Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam - pdf 27

Download miễn phí Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam



Tốc độ thực hiện dự án đầu tư là 1 yếu tố quan trọng trong quyết định đến hiệu quả nhất, quá trình thực hiện càng nhanh thì dự án càng sớm đi vào sản xuất đem lại hiệu quả trong quá trình triển khai thực hiện dự án, các nhà đầu tư còn gặp trở ngại thủ tục hành chính rườm rà , giải phóng mặt bằng chậm chễ. Để cho các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được triển khai nhanh chóng, sớm phát huy hiệu quả, chúng ta cần thiết phải tháo gỡ những trở ngại trên.
Cùng với việc cải tiến thủ tục hành chính, hoàn thành các văn bản pháp quy, chúng ta cần cải tạo và xây dựng mới hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Phần I
I. Mở đầu
Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chính phủ đã đưa ra chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế trong những năm tới của Việt Nam là 9 - 10% năm và phấn đấu đến năm 2020, mức GDP bình quân đầu người tăng lên gấp 8 - 10 lần so với hiện nay, tương đương mức 2 - 3 nghìn USD/người. Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế đó, yêu cầu về thu hút và dùng vốn là một trong những thách thức lớn nhất và khó giải quyết với nền kinh tế Việt Nam. Theo tính toán sơ bộ, để duy trì tốc độ tăng trưởng GDP như mục tiêu đề ra, Việt Nam cần đầu tư khoảng lớn hơn 40 tỷ USD. So với năng lực tiết kiệm nội địa hiện tại của Việt Nam thì con số này thực sự là khổng lồ, vì vậy chúng ta phải tính đến khả năng huy động các nguồn vốn từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu vật tư.
Với lợi thế của nước ta đi sau thì thu hút đầu tư nước ngoài nói chung, đầu tư trực tiếp sử dụng chúng có hiệu quả là một trong những cách quan trọng để chúng ta đạt được mục tiêu trên. Trong điều kiện nền kinh tế nước xuất phát thấp, đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng nó là nguồn bổ sung vốn cho đầu tư, là một kênh chuyển giao công nghệ, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động tạo nguồn thu cho ngân sách, giúp đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
II. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam
Thực trạng
Cho đến nay, Việt Nam đã đặt quan hệ ngoại giao và quan hệ thương mại với nhiều nước trên thế giới. Đã có trên 2040 văn phòng thay mặt nước ngoài quan hệ Việt Nam, thuộc mọi lĩnh vực. Có khoảng 900 công ty thuộc 65 nước và lãnh thổ trên thế giới đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam với gần 2400 dự án được cấp giấy phép với tổng số 36 tỷ USD, vốn pháp định là 14,5 tỷ USD chiếm trên 43% tổng vốn đăng ký, tổng số vốn FDI đã thực hiện đến cuỗi năm 1997 đạt 12,2 tỷ USD.
Về vốn vay đã có 274 hợp đồng vốn vay nước ngoài của các doanh nghiệp FDI được ngân hàng nhà nước chấp thuận với tổng số vốn là 3,34 tỷ USD, trong đó vốn đã rút là trên 2,3 tỷ USD. Ngoài ra theo số liệu của ngân hàng Nhà nước cung cấp thì có khoảng 500 triệu USD vốn vay chưa đăng ký qua Ngân hàng Nhà nước. Số dự án hoạt động theo hình thức hợp tác kinh doanh chiếm 7% theo hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm 30% và số dự án liên doanh đang hoạt động, chiếm tỷ lệ nhiều nhất: 61% tổng số dự án được cấp giấy phép.
Sự phân bổ FDI thay đổi nhiều trong suốt thời kỳ. Tỉ lệ FDI đầu tư vào ngành khai thác (chủ yếu là dầu khí) và nông nghiệp giảm xuống, trong khi tỷ lệ FDI và các ngành công nghiệp (chủ yếu là công nghiệp chế biến) và dịch vụ (khách sạn du lịch) lại tăng nhanh, cụ thể là ngành chế biến đã thu hút tỉ lệ FDI cao nhất (39,1% tổng số vốn đầu tư) tiếp theo là nhà cửa khách sạn du lịch (21,2%); khu chế xuất, khu công nghiệp chiếm tỉ lệ 10,8%. Trong khi đối với khu vực nông nghiệp, FDI lại chiếm tỉ lệ rất nhỏ (4,8%).
Trong tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam, Singapore đứng đầu chiếm 15,41% tổng số vốn đầu tư, tiếp Đài Loan 13,2, Hồng Kông 10,7, Hàn Quốc 9,42%... 4 nước Châu á chiếm một nửa.
Theo vùng lãnh thổ, FDI chủ yếu tập trung ở phía Nam, miền Bắc theo sau rồi bắt kịp. Sự phân bố FDI chênh lệch rất nhiều giữa khu vực thành thị và nông thôn. Trên 80% tổng số vốn đầu tư tập trung ở khu vực thành thị chỉ có 20% cho khu vực nông thôn. Trong khi đó 70% dân số Việt Nam lại sống ở khu vực nông thôn, điều này tạo ra sự bất bình đẳng trong thu nhập.
III. Những vướng mắc và yếu kém trong việc thu hút FDI
1. Những vướng mắc về mặt pháp luật.
- Vấn đề chuyển lỗ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Theo qui định của Luật đầu tư nước ngoài, chỉ có các doanh nghiệp liên doanh mới được chuỷen lỗ của bất kỳ năm tính thuế nào sang năm có lãi tiếp theo thời gian chuyển lỗ không quá 5 năm. Nhưng cũng theo luật này, chỉ có doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đều là pháp nhân Việt Nam việc quy định chuyển lỗ như trên đã gây sự phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư nước ngoài.
- Về thuế doanh thu có hiện tượng thuế chồng lên thuế, luật thuế thu nhập công ty thuế suất chủ yếu là 32% có hiệu lực từ ngay 1/1/99 trong khi theo luật đầu tư nước ngoài có doanh nghiệp FDI trừ dầu khí và khai thác vàng bạc đá quí được hưởng thuế suất 10%, 20%, 25% trong một thời gian nhất định hay suốt thời gian thực hiện dự án. Như vậy tất cả doanh nghiệp FDI được cấp giấy phép sẽ chịu thuế suất thu nhập công ty 32% thay cho thuế suất từ 10 - 20% và khi đó cần bỏ thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài với thuế suất từ 5 - 10% để đảm bảo sự công bằng nhất định cho các nhà đầu tư.
Thuế suất áp dụng theo pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao là quá cao so với các nước lân cận vì vậy các doanh nghiệp FDI đứng trước nguy cơ khó mà duy trì đủ lượng nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý có trình độ chuyên môn cần thiết để tham gia và điều hành hoạt động của doanh nghiệp và càng không thu hút được những người giỏi vào làm việc ở Việt Nam.
2. Về cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém do phải bỏ nhiều chi phí cho các công trình ngoài hàng rào, chi phí vận chuyển. Chính phủ chủ trương huy động FDI dưới hình thức BOT, BTO và BT để cải thiện cơ sở hạ tầng nhưng cho đến nay chưa đem lại hiệu quả vì các nhà đầu tư đều đánh giá rằng các công trình kết cấu hạ tầng ở Việt Nam còn nhiều rủi ro.
3. Việc quy hoạch ruộng đất, quy hoạch ngành kinh tế -kỹ thuật trong việc gọi vốn FDI còn nhiều yếu kém, chúng ta đã phê duyệt thành lập nhiều KCN ở nhiều tỉnh thành nhưng đối với các khu đã đi vào hoạt động hay đang tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng việc quy hoạch chi tiết rất chậm khiến các nhà đầu tư nước ngoài rất bị động trong việc chọn địa điểm nhất, thậm chí gây tâm lý hoài nghi . Nhiều dự án cần sử dụng diện tích đất lớn liên quan đến an ninh quốc phòng nhưng phối hợp quy hoạch không đồng bộ, có dự án được cấp giấy phép và chấp thuận cho thuê nhưng khi đi vào triển khai lại bị phản đối phải chuyển địa điểm, phải giảm đáng kể diện tích dẫn đến dự án kém khả thi.
Việc quy hoạch gọi vốn FDI vào 1 số ngành quá yếu kém và các nhà đầu tư nước ngoài cũng đã tin vaò những dự báo khả quan của ta, vì vậy, chúng ta phải chịu trách nhiệm về tình trạng thừa công suất của 1 số ngành như: khách sạn, nhà ở, thuê văn phòng....
4. Lực lượng lao động của chúng ta còn nhiều yếu kém. Chúng ta rất hiếm công nhân lành nghề, hiện nay việc tuyển 1 công nhân lành nghề cao ở địa bàn Hà Nội khó khăn hơn việc tuyển 1 sinh viên tốt nghiệp đại học. Thêm vào nữa hệ thống các trường đại học của ta chưa đảm bảo chất lượng về đào tạo ngoại ngữ, lẫn chuyên môn . Hầu hết lao động trực tiếp của các doanh nghiệp FDI đều tuyển chưa qua đào tạo hay đào tạo chưa đầy đủ chưa đạt chất lượng. Chính vì vậy chi phí cho dạy nghề rất tốn kém. Lao động của ta được các chuyên gia đánh giá là chịu khó, cần cù nhưng vì ít kinh nghiệm nghề nghiệp, không có tác phong công nghiệp ch...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status