Thực trạng kế toán vật liệu tại Công ty thương mại và sản xuất vật tư thiết bị giao thông vận tải - pdf 27

Download miễn phí Thực trạng kế toán vật liệu tại Công ty thương mại và sản xuất vật tư thiết bị giao thông vận tải



Qua thời gian thực tập tại công ty thương mại và sản xuất vật tư thiết bị GTVT, được tiếp xúc với bộ máy kế toán của công ty cộng với sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ phòng phòng TC-KT em nhận thấy rằng là một DNNN chuyên sản xuất hàng tiêu dùng, công ty thương mại và sản xuất vật tư thiết bị GTVT luôn luôn phấn đấu không ngừng trong việc tìm kiếm thị trường và khách hàng, thu hút đầu tư mở rộng sản xuất và nâng cao trình độ kiến thức chung cho toàn thể cán bộ công nhân viên cả về chiều rộng lẫn chiều sâu nhằm đáp ứng kịp với nhu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường.
 Những năm gần đây trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường trong nước cũng như ngoài nước, công ty vẫn đứng vững và tự khẳng định mình trong việc nắm bắt nhu cầu cũng như thị hiếu của người tiêu dùng nhằm đưa ra những sản phẩm mới phù hợp với thị trường.
 Cùng chung với sự phát triển đó của công ty thì hệ thống quản lý nói chung và và quản lý hạch toán nguyên vật liệu nói riêng đã không ngừng hoàn thiện để đáp ứng với yêu cầu quản lý của công ty. Việc hoàn thiện công tác kế toán vật liệu sản xuất sẽ giúp cho công ty kinh doanh một cách năng động và có hiệu quả hơn.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


m vi áp dụng : Phù hợp trong các doanh nghiệp có khối lượng các nghiệp vụ kinh tế xuất nhập vật liệu diễn ra thường xuyên, nhiều chủng loại vật liệu và đã xây dựng được hệ thống danh điểm vật liệu dùng giá hạch toán để hạch toán, yêu cầu quản lí và trình độ kế toán của doanh nghiệp tương đối cao.
1.6. Kế toán tổng hợp vật liệu:
Việc mở các tài khoản tổng hợp, ghi chép sổ kế toán và xác định giá trị hàng tồn kho, giá trị hàng hoá bán ra hay xuất dùng tuỳ từng trường hợp vào việc doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên hay phương pháp kiểm kê định kỳ.
1.6.1. Kế toán tổng hợp vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên:
Phương pháp kê khai thường xuyên là việc nhập, xuất vật tư, hàng hoá được thực hiện thường xuyên liên tục căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất kho để ghi vào TK nguyên vật liệu tương ứng.
Tài khoản sử dụng :
- TK 152 Nguyên liệu, vật liệu
- TK 331 Phải trả người bán
Ngoài các tài khoản trên kế toán còn sử dụng các tài khoản liên quan khác như TK 111,112, 141, 128, 222, 241 , 411, 627, 641 , 642...
Trình tự kế toán vật tư, hàng hoá theo phương pháp
kê khai thường xuyên
TK 111,112,141,331 TK 152, 156 TK 621
Tăng do mua ngoài Xuất dùng để chế tạo SP
nhập kho
( Trường hợp tính VAT :
- Trực tiếp : giá nhập là
tổng giá thanh toán.
- Khấu trừ : giá nhập
không bao gồm VAT )
TK 222, 228, 411 TK 627, 632, 641, 642
Tăng vật tư, hàng hoá từ Xuất dùng để phục vụ
nguồn khác n/cầu khác & xuất bán
1.6.2. Kế toán vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ :
Phương pháp kiểm kê định kỳ không phản ánh thường xuyên liên tục tình hình nhập, xuất kho vật tư, hàng hoá ở các TK hàng tồn kho.
Tài khoản sử dụng :
TK 152 khác với phương pháp kê khai thường xuyên đối với các doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ thì TK 152 (151) không dùng để theo dõi tình hình nhập xuất trong kỳ mà chỉ dùng để kết chuyển giá trị thực tế vật liệu và hàng mua đi đường lúc đầu kỳ, cuối kỳ vào TK 611-mua hàng.
Ngoài ra kế toán cũng sử dụng được các TK liên quan khác như phương pháp kê khai thường xuyên.
Sổ kế toán tổng hợp vật liệu :
- Sổ chi tiết thanh toán với người bán ( TK 331)
- Bảng kê số 3 : Tính giá thành thực tế vật liệu.
- Nhật ký chứng từ số 5.
- Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu.
Trình tự kế toán vật tư, hàng hoá theo phương pháp kiểm kê định kỳ
TK 152, 153, 156 TK 611 TK 627, 641, 642
Kết chuyển hàng tồn Vật tư, hàng hoá xuất
đầu kỳ dùng cho SXKD
TK 111, 112, 141, 331... TK 157, 632
Nhập kho vật tư Vật tư, hàng hoá bán ra
hàng hoá ( cuối kỳ )
Cuối kỳ, kết chuyển hàng tồn cuối kỳ
Chương II
thực trạng kế toán vật liệu tại công ty thương mại và sản xuất Vật Tư Thiết Bị GTVT
2.1. đặc điểm chung của Công ty thương mại và sản xuất VTTB.GTVT
2.1.1 Lịch sử phát triển của Công ty :
Công ty thương mại và sản xuất vật tư thiết bị giao thông vận tải tên giao dịch là:
TRADING AND MANUFACTURING EQUIPMENT MATERIALS FOR TRANSPORTATION COMPANY
Tên viết tắt T.M.T
Công ty được thành lập từ năm 1976 theo quyết định số 410 QĐ/TCCB-LĐ ngày 27/10/1976 với tên gọi “ Công ty vật tư thiết bị cơ khí GTVT “ hoạt động theo cơ chế bao cấp. Trụ sở đóng tại số 83 phố Triều khúc - Quận Thanh xuân bắc - TP. Hà nội.
Đến năm 1993 theo sự sắp xếp lại các DNNN, Bộ GTVT ra quyết định số 602 QĐ/ TCCB-LĐ ngày 05/4/1993, thành lập DNNN : Công ty vật tư thiết bị cơ khí GTVT trên cơ sở Công ty vật tư thiết bị cơ khí GTVT cũ và trực thuộc Liên hiệp xí nghiệp cơ khí GTVT. Doanh nghiệp được tổ chức theo hình thức Quốc doanh hạch toán độc lập, với ngành, nghề kinh doanh chủ yếu là sản xuất và cung ứng vật tư thiết bị cơ khí GTVT.
Năm 1998 với sự phát triển mạnh mẽ của cơ chế thị trường, cùng với những quy định về chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm quản lý Nhà nước và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ GTVT, để đáp ứng kịp thời yêu cầu của một nền kinh tế mở , Bộ GTVT đã ra quyết định số 2195/1998/QĐ-BGTVT ngày 01/9/1998 đổi tên DNNN: “ Công ty vật tư thiết bị cơ khí GTVT “ thành: “Công ty thương mại và sản xuất vật tư thiết bị GTVT “ trực thuộc Tổng công ty cơ khí GTVT. Đây là thời kỳ thay đổi cơ bản về tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh, chuyển đổi từ mô hình quản lý “Liên hiệp xí nghiệp“ sang mô hình quản lý “Tổng công ty” với ngành, nghề bổ sung: Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư , thiết bị, phụ tùng, phương tiện vận tải, nông sản và hàng tiêu dùng; Đại lý, kinh doanh vật tư, thiết bị, phụ tùng, vật liệu xây dựng và dịch vụ vận tải hàng hoá.
Với chức năng và nhiệm vụ của một DNNN, nhất là trên lĩnh vực sản xuất và thương mại trong cơ chế thị trường cạnh tranh quyết liệt, bên cạnh đó những tồn tại do cơ chế cũ để lại không ít, nhưng Công ty luôn chủ động tìm kiếm thị trường dần khắc phục những khó khăn bất cập để tìm chỗ đứng trong hoàn cảnh mới.
Với ngành nghề phong phú và đa dạng, cùng với sự nỗ lực của toàn thể ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty, Công ty đã từng bước khẳng định mình và ngày càng phát triển. Các chỉ tiêu như : Doanh thu, nộp ngân sách và thu nhập bình quân của Công ty luôn tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước.
Năm
Các chỉ tiêu
1999
2000
2001
KH 2002
- Doanh thu
68 tỷ đồng
164 tỷ đồng
333 tỷ đồng
380 tỷ đồng
- Nộp NSNN
10 tỷ đồng
40 tỷ đồng
58 tỷ đồng
60 tỷ đồng
- TNBQ
1,2 tr.đ
1,8 tr.đ
2,0 tr.đ
2,2 tr.đ
Nhìn chung, Công ty thương mại và sản xuất vật tư, thiết bị GTVT là một doanh nghiệp có quy mô nhỏ với số vốn kinh doanh ban đầu là: 190 triệu đồng.
Trong đó: - Vốn lưu động: 76 triệu đồng
- Vốn cố định: 114 triệu đồng.
Theo nguồn vốn: - Vốn ngân sách cấp: 115 triệu đồng
- Nguồn vố công ty tự bổ sung: 75 triệu đồng.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, Công ty cũng từng bước đi lên và đạt được những thành công rực rỡ.
Sau nhiều năm hoạt động, số vốn kinh doanh của công ty tăng lên đáng kể.
Năm 1999, tổng tài sản của công ty là 27.551.624.254 đồng, trong đó:
- Tài sản lưu động : 25.408.078.066 đồng
- Tài sản cố định : 2.143.546.188 đồng
Theo nguồn vốn:
- Nợ phải trả : 25.708.607.643 đồng
- Nguồn vốn chủ sở hữu : 1.843.016.611 đồng
Trong năm, nguồn vốn kinh doanh là: 1.316.939.650 đồng. Trong đó:
- Vốn ngân sách : 524.124.510 đồng
- Vốn tự bổ sung của công ty : 792.815.140 đồng
Năm 2000, tổng tài sản của công ty là : 62.138.256.261 đồng, trong đó:
- Tài sản lưu động : 57.951.606.794 đồng
- Tài sản cố định : 4.186.649.467 đồng
Theo nguồn vốn:
- Nợ phải trả : 60.692.752.947 đồng
- Nguồn vốn chủ sở hữu: 1.445.503.314 đồng
Trong năm 2001, nguồn vốn kinh doanh là : 1.205.157.442 đồng. Trong đó:
- Vốn ngân sách: 724.124.510 đồng
- Còn lại là số vốn tự bổ sung của công ty.
Về lợi nhuận, từ khi bắt đầu hoạt động đến nay, lợi nhuận hàng năm của công ty luôn cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu qủa.
Năm 1999, con số đó là 544.530.553 đồng. Nộp cho ngân sách nhà nước: 9.671.111.166 đồng.
Đến năm 2000, doanh thu của công ty tăng cao so với năm trước nhưng lợi nhuận lại giảm, do khoản ch...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status