
 Trên thế giới:
- Năm 1866: Francis Richard Cruise tại Ireland lần đầu tiên sử dụng ống
soi cải tiến của Desormeaux để khám khoang màng phổi qua một lỗ rò thành
ngực ở bệnh nhân (BN) bị viêm mủ màng phổi sau viêm phổi. Kỹ thuật này
chỉ thực sự phát triển từ đầu thế kỷ 20 bởi Han Christian Jacobeus - một nhà
nội khoa làm việc tại một bệnh viện lao tại Stockholm – Thụy Điển [47].
- Năm 1910: Jacobeus lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ "laparothorakoskopie"
trên tạp chí Münchener Medizinische Wochenschrift của Đức.

6i478bDYT5U9goL
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status