Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật Epilasik trong điều trị cận và loạn cận - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 GIẢI PHẪU, SINH LÝ VÀ MÔ HỌC GIÁC MẠC 4
1.2 TẬT KHÚC XẠ 14
1.2.1 Chính thị 14
1.2.2 Cận thị 14
1.2.3 Viễn thị 15
1.2.4 Loạn thị 15
1.3 PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ CẬN VÀ LOẠN CẬN 15
1.3.1 Can thiệp lên trục nhãn cầu 16
1.3.2 Can thiệp lên thể thủy tinh 16
1.3.3 Can thiệp lên giác mạc 17
1.4 LASER 20
1.4.1 Khái niệm chung 20
1.4.2 Laser Excimer 22
1.5 PHẪU THUẬT CẬN VÀ LOẠN CẬN BẰNG LASER EXCIMER 24
1.5.1 LASIK 25
1.5.2 Phẫu thuật bóc bay bề mặt 26
1.5.3 Phản ứng giác mạc sau phẫu thuật laser excimer 28
1.5.4 Sự tiến hóa của kỹ thuật bóc bay bề mặt 35
1.5.5 Các biến chứng trong và sau phẫu thuật laser excimer 39
1.6 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 41
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 43
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44
2.3 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU 51
2.4 THU THẬP SỐ LIỆU 53
2.6 VẤN ĐỀ Y ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 62
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 63
3.1 ĐẶC ĐIỂM MẪU NGHIÊN CỨU 63
3.2 KẾT QUẢ PHẪU THUẬT 68
3.2.1 Tái tạo biểu mô và đau nhức hậu phẫu 68
3.2.2 Tính an toàn 69
3.2.3 Tính hiệu quả 70
3.2.4 Tính chính xác 71
3.2.5 Tính ổn định 73
3.2.6 Chất lượng thị giác 77
3.2.7 Những thay đổi về giải phẫu và chức năng 82
3.2.8 Các biến biến chứng trong và sau phẫu thuật 88
3.2.9 Đánh giá kết quả chung 88
Chương 4 BÀN LUẬN 90
4.1 ĐẶC ĐIỂM MẪU NGHIÊN CỨU 90
4.2 KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 95
4.2.1 Tái tạo biểu mô và đau nhức hậu phẫu 95
4.2.2 Tính an toàn 97
4.2.3 Tính hiệu quả 99
4.2.4 Tính chính xác 100
4.2.5 Tính ổn định 102
4.2.6 Chất lượng thị giác 104
4.2.7 Những thay đổi về giải phẫu và chức năng 108
4.2.8 Các biến chứng 117
4.2.9 Đánh giá kết quả chung 121
4.3 LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT 121
4.4 CÁC THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG NGHIÊN CỨU 123
KẾT LUẬN 125
KIẾN NGHỊ 126
TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐẶT VẤN ĐỀ
Tật khúc xạ nói chung và cận thị nói riêng là một trong những vấn đề
được xã hội rất quan tâm. Cận thị có thể điều chỉnh bằng kính gọng hay kính
tiếp xúc, tuy nhiên chất lượng cuộc sống của người bệnh bị giảm sút khi sử
dụng các phương tiện hỗ trợ quang học. Có những ngành nghề không tiếp
nhận những người có thị lực không kính dưới 10/10, vì vậy phẫu thuật khúc
xạ là giải pháp được nhiều người lựa chọn.
Các nghiên cứu đầu tiên về phẫu thuật khúc xạ được thực hiện vào
những thập niên cuối của thế kỷ thứ 19 [82], [119], [183] khởi đầu từ những
phương pháp thô sơ [37], [106], [179] đến những phương pháp có tính an toàn
và hiệu quả cao hơn [183]...
Nhưng phẫu thuật khúc xạ chỉ thực sự khởi sắc kể từ thập niên 90 của
thế kỷ 20 khi laser excimer được ứng dụng [140]. Tới năm 2006, trên toàn thế
giới có khoảng 8 triệu ca phẫu thuật khúc xạ bằng laser excimer được thực
hiện [24]. Đặc biệt, LASIK, sự kết hợp giữa phương pháp cắt lớp giác mạc
với laser excimer đã đạt được hầu hết các tiêu chuẩn của phẫu thuật khúc xạ:
an toàn, chính xác, hiệu quả, ổn định, nhanh phục hồi thị lực, thời gian hậu
phẫu ngắn, không đau, chế độ chăm sóc đơn giản, không làm gián đoạn nhịp
sống và công việc thường ngày của người bệnh. Chính vì vậy, LASIK đã trở
thành phẫu thuật chính yếu trong ngành khúc xạ [58], [122].
Nhược điểm lớn nhất của LASIK là biến đổi đặc tính cơ sinh học của
giác mạc. Sau khi tạo vạt, giác mạc vĩnh viễn bị chia thành hai lớp, làm thay
đổi cấu trúc giải phẫu, khiến thành giác mạc yếu đi và được đánh giá là nguyên
nhân gây dãn phình giác mạc sau phẫu thuật [59]. Vạt giác mạc còn hạn chế
biên độ điều trị của LASIK, điều này đặc biệt quan trọng trong trường hợp
giác mạc mỏng. Các biến chứng liên quan đến vạt LASIK không những có thể
xảy ra trong lúc phẫu thuật, năm đầu sau phẫu thuật mà thậm chí có thể xảy ra
nhiều năm sau phẫu thuật [45], [80], [99], [115], [130], [136], [158], [180], [184], [189]. LASIK không phải là phương pháp lựa chọn đối với những
người có đặc thù nghề nghiệp và phong cách sống dễ gặp chấn thương. Bên
cạnh đó, vạt giác mạc trong phẫu thuật LASIK còn được đánh giá là nguyên nhân
làm gia tăng quang sai sau phẫu thuật, giảm chất lượng thị giác, gây nguy cơ
xuất hiện quầng, tia quanh nguồn sáng ban đêm [40], [46], [149], [175],
[192], [198].
Phương pháp nào hạn chế các nhược điểm này của LASIK? Đó là bóc
bay bề mặt bằng laser excimer. Nhưng phẫu thuật bóc bay bề mặt lại có các
nhược điểm: đau, cộm, xốn, chói sáng, chảy nước mắt, chậm phục hồi thị lực,
nguy cơ mờ giác mạc sau phẫu thuật. Vì vậy, mặc dù PRK là phẫu thuật bóc
bay bề mặt đầu tiên, có trước LASIK, nhưng từ khi xuất hiện LASIK, số ca
phẫu thuật bằng phương pháp PRK đã giảm xuống dưới 2% vào năm 2000
[91]. Phẫu thuật bóc bay bề mặt bằng kỹ thuật LASEK kỳ vọng giữ được
những ưu điểm và hạn chế những nhược điểm của PRK và LASIK [42].
Nhưng LASEK chưa thể hiện được sự vượt trội, trong khi độc tính của cồn
pha loãng đối với giác mạc còn là vấn đề bàn cãi [48]. Cạnh đó, thao tác tách
vạt biểu mô bằng tay, phức tạp, tỉ mỉ, thời gian phẫu thuật lâu, xác suất hỏng
vạt phải chuyển qua PRK cao làm cho LASEK ít hấp dẫn và không phổ biến
[23], [41], [50], [68], [72], [113], [133], [160].
EpiLASIK – phẫu thuật bóc bay bề mặt tiên tiến với các tiêu chí: ít xâm
lấn, ít làm tổn hại cấu trúc, tạo vạt biểu mô tự động, kỹ thuật đơn giản, được
Pallikaris giới thiệu lần đầu vào năm 2003 [148], [150]. Kể từ đó phẫu thuật
bóc bay bề mặt dần lấy lại được sự quan tâm của giới chuyên môn, số lượng
phẫu thuật bóc bay bề mặt tăng trở lại, chiếm 25% trong tổng số các phẫu
thuật khúc xạ vào năm 2005 [91], [121]. EpiLASIK giúp hạn chế đáng kể các
yếu điểm của bóc bay bề mặt.
Trên thế giới đã có một số nghiên cứu về EpiLASIK [51], [121], [185].
Tại Việt nam, phẫu thuật EpiLASIK được ứng dụng từ năm 2006 tại Bệnh
viện Mắt TP Hồ Chí Minh với kết quả ban đầu khá khả quan [16], [17], [18]. Tuy nhiên đây là một vấn đề còn mới mẻ, liệu EpiLASIK có thể so sánh được
với LASIK – một tiêu chuẩn “vàng” về hiệu quả và chính xác trong phẫu
thuật khúc xạ hay không? Chưa có một nghiên cứu toàn diện để trả lời câu hỏi
này. Xuất phát từ những luận điểm trên, đề tài “Nghiên cứu ứng dụng kỹ
thuật EpiLASIK trong điều trị cận và loạn cận” được tiến hành với hai
mục tiêu
1. Đánh giá tính an toàn, hiệu quả, chính xác và sự ổn định của
phẫu thuật EpiLASIK.
2. Nhận xét những thay đổi về giải phẫu, chức năng và chất
lượng thị giác liên quan đến phẫu thuật.

tl9u757c4mrCMi5
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status