Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá phân môn Luyện từ và câu - Tiếng Việt lớp 4 - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
NỘI DUNG
Chương 1: Cơ cở lí luận 8
1.1. Tổng quan về đánh giá 8
1.1.1. Khái niệm kiểm tra 8
1.1.2. Khái niệm đánh giá 9
1.1.3. Mục đích đánh giá và kiểm tra 10
1.1.4. Yêu cầu sư phạm trong đánh giá 11
1.1.5. Lĩnh vực của đánh giá 14
1.1.6. Tiêu chí của đánh giá 16
1.1.7. Quy trình đánh giá 17
1.2. Trắc nghiệm và trắc nghiệm khách quan 18
1.2.1. Khái niệm 18
1.2.2. Một số đặc điểm của trắc nghiệm khách quan 19
1.2.3. Những ưu điểm và hạn chế của trắc nghiệm khách quan 19
1.2.4. Các dạng bài tập trắc nghiệm khách quan thông dụng 20
1.2.5. Các bước xây dựng một bài trắc nghiệm 25
1.3. Một số đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học 25
1.3.1. Đặc điểm của quá trình nhận thức ở học sinh tiểu học 25
1.3.2. Hoạt động học của học sinh tiểu học 27
1.4. Mục tiêu, vị trí và nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu lớp 4 28
1.4.1. Mục tiêu của phân môn Luyện từ và câu 28
1.4.2. Vị trí của phân môn Luyện từ và câu 28
1.4.3. Nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu 29
1.4.4. Nội dung chương trình phân môn Luyện từ và câu lớp 4 30
Tiểu kết chương 1 32
Chương 2: Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan
đánh giá kết quả học tập phân môn Luyện từ và câu - Tiếng Việt lớp 4
2.1. Những định hướng để xây dựng bài tập trắc nghiệm khách quan 33
2.1.1. Về nội dung 33
2.1.2. Về chất lượng 34
2.2. Kế hoạch xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm 38
2.3. Hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan 40
2.3.1. Cấu trúc của hệ thống bài tập 40
2.3.2. Hệ thống bài tập 40
2.4. Phương pháp sử dụng hệ thống bài tập 64
Tiểu kết chương 2 65
Chương 3: Thử nghiệm sư phạm 66
3.1. Mục đích và phương pháp thử nghiệm 66
3.1.1. Mục đích thử nghiệm 66
3.1.2. Phương pháp thử nghiệm 67
3.2. Bài kiểm tra trắc nghiệm Luyện từ và câu - Tiếng Việt lớp 4 67
3.2.1. Mô tả bài kiểm tra 67
3.2.2. Đề kiểm tra thử nghiệm 69
3.3. Tiến trình tổ chức thử nghiệm 78
3.3.1. Đối tượng và thời gian 78
3.3.2. Tiến trình thử nghiệm 78
3.4. Kết quả thử nghiệm 79
3.4.1. Kết quả theo dõi về thời gian làm xong bài của học sinh 79
3.4.2. Bảng thống kê sự lựa chọn câu trả lời của học sinh 79
3.4.3. Đánh giá về đề kiểm tra 81
3.4.4. Một số nhận xét về quá trình làm bài thử nghiệm 81
3.5. Nhận xét chung 81
3.6. Khả năng áp dụng trắc nghiệm khách quan vào kiểm tra đánh giá
phân môn Luyện từ và câu lớp 4 82
Tiểu kết chương 3 83
KẾT LUẬN 84

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong quá trình giáo dục, kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng, một
bộ phận hợp thành không thể thiếu. Bởi sự đánh giá cho phép chúng ta xác
định được: các mục tiêu giáo dục của nước ta có thực tế hay không, sự giảng
dạy của giáo viên có thành công hay không, học sinh có tiến bộ hay không.
Trong thời gian qua, hệ thống kiểm tra đánh giá ở nhà trường phổ thông
nói chung, trường tiểu học nói riêng đã góp phần nâng cao chất lượng của quá
trình dạy học. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều nhà khoa học và nhà giáo,
hệ thống kiểm tra đánh giá hiện tại còn tồn tại nhiều nhược điểm như: việc
kiểm tra đánh giá còn chưa khách quan, khoa học; phương pháp đánh giá còn
lạc hậu, chưa phù hợp với mục đích đào tạo con người mới năng động, sáng
tạo và nội dung đánh giá nhiều khi không phù hợp với mục tiêu và nội dung
đào tạo.
Trong những năm qua, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu nhằm cải tiến
hệ thống kiểm tra đánh giá trên cơ sở vận dụng những thành tựu của khoa học
tiên tiến. Ở Việt Nam, các kì kiểm tra đánh giá được thực hiện chủ yếu bằng
phương pháp truyền thống, tức là kiểm tra tự luận, kiểm tra vấn đáp, còn kiểm
tra bằng trắc nghiệm khách quan mới được thực hiện ở bước đầu.
Sử dụng trắc nghiệm khách quan để đánh giá kết quả dạy học có ưu điểm:
tiết kiệm được thời gian đánh giá, đánh giá khách quan, không phụ thuộc vào
chủ quan của người chấm, học sinh làm bài thoải mái, không bị áp lực, phạm
vi kiến thức kiểm tra rộng. Các kì kiểm tra đánh giá bằng trắc nghiệm khách
quan đã ngày càng đóng góp vào sự cải tiến kĩ thuật trắc nghiệm, giúp cho kĩ
thuật này mỗi ngày càng hoàn thiện hơn.

Ở tiểu học, Tiếng Việt là một môn học trung tâm và cũng là môn học
chiếm nhiều thời gian học nhất trong hệ thống các môn học trong nhà trường.
Môn Tiếng Việt gồm có năm phân môn, đó là: Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập
làm văn, Chính tả, Kể chuyện. Môn học này hình thành và phát triển ở học
sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết), cung cấp cho học
sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt, những hiểu biết sơ giản về xã hội.
Ngoài ra, môn Tiếng Việt bồi dưỡng cho các em tình yêu đối với tiếng mẹ đẻ
và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp
phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong các
phân môn của môn Tiếng Việt không thể không nhắc tới vị trí và vai trò đặc
biệt quan trọng của phân môn Luyện từ và câu.
Luyện từ và câu có nhiệm vụ làm giàu vốn từ cho học sinh và phát triển
năng lực dùng từ đặt câu của các em, cung cấp cho các em một số kiến thức
về từ và câu. Bên cạnh đó, phân môn này còn có nhiệm vụ rèn tư duy và giáo
dục thẩm mĩ cho học sinh. Phân môn Luyện từ và câu cũng góp phần quan
trọng trong việc hoàn thiện cho học sinh kĩ năng sử dụng tiếng Việt.
Với mong muốn giúp học sinh tiếp cận phân môn Luyện từ và câu một
cách dễ dàng hơn, tạo cho học sinh tâm thế thoải mái khi làm bài tập, từ đó
tiếp thu bài học một cách hiệu quả cao, chúng tui nhận thấy rằng: việc sử
dụng trắc nghiệm khách quan vào kiểm tra đánh giá trong dạy học là cần thiết,
phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Một hệ thống bài tập trắc nghiệm
khách quan đạt các tiêu chuẩn về độ giá trị, độ tin cậy và có những hướng dẫn
sử dụng một cách vào kiểm tra đánh giá quá trình học tập phân môn Luyện từ
và câu lớp 4 sẽ góp phần nâng cao hiệu quả việc đánh giá chất lượng dạy, học
Luyện từ và câu trong nhà trường tiểu học hiện nay.
Từ những suy nghĩ trên, chúng tui quyết định chọn đề tài: “Xây dựng hệ
thống bài tập trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá phân môn
Luyện từ và câu - Tiếng Việt lớp 4”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Test (trắc nghiệm) là một khái niệm có liên quan đến đo nghiệm, là quá
trình được Fechener (1801 - 1887) đưa vào Tâm lí học.
Giai đoạn khởi đầu của việc phát triển Test là đầu thế kỉ XX.
Tại Pháp, năm 1905, trắc nghiệm được sử dụng lần đầu tiên dùng để đo trí
thông minh hay xác định chỉ số IQ của trẻ. Phương pháp này được chỉnh lí và
công bố ở Mỹ vào năm 1911.
Việc sử dụng trắc nghiệm như là một công cụ để đo lường đánh giá trong
giáo dục có thể xem bắt đầu từ cách đây khoảng một thế kỉ, được nghiên cứu
và sử dụng rộng rãi ở châu Âu từ những năm 1911. Đặc biệt là ở Mỹ, trắc
nghiệm phát triển mạnh vào thời kì trước và sau thế chiến thứ 2 với những
dấu mốc quan trọng như: trắc nghiệm trí tuệ Stanford – Binet (xuất bản năm
1916) và việc đưa chấm trắc nghiệm bằng máy năm 1935.
Trắc nghiệm khách quan xuất hiện tại Trung Quốc vào đầu những năm
1980. Đến năm 1988, nó đã được sử dụng trong các kì thi tuyển sinh đại học
trên toàn lục địa.
Hiện nay, ở Mỹ, ước tính mỗi năm số lượt trắc nghiệm tiêu chuẩn hóa
khoảng ¼ tỉ, số lượt trắc nghiệm do giáo viên biên soạn lên tới con số 5 tỉ. Có
thể thấy việc sử dụng trắc nghiệm khách quan trong đánh giá là rất rộng rãi và
phổ biến.
Cùng với sự phát triển của công nghệ tính toán, lí thuyết về đo lường trong
tâm lí cũng phát triển rất nhanh và lí thuyết ứng đáp câu hỏi ra đời (IRT) ra
đời, đạt những thành tựu quan trọng nâng cao độ chính xác của trắc nghiệm.
Tại Việt Nam, trước năm 1975, miền Bắc chỉ có một số nghiên cứu đo
lường trong tâm lí, trong khi ở miền Nam có một vài chuyên gia được đào tạo
ở Mỹ về lĩnh vực này và kì thi Tú tài năm 1974 đã triển khai bằng trắc
nghiệm khách quan. Cho đến năm 1990, sự phát triển khoa học về đo lường
trong giáo dục ở Việt Nam vẫn còn rất yếu.
Tháng 7 năm 1996, nước ta tổ chức thí điểm kì thi tuyển sinh vào đại học
bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan tại Đại học Đà Lạt.
Như vậy, có thể thấy, việc nghiên cứu và sử dụng trắc nghiệm khách quan
trên thế giới là rất sớm và khá phổ biến rộng rãi. Tuy nhiên, ở Việt Nam mới
chỉ phát triển trong những năm gần đây ở khâu đánh giá trong quá trình giáo
dục.
Ở nước ta, trắc nghiệm khách quan được đề cập đến trong một số đề tài
nghiên cứu, tiêu biểu như đề tài “Cơ sở lí luận của việc kiểm tra, đánh giá
chất lượng học của học sinh phổ thông” (chương trình khoa học công nghệ
cấp nhà nước KX - 07, KX - 08 của Viện Nghiên cứu khoa học), đề tài cấp Bộ
“Thử xác định chuẩn đánh giá và triển khai kĩ thuật trắc nghiệm ở các
trường đại học” (Lê Công Dưỡng, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Lâm Quang
Thiệp – Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phan Hữu Tiết, Nghiêm Xuân Nùng - Viện
Nghiên cứu đại học và giáo dục chuyên nghiệp), dự án đánh giá chất lượng
dạy học Toán, Tiếng Việt ở Tiểu học (Viện Khoa học giáo dục, 1988), đánh
giá dạy môn Khoa học ở Tiểu học (UNESSCO – PROAP, 1999),…
Ngoài ra, vấn đề kiểm tra đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan cũng
được giáo sư Lâm Quang Thiệp, người đã 15 năm nghiên cứu về trắc nghiệm,
đề cập đến trong bài “nghiên cứu về lí thuyết ứng đáp câu hỏi trắc
nghiệm” đăng trên báo điện tử Vietnamnet, ngày 16 tháng 7 năm 2009. Tác
giả cho rằng: “chúng ta có thể và cần đáp ứng ngay những thành tựu
hiện đại của lí thuyết ứng đáp câu hỏi vào hoạt động kiểm tra đánh giá, đặc
biệt là các kì thi quốc gia”.
Gần đây, trắc nghiệm khách quan được đưa vào các kì thi tốt nghiệp phổ
thông và tuyển sinh đại học - cao đẳng các môn: Tiếng Anh, Vật lí, Hóa học,
Sinh học.
Ở tiểu học, trắc nghiệm khách quan cũng được đưa vào trong các kì kiểm
tra, thi học kì trong những năm gần đây. Tuy nhiên, các bài tập trắc nghiệm
chỉ chiếm 30% tổng số điểm của một bài thi, bài kiểm tra.
Trắc nghiệm khách quan cũng được dùng để kiểm tra đánh giá trong phân
môn Luyện từ và câu, một trong năm phân môn chiếm vị trí đặc biệt quan
trọng trong môn Tiếng Việt. Tuy nhiên việc nghiên cứu trắc nghiệm khách
quan để xây dựng hệ thống bài tập trong kiểm tra đánh giá phân môn này ở
lớp 4 còn chưa được chú ý tới một cách nghiêm túc, đầy đủ.
Tóm lại, qua việc tìm hiểu lịch sử vấn đề, chúng tui quyết định đi sâu vào
nghiên cứu đề tài “Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan
trong kiểm tra đánh giá phân môn Luyện từ và câu - Tiếng Việt lớp 4”.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy, học và công tác kiểm tra đánh giá việc dạy, học phân môn
Luyện từ và câu - Tiếng Việt lớp 4.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Trong khuôn khổ khóa luận này, chúng tui xin đi sâu nghiên cứu về hệ
thống câu hỏi, bài tập kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan phân môn Luyện
từ và câu lớp 4.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung vào việc xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách
quan phân môn Luyện từ và câu - Tiếng Việt lớp 4.
5. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Mục đích nghiên cứu
Từ việc nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn, đề tài xác định quy
trình xây dựng hệ thống bài tập và xây dựng một số hệ thống bài tập mẫu để
sử dụng khi dạy học phân môn Luyện từ và câu - Tiếng Việt lớp 4, góp phần
nâng cao hiệu quả của việc dạy và học.
5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu một số vấn đề lí luận liên quan đến đánh giá và đánh giá
bằng trắc nghiệm khách quan.
- Nghiên cứu vị trí, nhiệm vụ, nội dung chương trình Luyện từ và câu lớp 4
- Thử nghiệm sư phạm: tổ chức kiểm tra đánh giá theo hệ thống bài tập
trắc nghiệm khách quan đã xây dựng nhằm kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu
quả của đề tài.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.
1. Nghiên cứu tài liệu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về kiểm tra đánh giá bằng trắc nghiệm khách
quan nhằm hệ thống hóa một số khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài.
- Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4.
- Nghiên cứu sách tham khảo về những phương pháp xây dựng bài tập trắc
nghiệm khách quan.
- Nghiên cứu các kết quả kiểm tra đánh giá quá trình học tập phân môn
Luyện từ và câu lớp 4 của học sinh hai lớp 4A, 4B trường tiểu học Liên Minh
- Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc.
6.
2. Khảo sát, điều tra
Qua khảo sát, điều tra, chúng tui tìm hiểu thái độ học tập của học sinh, tìm
hiểu đánh giá của giáo viên và học sinh về tác dụng và hiệu quả của phương
pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá cũng như tìm hiểu tính
khả thi của việc sử dụng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan vào kiểm
tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong phân môn Luyện từ và câu -
Tiếng Việt lớp 4.
6.
3. Thử nghiệm sư phạm
Phương pháp thử nghiệm sư phạm giúp chúng tui xem xét được khả năng
phù hợp của bài tập trắc nghiệm khách quan trong việc đánh giá kết quả học
tập của học sinh ở phân môn Luyện từ và câu lớp 4.
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận.
Chương 2: Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan trong kiểm
tra đánh giá phân môn Luyện từ và câu - Tiếng Việt lớp 4.
Chương 3: Thử nghiệm sư phạm.

V212YgNK6863k2G
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status