Hoàn thiện pháp luật về quản lý lao động nước ngoài tại việt nam - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG
NƢỚC NGOÀI VÀ PHÁP LUẬT QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NƢỚC NGOÀI 6
1.1. Khái luận về quản lý lao động nƣớc ngoài......................................... 6
1.1.1. Khái niệm quản lý lao động nước ngoài........................................ 6
1.1.2. Các đặc điểm của quản lý lao động nước ngoài.......................... 10
1.1.3. Các mục tiêu của quản lý lao động nước ngoài .......................... 12
1.1.4. Mô hình quản lý lao động nước ngoài......................................... 14
1.2. Pháp luật về quản lý lao động nƣớc ngoài ....................................... 19
1.2.1. Khái niệm pháp luật quản lý lao động nước ngoài ..................... 19
1.2.3. Nội dung về pháp luật quản lý lao động nước ngoài .................. 25
1.2.4. Vai trò của pháp luật quản lý lao động nước ngoài.................... 28
1.3. Pháp luật về quản lý lao động nƣớc ngoài của một số nƣớc và bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam ................................................................ 30
1.3.1. Kinh nghiệm của Malaysia........................................................... 30
1.3.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc......................................................... 33
1.3.3. Kinh nghiệm của Đài Loan .......................................................... 34
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG
NƢỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM ........................................... 37
2.1. Lƣợc sử của chế định pháp luật quản lý lao động nƣớc ngoài làm
việc tại Việt Nam........................................................................................ 37
2.2. Thực trạng các quy định pháp luật quản lý lao động nƣớc ngoài..... 42
2.2.1. Các qui định cụ thể hiện hành về pháp luật quản lý lao động
nước ngoài ............................................................................................... 42
2.2.2. Nhận xét về các qui định pháp luật quản lý lao động nước ngoài... 51
2.3. Thực tiễn áp dụng các qui định pháp luật về quản lý lao động
nƣớc ngoài ........................................................................................... 57
2.4. Nguyên nhân chủ yếu của những bất cập của pháp luật quản lý lao
động nƣớc ngoài......................................................................................... 61
Chƣơng 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN
THIỆN PHÁP LUẬT QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT
NAM ............................................................................................................... 64
3.1. Những yêu cầu đặt ra cho việc hoàn thiện pháp luật quản lý lao
động nƣớc ngoài tại Việt Nam và các định hƣớng hoàn thiện .............. 64
3.1.1. Cơ sở kinh tế, xã hội và pháp lý cho hoàn thiện pháp luật quản lý
lao động nước ngoài tại Việt Nam.......................................................... 64
3.1.2. Các định hướng hoàn thiện pháp luật quản lý lao động nước
ngoài tại Việt Nam................................................................................... 67
3.2. Các giải pháp kinh tế, xã hội liên quan tới quản lý lao động nƣớc
ngoài tại Việt Nam ..................................................................................... 69
3.3. Các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật quản lý lao động nƣớc
ngoài tại Việt Nam ..................................................................................... 71
3.3.1. Các giải pháp về xây dựng pháp luật ........................................... 71
3.3.2. Các giải pháp về thi hành pháp luật quản lý lao động nƣớc ngoài74
KẾT LUẬN .................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 78
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng đang tạo ra dòng di chuyển lao động
quốc tế rất đáng quan tâm. Sự di chuyển lao động này có tác động mạnh mẽ
đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước trên thế giới. Ở Việt Nam, mở
cửa thị trường lao động đã và đang tạo điều kiện cho việc di chuyển lao động
Việt Nam ra nước ngoài làm việc, đồng thời cũng tạo điều kiện cho lao động
nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam ngày một tăng. Dòng lao động nước
ngoài vào làm việc tại Việt Nam rất đa dạng về trình độ, lứa tuổi, quốc tịch,
tôn giáo, hình thức, nghề nghiệp và phong tục tập quán... Vấn đề được đặt ra
là hiện rất cần xây dựng được một lĩnh vực pháp luật thích hợp nhằm quản lý
và sử dụng lao động nước ngoài tại nước ta có hiệu quả phục vụ cho phát triển
kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội.
Trên thế giới, rất nhiều quốc gia đã chú trọng và thiết lập được khung
pháp lý chặt chẽ điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan tới lao động nước
ngoài. Không thể nằm ngoài sự quan tâm chung của toàn thế giới, pháp luật
Việt Nam đã có những qui định nhất định về vấn đề này, tuy nhiên không thể
nói là đầy đủ, sâu sắc và thích đáng. Bộ luật Lao động 1994 đã tạo bước khởi
đầu cho việc xác lập cơ chế quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại
Việt Nam. Cơ chế này được cải thiện hơn bởi lần sửa đổi Bộ luật Lao động
năm 1994 vào năm 2002. Gần đây nhất vào năm 2012, Bộ luật này lại có
những chú ý mới tới vấn đề này cùng với Nghị định 102/2013/NĐ-CP quy
định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm
việc tại Việt Nam. Mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc
tế đã thúc đẩy sự gia tăng tính phức tạp và biến động của vấn đề lao động
nước ngoài làm việc tại nước ta. Do đó các văn bản pháp luật nói trên tỏ ra
chưa hoàn toàn bao quát được tình hình.
Trước diễn biến phức tạp của môi trường lao động đã đa dạng và tiềm
ẩn nhiều nguy cơ bất lợi cho người sử dụng lao động, cũng như người lao
động là công dân nước ngoài thì việc hoàn thiện pháp luật nhằm quản lý lao
động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là rất cần thiết và cấp bách.
Vì những lẽ trên, em xin lựa đề tài “Hoàn thiện pháp luật về quản lý
lao động nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam” làm đề tài cho Luận văn thạc sĩ
luật học của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Quản lý lao động ngoài nước làm việc tại Việt Nam được đề cập
không ít, đặc biệt là từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Vấn đề này đã
nhận được sự quan tâm không nhỏ của các chuyên gia pháp lý và các chuyên
gia kinh tế, và đã được đưa ra tại một số diễn đàn trong nước và quốc tế.
Tuy nhiên, về mặt pháp lý, nhất là phương diện lập pháp và thi hành pháp
luật, nó vẫn còn nhiều khoảng trống và chưa được nhìn nhận một cách có hệ
thống. Có một vài công trình nghiên cứu về lĩnh vực pháp luật liên quan,
tiêu biểu như: bài viết mang tên “Một số vấn đề pháp lý về người nước ngoài
đến làm việc tại Việt Nam” của TS. Lưu Bình Nhưỡng đăng tải trên Tạp chí
Luật học, Số 9/2009; bài viết mang tên “Thực trạng sử dụng lao động nước
ngoài trong các doanh nghiệp” của ThS. Nguyễn Thị Thu Hương và ThS.
Nguyễn Thị Bích Thúy đăng tải trên Tạp chí Lao động và Xã hội, số
462/2013… Đặc biệt có một số sách chuyên khảo và tham khảo có đề cập
khá chuyên sâu về lao động nước ngoài và giới thiệu về quản lý lao động
nước ngoài như: cuốn chuyên khảo mang tên “Bảo đảm quyền con người
trong pháp luật lao động Việt Nam” do PGS. TS Lê Thị Hoài Thu chủ biên
xuất bản tại Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2013; cuốn tham khảo
mang tên “Quyền của người lao động di trú (Công ước của Liên hiệp quốc
và những văn kiện quan trọng của ASEAN)” của Khoa Luật - Đại học Quốc
gia Hà Nội xuất bản tại Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, 2-2010…
Ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học, hiện có hai luận văn đề cập một phần
liên quan tới đề tài quản lý lao động nước ngoài. Đó là luận văn của Trần Thu
Hiền với đề tài “Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam” bảo
vệ tại Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2011, và luận văn của
Nguyễn Trà My với đề tài “Thực trạng lao động Trung Quốc tại Việt Nam và
một số kiến nghị” bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2013…
Các công trình này đã có bước đột phá vào lĩnh vực pháp luật về lao
đọng nước ngoài và để lại những thành tựu nhất định. Tuy nhiên chưa có đề
tài này nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về pháp luật quản lý lao động
nước ngoài tại Việt Nam. Vì vậy kế thừa những thành tựu đã đạt được của
những người đi trước, luận văn này tiếp tục nghiên cứu toàn diện, chuyên sâu
và hệ thống về pháp luật quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Luận văn có mục tiêu nghiên cứu tổng quát là làm sáng tỏ các vấn đề nền
tảng pháp lý liên quan đến quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể
Luận văn phân tích một cách có hệ thống nền tảng lý luận về quản lý
lao động nước ngoài nói chung và trên có sở đó nghiên cứu về lý luận pháp
luật liên quan, nghiên cứu về thực trạng pháp luật Việt Nam hiện nay để đưa
ra những kết luận, kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện về lĩnh vực này.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề pháp lý liên quan
đến quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Cụ thể, luận văn
nghiên cứu về mối quan hệ lao động mà một bên là công dân nước ngoài (gọi
tắt là lao động nước ngoài) làm việc tại Việt Nam là đối tượng bị quản lý và
các biện pháp nhằm quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là toàn bộ các quy định của pháp luật
hiện tại của Việt Nam liên quan đến việc quản lý lao động nước ngoài làm
việc tại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của luận văn mở rộng đối với các
pháp luật nước ngoài cũng điều chỉnh về vấn đề này.
Tuy nhiên trong khuôn khổ của luận văn thạc sĩ, luận văn không đi sâu
vào các qui chế cụ thể đối với từng loại lao động nước ngoài mà chỉ đề cập tới
qui chế chung.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Về phương pháp luận, để làm rõ các vấn đề nghiên cứu, luận văn vận
dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của học thuyết
Mác-Lênin. Đây là phương pháp khoa học vận dụng nghiên cứu trong toàn bô
luận văn để đánh giá khách quan sự thể hiện của các quy định pháp luật về
quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam nói chung.
Về phương pháp nghiên cứu, trong quá trình nghiên cứu luận văn sử
dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như: Phương pháp phân
tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp lịch sử,
phương pháp so sánh pháp luật, phương pháp phân tích qui phạm, phương
pháp phân tích vụ việc và phương pháp mô hình hóa, điển hình hóa các quan
hệ xã hội... Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp so sánh để làm rõ
các vấn đề liên quan đến quản lý lao động nước ngoài giữa pháp luật Việt
Nam và pháp luật quốc tế, qua đó thấy được sự tương đồng, khác biệt của
Việt Nam và quốc tế làm luận cứ xác thực cho việc đưa ra các giải pháp khắc
phục những bất cập của pháp luật hiện nay về quản lý lao động nước ngoài
làm việc tại Việt Nam.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài mục lục, lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn được chia thành ba chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quản lý lao động nước ngoài và
pháp luật quản lý lao động nước ngoài
Chương 2: Thực trạng pháp luật quản lý lao động nước ngoài làm việc
tại Việt Nam
Chương 3: Một số định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật
quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam.

r86NE94462UozZx
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status