Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Hà Tây - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Hà Tây



Lời nói đầu . 01
 
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG NHTM . 02
I. Tín dụng Ngân hàng thương mại . 02
I.1. Sự ra đời và phát triển . . 02
I.2. Khái niệm về tín dụng . 03
I.3. Đặc điểm tín dụng . . 04
I.4. Một số vấn đề cơ bản của tín dụng . 05
I.5. Tầm quan trọng 07
II. Hiệu quả tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng . 09
II.1. Hiệu quả tín dụng . . 09
II.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng . 10
II.3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng 14
 
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NHNo & PTNT HÀ TÂY .
21
I. Lịch sử hình thành và phát triển . 21
I.1. Các năm 1988 – 1991 . 21
I.2. Các năm 1991 – 1996 27
I.3. Các năm 1996 – 2003 . 33
II. Cơ cấu tổ chức . . 39
II.1. Mô hình cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT Hà Tây . 39
II.2. Chức năng nhiệm vụ của NHNo & PTNT . 42
III. Thực trạng hoạt động tín dụng của NHNo & PTNTHT . 50
III.1. Nhìn ra thế giới . 50
III.2. Tình hình trong nước . 51
III.3. Kết quả hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT Hà Tây năm 2002 và 2003 . 53
 
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NHNo & PTNTHT . 68
I. Mục tiêu công tác tín dụng của NHNo & PTNT Hà Tây năm 2004 . 68
II. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng NHNo & PTNT Hà Tây . 68
II.1. Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng . 68
II.2. Phân loại khách hàng . 69
II.3. Thẩm định dự án tín dụng . 70
II.4. Tăng cường giám sát trong suốt quá trình cho vay . 71
II.5. Xử lý nợ xấu 72
II.6. Nâng cao chất lượng nhân sự . 73
II.7. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng . 74
III. Những kiến nghị nhằm thực hiện các biện pháp . 74
III.1. Đối với NHNo & PTNT Hà Tây . 74
III.2. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Chính phủ 75
Kết luận . . 77
Tài liệu thao khảo . . 78
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


a lớn. Qua kiểm tra 12 huyện đã xuất hiện một số trường hợp như: vay vốn sử dụng sai mục đích không trả được nợ. Sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhưng không trả nợ; hay sản xuất thua lỗ không trả nợ được.
Năm 1993, Ngân hàng Nông nghiệp Hà Tây thực thi các mặt công tác trong tình có thuận lợi hơn so với năm 1992. Trong việc huy động vốn, Ngân hàng Nông nghiệp Hà Tây nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới bàn tiết kiệm, một hình thức huy động vốn các loại gắn với cho vay hộ. Mở rộng việc đa dạng hoá các hình thức huy động nhất là kỳ phiếu. Mở rộng mạng lưới các đến các khu vực tạo điều kiện thu hút tiền gửi nhàn rỗi từ món nhỏ đến món lớn. Năm 1993, Ngân hàng Nông nghiệp có 90 điểm giao dịch, tăng 45 điểm so với năm 1992.
Về công tác tín dụng, năm 1993, Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Hà Tây kiên quyết không đầu tư vào các đơn vị kinh tế quốc doanh còn thua lỗ (kể cả những đơn vị được tổ chức lại). Do vậy, từ chỗ trước đây cho 117 đơn vị vay nay chỉ còn 39 đơn vị. Những đơn vị chưa tổ chức lại thì kiên quyết thu hồi cho đến khi hết nợ. Đối với kinh tế tập thể, Ngân hàng chỉ đầu tư vào khâu dịck vụvf chỉ đưa vốn vào những đơn vị còn có khả năng quản lý tốt và chỉ đầu tư vốn lưu động. Đối với hộ sản xuất, vốn được tập trung chủ yếu vào khâu sản xuất và chế biến nông sản, những hộ kinh doanh có hiệu quả.
Chỉ đạo “ Đi vay để cho vay” là mắt xích quan trọng nhất trong toàn bộ hệ thống điều hành kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Hà Tây. Từ cấp uỷ Đảng, sơ quan, Ban chấp hành Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Nữ công của ngành đều tập trung vào việc giáo dục, động viên tổ chức cho cán bộ, đảng viên, công nhân viên, đoàn viên trong cơ quan thi đua phấn đấu cho hoạt động chủ yếu này.
Về hoạt động tín dụng, chỉ tính trong 9 tháng đầu năm 1993, tổng doanh số cho vay là 217 tỷ, trong đó hộ sản xuất là 144 tỷ, gấp 2 lần so với năm 1992. Dư nợ cho vay hộ sản xuất lên 135 tỷ, bình quan đầu người là 153 triệu đồng, tăng 62 triệu so với đầu năm.
Phát huy công tác chỉ đạo hoạt động kinh doanh trong hai năm 1992 – 1993, bước sang năm 1994, Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Hà Tây tiếp tục nâng cao hiệu quả trong việc thực hện nhiệm vụ “đi vay để cho vay”. Ngày 21/01/1994, Ban giám đốc Ngân hàng ra công văn số 62/NHNo-KH về vệc quy định tạm thời khoán tài chính đến từng nh Nông nghiệp huyện, thị, Phòng giao dịch, Bàn tiết kiệm, cửa hàng kinh doanh dịch vụ và người lao động. Nội dung và phương pháp khoán, bản quy định tạm thời chỉ rõ 3 vấn đề:
Khoán các chỉ tiêu hạch toán nội bảng để tính thu nhập và chi phí.
Khoán các chỉ tiêu tính toán ngoại bảng.
Xác định quỹ tiền lương được hưởng.
Năm 1994, kết quả tín dụng khá nổi bật: Dư nợ tăng trưởng đều đặn, vững chắc ổn định. Cơ cấu dư nợ chuyển đổi mạnh mẽ, thể hiện rõ khối lượng vốn tập trung vào thị trường chính của Ngân hàng Nông nghiệp mà trực tiếp là đầu tư cho hộ sản xuất. Việc đầu tư phát triển ngầnh nghề truyền thống được coi trọng và tập trung vào các chương trình phát triển kinh tế của tỉnh. Phương hướng đầu tư của Ngân hàng đã chuyển cơ bản từ trực tiếp (nhỏ) tăng dần đầu tư qua các tổ chức trung gin đoàn thể, xã hội nhất là nhóm phụ nữ làm kinh tế (Phát triển mô hình VIE), đồng thời nâng dần tỷ trọng vốn đầu tư trung hạn để phát triển năng lực sản xuất nông nghiệp. Tỷ lệ nợ quá hạn giảm dần, từ chỗ chiếm 16% tổng dư nợ (1991) đến giữa 1994 còn 9,1% so với tổng dư nợ.
Về tài chính, từ năm 1992 trở về trước, Ngân hàng luôn bị thua lỗ, nhưng đến năm 1993 lãi kinh doanh đạt 1, 2 tỷ đồng và 6 tháng đầu năm 1994, mức lãi đã vượt hơn cả năm 1993.
Qua 5 năm, màng lưới giao dịch của Ngân hàng từ 28 điểm (1991) lên 42 điểm (1992), 105 điểm (1993) và 119 điểm (1995). Tổng số cán bộ giảm từ 1.181 người (1991) xuống còn 842 người (1995). Chất lượng cán bộ ngày một tăng. Đội ngũ cán bộ có đủ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, ngoại ngữ, vi tính để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh. Số cán bộ có trình độ đại học và trên đại học, năm 1991 có 161 đồng chí thì năm 1995 là 194 người. Số cán bộ trung cấp từ 568 (1991) lên 580 (1995). Cán bộ biết sử dụng vi tính từ 02 người (1991) lên 267 người. Cơ sở vật chất kỹ thuật của toàn chi nhánh được tăng cường.
Do những cố gắng lớn nên kết quả kinh doanh của Ngân hàng trong 5 năm 1991 – 1995 tăng nhanh. Tổng thu tiền mặt là 2.931 tỷ. Tổng chi tiền mặt 2.890 tỷ, bội thu 41 tỷ. Ngân hàng đã thực hiện tốt quy định về an toan kho quỹ, góp phần đáng kể vào thực hiện ổn định tiền tệ, kềm chế lạm phát theo chủ trương của Chính phủ.
Các năm 1996 - 2003
Năm 1997 là năm đầu chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Hà Tây chuyển đổi tên gọi tên là Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn. Dười sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh, của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam, Ban giám đốc Ngân hàng đã quán triệt sâu sắc phương hướng lãnh đạo là: “Chuyển mạnh chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng phù hợp với cơ chế thị trường, góp phần ổn định sức mua của đồng tiền Việt Nam, kiềm chế lạm phát ở mức thấp, huy động và cho vay vốn có hiệu quả … Tổ chức tốt hệ thống quỹ tín dụng nhân dân. Quản lý chặt chẽ hoạt động của các ngân hàng thương mại và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Có biện pháp đồng bộ để giảm dần lãi suất, tạo điều kiện cho đầu tư phát triển”.
Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Hà Tây thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lànn thứ VIII trong tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong những năm 1993 – 1996 luôn đạt hiệu quả cao, là lá cờ đầu của ngành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Cán bộ nhân viên toàn chi nhánh đã tích luỹ được những kinh nghiệm quan trọng về các mặt kinh doanh dịch vụ, phục vụ đắc lực cho mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn, góp phần xoá đói giảm cùng kiệt để dân giầu nước mạnh. Đội ngũ cán bộ, nhân viên Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Hà Tây phần lớn là lao động nữ (526/842), có tới 235 đồng chí có trình độ đại học, 565 đồng chí có trình độ trung học. Từ năm 1997, Công đoàn chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp được tách ra từ Công đoàn các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh, để trực thuộc hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam.
Ngay từ đầu năm 1997, Ban giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh đã chỉ đạo toàn chi nhánh chuyển mạnh hơn sang kinh doanh thương mại phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục tổ chức sắp xếp lại lao động gắn với củng cố hoàn thiện hệ thống mạnh lưới nh ở các vùng trong tỉnh; Thực hiện từng bước trẻ hoá đội ngũ cán bộ trên những khâu chủ yếu của quá trình kinh doanh; Tích cực đào tạo đội ngũ cán bộ đáp ứng ngày càng cao yêu cầu hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tin học và hiện đại hoà hoạt động ngân hàng; Tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát; Tiếp tục hoàn thiện...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status