Môi trường văn hoá của môic nước khác nhau - pdf 27

Download miễn phí Môi trường văn hoá của môic nước khác nhau



A.LỜI MỞ ĐẦU 1
B.NỘI DUNG 2
I/ Quảng cáo hàng hoá xuất khẩu: 2
1. Khái niệm quảng cáo hàng hoá xuất khẩu 2
2. Sự khác biệt giữa quảng cáo hàng xuất khẩu
 với quảng cáo hàng hoá thông thường ở điểm nào? 3
II/ Những vấn đề đặt ra cho việc quảng cáo: 3
1. Môi trường văn hoá của môic nước khác nhau 4
2. Khó khăn trong việc tìm hiểu thị trường 5
3. Chi phí cho quảng cáo 6
4. Chất lượng quảng cáo 7
C. KẾT LUẬN 8
 
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Lời mở đầu
Trong nền kinh tế thị trường ngày nay các nhà doanh nghiệp phải đối đầu với nhiều vấn đề về sức cạnh tranh trên thị trường đầy biến động ngày nay. Hiện tại các doanh nghiệp đang chú ý và đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng sang thị trường các nước trên thế giới. Vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp là: làm thế nào để sản phẩm được đón nhận và được tiêu thụ nhiều tại thị trường nước ngoài? Đi tìm lời giải cho vấn đề này thực sự là một thách thức đối với các doanh nghiệp có sản phẩm xuất sang các nước khác khi họ phải đối mặt với một thị trường hoàn toàn khác so với thị trường trong nước, họ còn phải đối mặt với những vấn đề như: phải cạnh tranh với những đối thủ mạnh và am hiểu thị trường đó hơn; phải tìm hiểu một cách chi tiết và rõ ràng về thị trường đó; … Một trong những vấn đề đặt ra và cần giải quyết ngay trước mắt đó là vấn đề về quảng cáo hàng xuất khẩu, một khâu vốn đã rất yếu trong nước mà doanh nghiệp đang vấp phải vì vậy phải làm cách nào để sản phẩm Việt Nam có vị thề trên thị trường thế giới? Một mắt khâu không kém phần quan trọng trong việc xuất khẩu hàng hoá sang thị trường các nước đó là: Quảng cáo hàng xuất khẩu. Sau đây em chỉ nêu lên một vài vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm.
Em xin chân thành Thank các thầy(cô) đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này
Nội dung
I/ Quảng cáo hàng hoá xuất khẩu:
Khái niệm về quảng cáo hàng hoá xuất khẩu:
Quảng cáo (thương mại) là đưa các tin tức, hình ảnh, hiện vật giới thiệu rộng rãi về hàng hoá, tuyên truyền, giới thiệu hàng hoá đó bằng các phương tiện nghệ thuật, kỹ thuật, tâm lý nhằm thu hút sự quan tâm của người chung quanh để nâng cao, kích thích nhu cầu của họ về hàng hoá, qua đó tiêu thụ hàng hoá mạnh hơn. Hay nói cách khác quảng cáo là truyền các thông tin về sản phẩm, công ty,… qua đó đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng hoá.
Hiện nay có các loại hình quảng cáo như sau:
Quảng cáo nhằm giới thiệu sản phẩm ra thị trường(Quảng cáo ban đầu): giới thiệu với người tiêu dùng hàng hoá mới bằng cách đưa các thông tin về chất lượng, giá cả, chức năng, tác dụng, hướng dẫn tiêu dùng, điều kiện mua hàng, nguồn hàng,…
Quảng cáo cạnh tranh là quảng cáo những hàng hoá được xuất khẩu ra một thị trường nào đó nhắm giới thiệu, nhấn mạnh sự khác biệt, lợi thế của nó so với hàng hoá cùng loại trên thị trường và thuyết phục người tiêu dùng mua chính hàng đó, vì hàng vừa tốt, vừa rẻ, lại vừa thuận tiện hơn .
Củng cố vị thế hiện tại(Quảng cáo bảo vệ) nhằm mục đích giữ vững nhu cầu về hàng đang bán tại thị trường. Quảng cáo chỉ mang tính chất nhắc, lưu ý người tiêu dùng, giữ khách, gắn họ với hàng của mình.
Sự khác biệt giữa quảng cáo hàng hoá xuất khẩu và quảng cáo hàng hoá thông thường ở điểm nào?
Thực chất, quảng cáo các hàng hoá thông thường(hàng hoá trong nước) hay quảng cáo hàng hoá xuất khẩu về mục đích, nguyên tắc hay phương tiện quảng cáo đều giống nhau, nhưng quảng cáo hàng xuất khẩu có những đặc điểm riêng biệt. Muốn quảng cáo hàng hoá xuất khẩu đạt kết quả tốt, người xuất khẩu không những phải biết đặc thù của từng thị trường ngoài nước, mà phải biết thị trường đó cần gì, đòi hỏi thế nào, biết tổ chức bán buôn hay cách tiêu thụ thích hợp, biết khẩu vị, thị hiếu của khách hàng cũng như phong tục tập quán, khả năng mua của khách hàng.
Quảng cáo ngoại thương cần đòi hỏi về nội dung quảng cáo:
Phải nhằm vào đối tượng người mua cụ thể, mà ta cần đáp ứng yêu cầu của họ, hàng quảng cáo phải đáp ứng, tập quán thị trường, lưu ý các đặc điểm, thị hiếu, đúng pháp luật, phù hợp với luân lý ở đó. Quảng cáo phải thật, để người mua, người tiêu dùng có cảm tưởng đúng về hàng đó.
Thời gian, địa điểm, qui mô quảng cáo phải gắn với việc tổ chức tiêu thụ, phải tính đến mùa có nhu cầu về hàng.
Các phương tiện quảng cáo chủ yếu: báo chí, các bảng hướng dẫn giới thiệu thường xuyên, các ấn phẩm, truyền thanh, truyền hình, phim, hiện vật, mẫu hàng, áp phích, hướng dẫn sử dụng hàng (nếm, ăn thử) trưng bày giới thiệu,… Bao bì, hình vẽ ở ngoài bì cũng góp phần vào kết quả quảng cáo.
II/ Những vấn đề đặt ra cho việc quảng cáo:
Môi trường văn hoá của mỗi nước khác nhau:
Nhiều yếu tố xã hội và văn hoá khác cũng có thể làm biến đổi các triển vọng bán một sản phẩm và cách thức để thương mại hoá đó như động thái, niềm tin tôn giáo, phong tục tập quán; tóm lại là phong cách sống của dân cư. Ngay cả những công ty nổi tiếng thế giới vẫn mắc phải những sai lầm trong chiến dịch quảng cáo của họ mà hậu quả mang lại là sản phẩm của họ không được người tiêu dùng chấp nhận chỉ vì những chiến dịch quảng cáo đó không phù hợp với văn hoá ở nước ngoài. Sau đây chỉ là một vài ví dụ điển hình cũng như lí do mà quảng cáo lại gặp thất bại và đây cũng chính là bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam rút kinh nghiệm khi muốn quảng cáo hàng xuất khẩu sang các nước khác nhau trên thế giới vì mỗi nước luôn có sự khác biệt về văn hoá, chính điều đó làm nên sự phong phú, đa dạng về văn hoá của các dân tộc:
Tại ả-rập Xê-út, một tờ báo quảng cáo cho một hãng hàng không đưa ra hình ảnh một nữ tiếp viên hàng không đang phục vụ rượu Sâm-panh cho những vị khách may mắn. Sau đó rất nhiều vị khách của hãng hàng không đó đã huỷ bỏ chuyến bay mà họ đã đặt trước. Vì theo tục lệ của đất nước họ là: Phụ nữ mà không che mạng thì không được phép tiếp xúc với đàn ông và uống rượu là bất hợp pháp.
Một vài công ty của châu Âu và Mỹ đã không thể bán sản phẩm của mình ở Dubai khi họ mở chiến dịch quảng cáo tại ả-rập. 90% dân số ở đây đến từ Pakistan, ấn Độ, Iran và các nước khác, vì vậy tiến ả-rập không phải là ngôn ngữ phổ biến trên đất nước này.
Một công ty chuyên sản xuất kem đánh răng đã không thể bán sản phẩm của mình ở một vài nước trong khu vực Đông Nam á. Những người dân ở những nước này không muốn răng trắng, họ nghĩ rằng răng đen rất đẹp và họ cố làm cho răng họ đen hơn nữa.
Một doanh nghiệp đã gặp phải nhiều vấn đề trong khi họ cố gắng giới thiệu một loại cà phê uống liền sang thị trường Pháp. Vì đối với đại bộ phận người Pháp họ cho rằng để pha được một cốc cà phê đích thực là phong cách sống rất quan trọng ; cà phê uống liền đối với họ là không trang trọng.
Một hãng chuyên sản xuất bóng chơi gôn của Mỹ đã tung ra sản phẩm của họ trên thị trường Nhật Bản, chúng được đóng trong một chiếc hộp có 4 quả bóng. Nhưng rồi sau đó chúng được thay đổi lại cỡ của chiếc hộp đó. Theo tiếng Nhật thì từ “four” phát âm như từ “chết” nên họ không dám mua sản phẩm này.
Khó khăn trong việc tìm hiểu thị trường:
Nghiên cứu thị trường là một bước tiến rất quan trọng trong quá trình thâm nhập thị trường quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam. Trên thực tế các doanh nghiệp Việt Nam không thực sự chú trọng đến việc nghiên cứu thị trường nước ngoài; có một số công ty và cơ quan...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status