tốt nghiệp Marketing trong doanh nghiệp xây dựng - pdf 27

Download miễn phí Đồ án tốt nghiệp Marketing trong doanh nghiệp xây dựng



CHƯƠNG I : NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ MARKETING. 1
I. Sự ra đời và phát triển của Marketing: 1
II.Các định nghĩa về Marketing và những tư tưởng chủ đạo của Marketing: 2
1.Các định nghĩa về Marketing: 2
2. Những tư tưởng chủ đạo của Marketing: 4
III.Vai trò và các chức năng của Marketing: 4
1.Xét trên phạm vi tổng quát thì Marketing có 2 chức năng: 5
1.1.Chức năng chính trị, tư tưởng: 5
1.2. Chức năng kinh tế: 5
2.Xét theo vai trò của Marketing trong quản lý kinh tế thì có 4 chức năng: 5
2.1. Làm cho sản phẩm thích ứng với nhu cầu thị trường: 5
2.2. Chức năng phân phối: 6
2.3. Chức năng tiêu thụ hàng hoá: 7
2.4. Chức năng yểm trợ: 7
IV. Các loại Marketing: 8
1. Các lĩnh vực chuyên sâu của Marketing: 8
2. Phân loại Marketing: 8
2.1. Căn cứ vào tính chất của sản phẩm: 8
2.2. Căn cứ vào phạm vi ứng dụng: 8
2.3. Căn cứ vào thời gian và mức độ hoàn thiện lí luận: 9
3. Marketing Mix: 9
3.1. Khái niệm: 9
3.2. Các đặc tính biểu hiện của Marketing - Mix: 9
V. Hệ thống thông tin Marketing: 11
1. Nguyên nhân hình thành hệ thống thông tin Marketing: 11
2. Khái niệm hệ thống thông tin Marketing: 12
3. Các bộ phận cấu thành của hệ thống thông tin Marketing: 13
3.1. Hệ thống báo cáo nội bộ: 13
3.3. Hệ thống nghiên cứu Marketing: 13
3.4. Hệ thống phân tích thông tin: 13
VI. Tổ chức hoạt động Marketing trong doanh nghiệp: 14
VII. Khái quát về Marketing trong xây dựng: 16
CHƯƠNG II: THỊ TRƯỜNG VÀ THỊ TRƯỜNG XÂY DỰNG. 18
I. Những vấn đề chung về thị trường: 18
1. Vai trò của thị trường: 19
2. Chức năng của thị trường: 20
2.1. Chức năng thừa nhận: 20
2.2. Chức năng thực hiện: 20
2.3. Chức năng điều tiết: 21
II. Thị trường xây dựng: 22
1. Đặc điểm thị trường xây dựng : 22
2. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng: 23
2.1. Các yếu tố môi trường vĩ mô: 23
2.1.1. Môi trường công nghệ: 23
2.1.2. Môi trường kinh tế: 24
2.1.3. Môi trường xã hội: 24
2.1.4. Môi trường sinh thái: 24
2.2. Các yếu tố môi trường vi mô: 24
2.2.1. Các chủ đầu tư: 24
2.2.2. Các tổ chức cung ứng vật tư, máy móc xây dựng: 25
2.2.3. Các tổ chức tài chính tín dụng cung cấp tiền và vốn cho xây dựng: 25
2.2.4. Các đối thủ cạnh tranh: 25
2.2.5. Những người lao động xây dựng: 26
3. Phân loại và phân đoạn thị trường xây dựng: 26
3.1. Phân loại thị trường xây dựng: 26
3.2. Phân đoạn thị trường xây dựng: 28
3.2.1. Các tiêu thức để phân đoạn thị trường xây dựng: 28
3.2.2. Các yêu cầu của việc phận đoạn thị trường xây dựng: 29
3.2.3. Các phương pháp phân đoạn thị trường: 29
4. Nghiên cứu thị trường xây dựng: 30
4.1. Nội dung của việc nghiên cứu thị trường xây dựng: 30
4.1.1. Nghiên cứu nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp quan tâm: 31
4.1.2. Nghiên cứu thiết lập các địa điểm phục vụ khách hàng: 31
4.1.3. Nghiên cứu các kĩ thuật, biện pháp chiêu thị: 32
4.2. Phương pháp nghiên cứu thị trường xây dựng: 32
4.2.1. Các phương pháp thu thập thông tin: 32
4.2.2. Các phương pháp xử lý thông tin: 33
5. Dự báo thị trường xây dựng: 34
5.1. Đối tượng, quan điểm, phạm vi dự báo thị trường: 34
5.1.1. Đối tượng dự báo thị trường : 34
5.1.2. Mục đích của việc dự báo thị trường: 34
5.1.3. Tác dụng của việc nghiên cứu dự báo thị trường: 35
5.1.4. Quan điểm dự báo thị trường: 35
5.2. Các phương pháp dự báo thị trường: 35
Chương iii : chiến lược chung Marketing của doanh nghiệp . 36
I. Chiến lược chung Marketing trong chiến lược của doanh nghiệp: 36
II. Những mục tiêu của chiến lược chung Marketing: 39
1. Mục tiêu lợi nhuận: 39
2. Mục tiêu tạo thế lực trong kinh doanh: 39
3. Mục tiêu an toàn trong kinh doanh: 40
4. Mục tiêu bảo đảm việc làm và bảo vệ môi trường: 40
III. Vai trò của Marketing trong chiến lược chung của doanh nghiệp và phương hướng cơ bản của Marketing: 40
1. Vai trò của Marketing trong chiến lược của doanh nghiệp: 40
2. Phương hướng cơ bản của chiến lược Marketing: 41
IV. Phương pháp xác lập chiến lược Marketing: 42
1. Xác định mục tiêu của chiến lược: 42
2. Phân tích, dự đoán các khả năng có thể có và những yêu cầu bắt buộc: 43
2.1. Phương diện doanh nghiệp: 43
2.2. Về phương diện thị trường: 44
3. Xác lập các phương án, chiến lược có thể: 44
3.1. Lựa chọn đối tượng thực hiện: 44
3.2. Lựa chọn chiến lược duy nhất hay chiến lược phân biệt: 46
3.4. Xác định Marketing-Mix: 47
4. Đánh giá và lựa chọn phương án chiến lược : 47
4.1. Đánh giá về chất lượng: 48
4.2. Đánh giá về mặt số lượng: 48
V. Nôi dung của chiến lược Marketing trong doanh nghiệp: 50
VI. Khái quát về chiến lược Marketing trong doanh nghiệp xây dựng: 51
Chương iv: các chính sách Marketing của doanh nghiệp . 53
I. Chính sách sản phẩm: 53
1. Vị trí của chính sách sản phẩm trong chiến lược Marketing: 54
2. Nội dung của chính sách sản phẩm: 55
2.1. Chính sách chủng loại sản phẩm: 55
2.2. Chính sách củng cố và phát triển uy tín sản phẩm hiện tại: 56
2.3. Chính sách phát triển sản phẩm mới: 56
2.4. Chính sách nhãn hiệu sản phẩm: 57
2.5. Chính sách bao gói: 57
2.6. Chính sách hoàn thiện và nâng cao các đặc tính sử dụng sản phẩm trong sự thích ứng với nhu cầu người tiêu dùng: 58
3. Chu kỳ sống của sản phẩm: 58
4. Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới: 60
II. Chính sách giá: 63
1. Tầm quan trọng của chính sách giá trong chiến lược Marketing của doanh nghiệp: 63
2. Các mục tiêu của chính sách giá: 64
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định giá - những yêu cầu bắt buộc của chính sách giá: 64
3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định giá: 64
3.2. Những yêu cầu bắt buộc của chính sách giá: 66
4. Một số phương pháp định giá: 66
4.1. Hai quan điểm định giá hay hai chính sách giá: 66
4.2. Một số phương pháp định giá: 67
4.3. Các bước trong chương trình định giá: 69
5. Một số chiến lược giá: 72
5.1. Chiến lược định giá cao: 72
5.2. Chiến lược định giá thấp: 72
5.3. Chiến lược định giá theo thị trường: 73
5.4. Chiến lược phân hoá giá: 73
6. Chính sách giá trong doanh nghiệp xây dựng: 73
III. Chính sách phân phối: 74
1. Tổng quan về phân phối trong hoạt động Marketing: 74
1.1. Khái niệm về phân phối: 74
1.2. Vai trò, chức năng của phân phối: 74
1.3. Các loại kênh phân phối: 75
2.1. Khái niệm và bản chất của chính sách phân phối: 77
2.2. Một số chính sách phân phối: 77
2.2.1. Chính sách phân phối rộng rãi không hạn chế: 77
2.2.2. Chính sách phân phối độc quyền: 77
2.2.3. Chính sách phân phối có lựa chọn: 78
3. Một số đặc điểm của chính sách phân phối trong Marketing của doanh nghiệp xây dựng: 78
IV. Chính sách xúc tiến: (kỹ thuật yểm trợ Marketing) 79
1. Khái quát về chính sách xúc tiến: 79
2. Quảng cáo: 80
2.1. Khái niệm về quảng cáo: 80
2.2. Chức năng của quảng cáo: 81
2.3. Các phương tiện quảng cáo 81
2.4. Mục tiêu của quảng cáo: 82
2.5. Kênh quảng cáo: 82
2.6. Yêu cầu của 1 thông điệp quảng cáo: 83
2.7. Thiết lập một chương trình quảng cáo của doanh nghiệp: 83
3. Xúc tiến bán hàng: 83
3.1. Khái niệm xúc tiến bán hàng: 83
3.2. Nội dung của xúc tiến bán hàng: 84
3.3. Xây dựng các mối quan hệ công chúng: 84
4. Yểm trợ bán hàng: 85
5. Chính sách xúc tiến trong doanh nghiệp xây dựng: 85
I. Giới thiệu về Công ty đường 126: 87
II. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đường 126: 90
III. Thực trạng hoạt động Marketing của Công ty đường 126: 90
1. Khả năng cạnh tranh của Công ty đường 126 trong thị trường xây dựng: 90
2. Thị trường hoạt động của Công ty đường 126: 91
3. Nhận thức về Marketing: 92
4.1. Mục tiêu lợi nhuận: 94
4.1.1. Các hoạt động của Công ty nhằm thực hiện mục tiêu lợi nhuận: 98
4.1.2. Những vấn đề còn tồn tại khi Công ty đường 126 thực hiện mục tiêu lợi nhuận: 100
4.2. Mục tiêu tạo thế lực trong kinh doanh: 102
4.3. Mục tiêu an toàn trong kinh doanh: 108
4.4. Mục tiêu bảo đảm việc làm và bảo vệ môi trường: 108
4.4.1. Mục tiêu bảo đảm việc làm: 108
4.4.2. Mục tiêu bảo vệ môi trường: 109
CHƯƠNG VI : XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÔNG TY ĐƯỜNG 126 TRONG THỜI GIAN TỚI. 111
1. Mục tiêu lợi nhuận: 111
1.1. Giai đoạn định hướng (chưa xuất hiện hợp đồng xây dựng): 111
1.2. Giai đoạn xuất hiện hợp đồng xây dựng, Công ty tiến hành dự thầu: 113
1.3. Giai đoạn trúng thầu, tiến hành thi công xây lắp: 120
1.4. Giai đoạn kết thúc hợp đồng, bàn giao thanh quyết toán công trình: 120
2. Mục tiêu tạo thế lực trong kinh doanh: 120
3.Mục tiêu an toàn trong kinh doanh: 122
4. Mục tiêu bảo đảm việc làm và bảo vệ môi trường: 123
-KẾT LUẬN- 124
-TÀI LIỆU THAM KHẢO- 125
1. Marketing căn bản. 125
2. Marketing lý luận cơ bản và ứng xử trong kinh doanh. 125
3. Marketing xây dựng. 125
4. Marketing lý luận và nghệ thuật ứng xử trong kinh doanh. 125
5. Thống kê trong xây dựng cơ bản. 125
6. Tìm hiểu nghệ thuật kinh doanh. 125
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


pháp công nghệ và tổ chức thi công quyết định. Đồng thời danh tiếng của, uy tín, kinh nghệm của nhà thầu là nhân tố quan trọng để giành hợp đồng. Doanh nghiệp chỉ có thể có được danh tiếng, uy tín, kinh nghiệm tốt khi xây dựng được chính sách sản phẩm đúng đắn.
- Ngày nay, tiến bộ khoa học kỹ thuật đã đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh, do đó một số sản phẩm mới ra đời, công nghệ sản xuất mới trong xây dựng được ra đời. Từ cạn tranh về giá dần dần xu hướng cạnh tranh về chất lượng. Từ đó cơ cấu về nhu cầu tiêu dùng cũng có sự thay đổi theo. Điều này sẽ dẫn đến việc chất lượng và kiểu dáng sản phẩm có nhu cầu thay đổi theo để phù hợp. Vì thế doanh nghiệp càng thấy rõ vai trò của chính sách sản phẩm, nó trở thành một vũ khí sắc bén trong cuộc cạnh tranh trên thương trường.
Sơ đồ chính sách sản phẩm tạo điều kiện để thực hiện mục tiêu chiến lược Marketing của doanh nghiệp:
Sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường
Khả năng tiêu thụ sản phẩm
Khả năng thu lợi nhuận
Mục tiêu chiến lược Marketing
Chính sách sản phẩm
2. Nội dung của chính sách sản phẩm:
2.1. Chính sách chủng loại sản phẩm:
Với một loại sản phẩm thì doanh nghiệp sẽ khó tránh khỏi rủi ro, vì vậy doanh nghiệp phải quan tâm đến việc soạn thảo một chính sách chủng loại sản phẩm thích hợp, chính sách chủng loại sản phẩm hay còn gọi là chính sách thang sản phẩm. Xác định đúng chủng loại sản phẩm thì đoi khi doanh nghiệp không cần đầu tư thêm mà chỉ cần thay đổi cơ cấu sản phẩm cũng có thể làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên.
Thang sản phẩm A Thang sản phẩm B
Dòng sản phẩm A1......Dòng sản phẩm An B1........................Bn
sản phẩm A11.... sản phẩm An1 B11.....................Bn1
sản phẩm A12..... sản phẩm An2 B12.....................Bn2
................... ..................... .................................
sản phẩm A1m..... sản phẩm Anm B1m..................Bnm.
Thang sản phẩm là nhóm sản phẩm cùng thoả mãn nhu cầu nào đó. Và doanh nghiệp có thể áp dụng chính sách một hay nhiều thang sản phẩm, thang rộng hay thang hẹp. Các thang sản phẩm của doanh nghiệp không nhất thiết có liên quan đến nhau về mặt công nghệ sản xuất.
- Chính sách thang hẹp và ít thang cho phép doanh nghiệp tập trung vào một số sản phẩm hay một số thị trường có lợi nhất song khả năng đảm bảo an toàn trong kinh doanh không lớn, đòi hỏi có sự chuyên môn hoá cao. Và khi sản phẩm ở pha suy thoái mà không có sản phẩm mới thay thế kịp thời thì dễ phá sản.
- Chính sách nhiều thang và thang rộng cho phép doanh nghiệp đồng thời triển khai việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường song khả năng của doanh nghiệp bị phân tán, doanh nghiệp phải có chính sách đa dạng hoá sản phẩm có nghĩa là phải có chính sách Marketing trên phạm vi rộng. Đối với doanh nghiệp xây dựng thì có thể có các lĩnh vực: hoạt động xây lắp, sản xuất công nghệ, hoạt động dịch vụ. Tuỳ theo tình hình của doanh nghiệp (kỹ thuật, tài chính, quản lý...) để lựa chọn chính sách sản phẩm 1 thang, 2 thang hay 3 thang. Thông thường chính sách nhiều thang và thang rộng phù hợp với Tổng công ty lớn, chính sách thang hẹp và ít thang phù hợp với các doanh nghiệp xây dựng vừa và nhỏ.
2.2. Chính sách củng cố và phát triển uy tín sản phẩm hiện tại:
Chính sách này áp dụng cho những sản phẩm hiện tại đã có uy tín để chuyển khách hàng trung thành điểm mềm (vừa sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp vừa sử dụng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh) thành khách hàng trung thành điểm cao (là khách hàng chỉ sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp). Trong xây dựng thì những sản phẩm xây dựng phải trải qua thời gian sử dụng rất dài mới thấy được uy tín của sản phẩm. Do đó các công trình phải đảm bảo chất lượng, thi công đúng tiến độ từ đó mới tạo nên vị thế cho doanh nghiệp trên thị trường .
2.3. Chính sách phát triển sản phẩm mới:
Đây là chính sách đổi mới chủng loại sản phẩm, hướng vào việc phát triển một số loại sản phẩm mới cho thị trường hiện tại hay cho thị trường mới. Việc phát triển sản phẩm mới có thể được triển khai theo các hướng sau:
- Tạo ra sản phẩm mới trên cơ sở nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới hay là mua phát minh, bản quyền sản phẩm mới.
- Làm thay đổi hình dáng, màu sắc sản phẩm trên cơ sở những sản phẩm hiện tại nhằm làm tăng tính hấp dẫn của sản phẩm.
- Bổ khuyết và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Để có những chính sách phát triển sản phẩm mới thì các doanh nghiệp phải thường xuyên bám sát, nghiên cứu thị trường và phải có một ngân sách đủ lớn để nghiên cứu phát triển sản phẩm mới. Từ đó doanh nghiệp phải có quyết định kịp thời, đúng đắn để tung sản phẩm mới ra thị trường.
Đối với doanh nghiệp xây dựng thì việc đưa sản phẩm mới ra thị trường có thể tiếp cận theo 3 hướng:
- Phát triển theo phương ngang: tìm ra những sản phẩm lân cận với sản phẩm cũ có cùng điều kiện sản xuất như nhau(như trong ngành cầu thì có thể xây dựng cầu thép, cầu bê tông từ đó phát triển việc làm cầu vượt, cầu dây văng, cầu treo).
- Phát triển theo phương dọc: phát triển về phía trước và phía sau sản phẩm cũ (như công nghệ sản xuất, xử lý kỹ thuật...).
- Phát triển sản phẩm hoàn toàn mới: là những sản phẩm từ trước đến nay doanh nghiệp chưa từng sản xuất.
2.4. Chính sách nhãn hiệu sản phẩm:
Nhãn hiệu sản phẩm là những dấu hiệu để phục vụ cho việc xác địnhvà phân biệt những sản phẩm khác nhau của doanh nghiệp hay các sản phẩm khác nhau của doanh nghiệp khác nhau. Hình thức biểu hiện của nhãn hiệu sản phẩm là theo tên doanh nghiệp, bằng chữ viết, bằng biểu tượng.
Có 2 loại chính sách nhãn hiệu sản phẩm:
- Chính sách đa nhãn hiệu: mỗi một sản phẩm của doanh nghiệp được thiết kế một nhãn hiệu riêng.
- Chính sách một nhãn hiệu: tất cả các sản phẩm của doanh nghiệp được sử dụng chung một nhãn hiệu.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng thì chính sách nhãn hiệu sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm vì khách hàng chỉ ưa chuộng hay ưa dùng các sản phẩm của các hãng nổi tiếng như mỹ phẩm Debon, quần áo giầy dép Versace... Còn đối với sản phẩm xây dựng thì chính sách nhãn hiệu sản phẩm được thực hiện thông qua việc sản xuất sản phẩm.
2.5. Chính sách bao gói:
Bao gói là vật bao phủ, chứa đựng sản phẩm. Trong kinh doanh hiện đại thì bao gói có 2 chức năng là:
- Chức năng kỹ thuật: bảo vệ sản phẩm tránh những tác động của môi trường làm giảm chất lượng sản phẩm...
- Chức năng bán hàng hay là chức năng thông tin quảng cáo sản phẩm.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thì việc thiết kế bao gói, hoạch định chính sách bao gói có thể vận dụng các chính sách bao gói như: chính sách bao gói độc đáo gây ấn tượng, chính sách bao gói sử dụng 1 lần, nhiều lần...
Đối với các doanh nghiệp sản xuất xây lắp thì việc bao gói chính là hàng rào bảo vệ công trình, thông tin trên hàng rào... từ đó tạo uy tín và quảng cáo sản phẩm cho doanh nghiệp.
2.6. Chính sách hoàn thiện và nâng cao các đặc tính sử dụng sản phẩm trong sự thích ứng với nhu cầu người tiêu dùng:
Chính sách...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status