Bàn về nghiệp vụ bảo hiểm tai nạn dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Công ty Bảo Hiểm Thành Phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1999 – 2001 - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Bàn về nghiệp vụ bảo hiểm tai nạn dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Công ty Bảo Hiểm Thành Phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1999 – 2001



 
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương I. Lý luận chung về bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối
với người thứ ba 2
I. Thực trạng hoạt động giao thông đường bộ ở nước ta, sự cần thiết và
tác dụng phải bảo hiểm TNDS của chủ xe 2
1. Thực trạng giao thông đường bộ ở Việt Nam 2
2. Sự cần thiết của bảo hiểm TNDS cua chủ xe cơ giới đối với người
thứ ba 4
II. Cơ sở hình thành bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới với người thứ 3
dưới hình thức bắt buộc 6
III. Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối
Với người thứ ba 7
1. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm 7
2. Phí bảo hiểm 10
3. Trách nhiệm bồi thường của bảo hiểm 14
Chương II. Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm TNDS
của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở Công ty bảo hiểm
Thành phố Hồ Chí Minh 17
I. Sự hình thành và phát triển của Công ty bảo hiểm
thành phố Hồ Chí Minh 17
1. Sự hình thành và phát triển 17
2. Kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn (1999 - 2001) 25
II. Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới
đối với người thứ ba ở Công ty bảo hiểm bảo Minh 28
1. Công tác khai thác 28
2. Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất 34
3. Công tác giám định, bồi thường 37
4. Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm nhân sự
của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba của Bảo Minh 45
Chương III.Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của nghiệp vụ
Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở Công ty
Bảo hiểm thành phố Hồ Chí Minh 52
I. Điều kiện của bảo minh đối với nghiệp vụ bảo hiểm TCDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba 52
1. Thuận lợi 52
2. Khó khăn 53
II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của nghiệp vụ
bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ban ở
Công ty Bảo hiểm Thành Phố Hồ Chí Minh 54
1. Tăng cường tuyên truyền quảng cáo 54
2. Tăng cường công tác quản lý 56
3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 59
4. Các giải pháp đối với các khâu công việc cụ thể 61
KẾT LUẬN 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


7,73%, năm 2000 tăng lên 44,35%, đến năm 2001 đã đạt mức cao 71,72%.
Từ các kết quả trên ta thấy các nghiệp vụ quan trọng của Bảo Minh nói chung tỷ lệ bồi thường trên doanh thu còn ở mức khá cao, có nhiều nghiệp vụ tỉ lệ bồi thường trên doanh thu biến động thất thương qua các năm, điều này nói nên rủi ro mà Bảo Minh gặp phải lớn. Sở dĩ có những tồn tại này là do công ty chưa quản lý tốt công tác đề phòng hạn chế tổn thất, quá trình thẩm định rủi ro chưa chính xác nhiều khi còn qua loa, do mải chạy theo doanh thu...
2. Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn (1999-2001).
Kết quả kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả của quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh của công ty trong một khoảng thời gian nhất định,thông thường là một năm. Kết quả kinh doanh được biểu hiện dưới hai chỉ tiêu chính là doanh thu và lợi nhuận.
Bảng 6: kết quả kinh doanh của Bảo Minh trong giai đoạn(1998-2001)
  Năm
Chỉ tiêu
đơn vị
1998
1999
2000
2001
Tổng doanh thu
Tr.đ
469400
445642
488991
599102
Tổng chi phí
Tr.đ
451778
434002
478642
586817
1. Chi bồi thường thực trả
Tr.đ
100085
104585
141731
148369
2. Chi quản lý
Tr.đ
46940
44564
48899
59910
3. Chi hoa hồng
Tr.đ
23470
22282
24450
29955
4. Chi ĐP&HCTT
Tr.đ
21123
20054
22005
26960
5. Phí nhượng tái bảo hiểm
Tr.đ
201769
175656
176107
259871
7. Chi khác
Tr.đ
58391
66861
65451
61752
Lợi nhuận trước thuế
Tr.đ
17622
11640
10349
12285
(Nguồn: Công ty Bảo Hiểm Thành Phố Hồ Chí Minh)
Năm 1998 tổng doanh thu đạt 469400 triệu đồng trong khi đó tổng chi phí chỉ là 451778 triệu đồng, sở dĩ chi phí thấp là do tỉ lệ bồi thường thực trả trên tổng doanh thu thấp (21,32%) do đó làm cho lợi nhuận đạt được cao (17622 triệu đồng).
Năm 1999, Đây là năm công ty gặp rất nhiều khó khăn như đã nói ở trên dẫn đến lợi nhuận đầu tư thấp, tỉ lệ tổng chi bồi thường thực trả trên tổng doanh thu cao hơn năm trước (23,47%), về số tuyệt đối là 104585 triệu đồng. Trong khi doanh thu lại thấp hơn năm trước, chỉ đạt 445642 triệu đồng, giảm 5,1% so với năm trước... những kết quả đó dẫn đến lợi nhuận của công ty bị sút giảm chỉ còn 11640 triệu đồng (giảm 33,95% so với năm trước).
Năm 2000. Đây là năm đánh dấu sự kết thúc giai đoạn sụt giảm của nền kinh tế, bắt đầu một chu kỳ phát triển mới. Các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ đều tăng khá ( công nghiệp tăng 15,7%, nông lâm ngư nghiệp tăng 4,5%,xuất nhập khẩu tăng 25%...) từ đó làm cho GDP tăng 6,7%. Chính những thuận lợi về môi trường kinh doanh kết hợp với những giải pháp đúng đắn của mình, trong năm này tổng doanh thu của hầu như tất cả các nghiệp vụ của Bảo Minh đều tăng từ 10-20% so với năm trước, từ đó góp phần to lớn làm cho tổng doanh thu của Bảo Minh cũng tăng trưởng mạnh mẽ, đạt 488991 triệu đồng, tăng 9,73% so với năm trước. Tuy doanh thu cao nhưng tổn thất xảy ra lại nhiều, bồi thường thực trả 141731 triệu đồng, tăng 35,52% so với năm trước từ đó dẫn đến lợi nhuận giảm chỉ còn 10349 triệu đồng, giảm 11,09% so với năm trước.
Năm 2001. Kinh tế vẫn đang trên đà phục hồi và phát triển, Việt Nam trở thành nước có GDP tăng trưởng cao vào hàng thứ hai trên thế giới: 6,2%, chỉ sao Trung Quốc, hiệp định thương mại Việt Mỹ được ký kết... Đã góp phần làm cho tổng doanh thu của Bảo Minh tăng nhanh chóng, đạt 599102 triệu đồng, tăng 22,52% so với năm trước. Bồi thường thực trả là 148369 triệu đồng, tăng 4,68% so với năm trước tuy nhiên vẫn rất nhỏ so với tốc độ tăng doanh thu. Từ các kết quả đó đã làm cho lợi nhuận đạt 12285 triệu đồng, tăng 18,71% so với năm trước. Kết quả này tạo ra điều kiện và động lực cho sự phát triển của công ty trong năm sau.
II.Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở công ty bảo hiểm Bảo Minh.
1. Công tác khai thác.
Khai thác bảo hiểm là khâu đầu tiên của quá trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Đây là khâu quyết định tới sự thành bại của các Công ty bảo hiểm nói chung và nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự nói riêng, bởi vì hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo quy luật số đông bù số ít. Chỉ khi số lượng xe đủ lớn tham gia bảo hiểm thì mới hình thành được một quỹ tiền tệ tập trung chi trả cho chủ xe khi tai nạn xẩy ra và bù đắp các chi phí. Vì vậy khâu khai thác có ảnh hưởng quyết định đến doanh thu và lợi nhuận từ đó ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty nói chung và từng nghiệp vụ nói riêng.
Nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc, điều này tạo ra sự thuận lợi cho các công ty trong việc khai thác. Tuy nhiên không phải vì tính bắt buộc mà việc khai thác trở nên đơn giản. Bởi vì sản phẩm bảo hiểm vốn đã trừu tượng, thì bảo hiểm trách nhiệm nói chung và bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba nói riêng lại càng trở lên trừu tượng hơn, càng khó thấy được tác dụng, lợi ích hơn, vì vậy khách hàng rất dễ trốn tránh không tham gia. Mặt khác hiện nay trên thị trường lại có rất nhiều công ty đang triển khai nghiệp vụ này vì vậy tình trạng cạnh tranh rất gay gắt do đó việc khai thác càng trở lên khó khăn.
Nhận rõ tầm quan trọng và những khó khăn trong khâu khai thác bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. Bảo Minh đã có những quy định, những biện pháp tích cực để thúc đẩy khai thác:
-Các quy định:
+Nhân viên khai thác phải nắm vững các văn bản, các quy định của bộ tài chính và công ty, các điều khoản liên quan đến nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. Lãnh đạo các đơn vị phải có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn cán bộ khai thác thuộc đơn vị mình về các văn bản, các điều khoản đó.
+Việc khai thác bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba phải được phân công cho tổ, nhóm hay phòng trực tiếp theo dõi và quản lý. Mỗi khai thác viên (KTV) phải tiếp thị khai thác được một số lượng khách hàng phù hợp với năng suất lao động định mức. Để đạt được và vượt mức năng suất lao động được giao, ngoài tự khai thác KTV phải có trình độ quản lý và tổ chức hoạt động của hệ thống cộng tác viên, đại lý theo nguyên tắc quản lý đại lý của công ty. số lượng khách hàng của từng KTV phải được lập thành danh sách, cuối tháng có báo cáo cho lãnh đạo phòng. Chi nhánh cập nhật số lượng tăng, giảm và hàng quý phải có tổng hợp báo cáo công ty.
Những khách hàng có phí bảo hiểm từ 100 triệu đồng hay từ 50 xe trở lên là những khách hàng lớn và phải thường xuyên quan tâm, chăm sóc theo chế độ quy định về chính sách khách hàng của công ty.
Trên cơ sở khách hàng đanh quản lý, các đơn vị phải giao kế hoạch cụ thể cho từng KTV, ngoài khách hàng cũ phải có phải có chỉ tiêu khai thác khách hàng mới. Hàng tháng hay hàng quý sơ kết đánh giá tình hình khách hàng mới và khách hàng bị mất ( lý do ). Việc kiểm tra công việc của KTV sẽ dựa vào số liệu này theo từng quý, từng năm.
+Quy tắc, biểu phí và mức trách nhiệm do Bộ Tài Chính, công ty ban hành được áp dụng chung cho các đơn vị thuộc Bảo Minh. Nghiêm cấm các đơn vị tự ý ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status