Thực trạng cạnh tranh của ngành may mặc nhìn nhận dưới góc độ "Mô hình năm lực lượng" - pdf 27

Download miễn phí Thực trạng cạnh tranh của ngành may mặc nhìn nhận dưới góc độ "Mô hình năm lực lượng"



I. Phần một: Lý luận chung về mô hình năm lực lượng của Michael Porter.
1. Mức độ căng thẳng của sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành.
2. Mối đe doạ của những người gia nhập mới.
3.Mối đe doạ của các sản phẩm thay thế.
4. Sức mạnh của người mua.
5. Sức mạnh của những nhà cung ứng.
- Phần hai: Thực trạng cạnh tranh của ngành may mặc nhìn nhận dưới góc độ "mô hình năm lực lượng".
I. Tìm hiểu chung về ngành may mặc.
II. Thực trạng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành.
1. Mức độ ganh đua giữa các đối thủ đang hiện hữu trong ngành.
2. Mối đe doạ của những người gia nhập mới.
3. Sức mạnh của người cung ứng.
4. Sức mạnh của người mua.
5.Mối đe doạ thay thế của các sản phẩm thay thế.
- Phần ba: Phương hướng và biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành may mặc nước ta.
I. Những quan điểm chính.
II. Những giải pháp cụ thể.
1. Giải pháp về mối quan hệ liên kết.
2. Giải pháp về tăng khả năng cạnh tranh cho hàng may mặc xuất khẩu.
3. Các biện pháp về nâng cao khả năng cạnh tranh chung cho ngành may mặc.
4. Giải pháp về nâng cao năng lực của ngành may mặc trong tiến trình hội nhập.
 
 
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


g tập trung và mua dung lượng càng lớn thì sẽ có khả năng chịu nhiều hơn.
2.2. Chi phí chuyển của người mua.
Nếu chi phí chuyển của người mua càng cao thì họ sẽ ít khả năng chịu hơn, vì họ sợ rằng công việc kinh doanh của họ ở nơi khác sẽ có độ tin cậy thấp hơn.
2.3. Thông tin của người mua: Người mua được thông tin tốt sẽ có nhiều khả năng chịu hơn.
2.4. Mối đe doạ của việc người mua liên kết dọc ngược trở lại nguồn nguyên liệu: Nếu người mua có khả năng đe doạ ngành bằng việc liên kết dọc nhược thì họ sẽ có khă năng chịu nhiều hơn.
2.5. Sự tồn tại của các sản phẩm thay thế:
Nếu có các sản phẩm thay thế có thể được cho các sản phẩm của ngành ở mức độ cao thì người mua sẽ có khă năng chịu lớn hơn.
V. Sức mạnh của người cung ứng.
Lực lượng này được xác định bởi các yếu tố sau:
1. Sự khác biệt của đầu vào.
Nếu các doanh nghiệp trong một ngành phụ thuộc vào những dạng khác nhau của một đầu vào do những người cung ứng riêng lẻ sản xuất ra thì những người cung ứng này sẽ tương đối mạnh.
2. Chi phí của việc chuyển sang người cung ứng khác.
Nếu các chi phí này là cao thì người cung ứng có thể tương đối mạnh vì các doanh nghiệp phải chịu chi phí khi chuyển sang người cung ứng khác.
3. Sự sẵn có của các đầu vào thay thế.
Nếu các đầu vào thay thế là sẵn có thì sức mạnh của người cung ứng sẽ giảm.
4. Sự tập trung của người cung ứng.
Mức độ tập trung hoá cao giữa những người cung ứng sẽ có xu hướng tạo cho họ sức mạnh, đặc biệt là những người cung ứng tập trung hơn những người mua.
5. Tầm quan trọng của dung lượng đối với những người cung ứng.
Nếu những người cung ứng vì lợi nhuận hay vì sự tồn tại của mình mà phụ thuộc vào việc duy trì dung lượng lớn sẽ có xu hướng có ít sức mạnh mặc cả hơn.
6. Chi phí tương đối so với tổng chi phí mua của ngành.
Nếu chi phí của các đầu vào mua từ một người cung ứng cụ thể là một phần quan trọng của tổng chi phí của ngành htì người cung ứng sẽ thấy doanh nghiệp khó có thể mua chịu được. Ngược lại, nếu một ngành cung ứng các đầu vào chỉ là một phần nhỏ trong tổng chi phí của người sử dụng thì nó sẽ thấy là có thể đặt giá cao hơn rất nhiều.
7. ảnh hưởng của các đầu vào đến chi phí hay sự khác biệt sản phẩm.
Sức mạnh của người cung ứng cũng phụ thuộc vào tầm quan trọng của các đầu vào trong khả năng duy trì chi phí thấp hay để làm cho sản phẩm khác biệt. Nếu số lượng của các đầu vào hay chi phí của nó là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngành thì những người cung ứng sẽ có sức mạnh mặc cả đáng kể.
8. Mối đe doạ của việc liên kết xuôi của những người cung ứng.
Nếu việc liên kết xuôi của những người cung ứng trong một ngành là dễ dàng thì những người cung ứng sẽ có sức mạnh mặc cả đáng kể. Bất kỳ sự cố gắng nào từ các doanh nghiệp trong ngành để có được mức giá đầu vào thấp cũng có thẻe được đáp lại bằng việc những người sản xuất xây dựng các thiết bị sản xuất cho riêng họ.
Kết luận rút ra từ phương pháp năm lực lượng:
ứng dụng của kỹ thuật năm lực lượng này đòi hỏi một nghiên cứu đáng kể về ngành đang xem xét, đòi hỏi phân tích một loạt các yếu tố và việc sử dụng việc đánh giá để tổng hợp tất cả các yếu tố ảnh hưởng dến mỗi lực lượng. Nhưng khi việc phân tích đã hoàn thành thì có thể tập trung vào các lĩnh vực quan trọng nhất của sự cạnh tranh để nắm vững ngành đang xem xét, chú ý ít hơn đến các đặc điểm không quan trọng. Cũng có thể đánh giá " sự hấp dẫn" nói chung của mỗi ngành trên quan điểm của những doanh nghiệp nằm trong đó.
Phần hai.
Thực trạng cạnh tranh của ngành may mặc nhìn nhận dưới góc độ " mô hình năm lực lượng ".
I. Tìm hiểu chung về ngành may mặc Việt Nam hiện nay.
Đất nước đang trên con đường đổi mới, nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển do đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước cũng như những nỗ lực không ngừng của mọi tần lớp nhân dân, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao rõ rệt. Chính vì thế nhu cầu may mặc cũng ngày càng tăng lên cư về số lượng và chất lượng. Công nghiệp may mặc cũng đã góp phần đáng kể vào việc cung cấp các sản phẩm phục vụ đông mọi tầng lớp nhân dân với nhiều chủng loại phong phú, mẫu mã, giá cả khác nhau phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng. Trong lúc đó, chính sách mở cửa nền kinh tế, đa dạng hoá các thành phần kinh tế đã cho phép các cá nhân, doanh nghiệp đầu tư phát triển mọi ngành nghề trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Với nhu cầu phong phú của thị trường, chính sách khuyến khích phát triển của Nhà nước cũng như tiềm năng lớn của thị trường nhân công dồi dào và nhiều điều kiện thuận lợi khácc, ngành may mặc nước ta đang trên con đường phát triển đầy hứa hẹn.
Nghành may mặc Việt Nam hiện nay thu hút gần một triệu lao động, tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tính từ năm 1988 đến tháng sáu năm 2001 là trên 2.7 tỷ USD, có một tổng công ty với tổng giá trị tài sản trên 5200 tỷ đồng, hơn 200 công ty, xí nghiệp, 01 viện nghiên cứu thời trang, 03 trường đào tạo công nhân kỹ thuật chuyên ngành....Nếu so sánh về tổng kim ngạch xuất khẩu và só lượng công nhân thì ngành dệt may nói chung và ngành may mặc nói riêng quả thật là một trong số ít ngành dẫn đầu về kim ngạch và giải quyết việc làm cho người lao động. May mặc chiếm gần 20% tổng số lao động công nghiệp của cả nước và là ngành kinh tế xã hội phát triển để giải quyết việc làm là chủ yếu.
Tốm lại, may mặc là ngành không đòi hỏi vốn lớn lại thu hồi vốn nhanh và sử dụng nhiều lao động nên nó là ngành được nhiều nước tham gia.
II. Thực trạng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành.
Mười năm vừa qua, ngành may mặc Việt Nam phát triển khá nhanh. Mức tăng trưởng bình quân đạt 23,8%/ năm, trở thành ngành xuất khẩu chiếm vị thế thứ hai sau dầu thô, đến năm 2001 đã giải quyết việc làm cho gần một triệu người lao động. Chính phủ đã xác định dây là một thế mạnh của Việt Nam cần đầu tư tập trung sản xuất. Do vậy, trong những năm gần đây quy mô của ngành may mặc nước ta ngày càng gia tăng với sự ra đời của hàng loạt các doanh nghiệp, các cơ sở dệt may, may mặc với đủu mọi thành phần. Hơn nữa, do sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế, các doanh nghiệp may mặc hiện nay đang cùng hoạt động trong môi trường nền kinh tế thị trường thường xuyên biến động. Chính vì vậy , các cơ sở, các doanh nghiệp may mặc tất yếu khó tránh khỏi sự cạnh tranh nhằm giành giật thi trường của nhau để thúc đẩy tiêu thụ và tăng thu lợi nhuận.
Vận dụng "mô hình năm lực lượng cạnh tranh" của giáo sư Michael Porter để phân tích tình hình cạnh tranh nói trên có thể lý giải phần nào taị sao mức lợi nhuận đối với các dơn vị sản xuất may mặc vẫn còn thấp.
1. Mức độ ganh đua giữa các đơn vị đang hiện hữu trong ngành.
Những năm ggần đây, ngành may đã trở thành một trong những ngành công nghiệp quan trọng trong nền kinh té quốc dân và hiện nay là một ngành xuất khẩu mũi nhọn của nước ta. Đặc b...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status