Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tại chi nhánh Ngân hàng công thương Đống Đa - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tại chi nhánh Ngân hàng công thương Đống Đa



 
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI THÀNH PHẦN KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH. 3
I. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại. 3
1.Khái niệm. 3
2. Chức năng của Ngân hàng Thương mại. 4
II: Hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng thương mại. 6
1. Huy động vốn 6
2. Sử dụng và khai thác nguồn vốn. 7
3. Các dịch vụ ngân hàng. 8
4. Quản lý hoạt động của ngân hàng thương mại. 8
5. Vai trò của ngân hàng thương mại. 9
III. Hoạt động tín dụng của ngân hàng đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. 9
1. Khái niệm: 9
2. Vai trò của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trong nền kinh tế thị trường. 9
3.Cơ chế cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. 10
3.1. Nguyên tắc vay vốn. 10
3.2. Điều kiện vay vốn: Người vay phải có đủ điều kiện sau: 11
3.3. Đối tượng cho vay. 11
3.4. Mức cho vay. 12
4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay: 12
IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng. 14
1. Nhân tố khách quan: 14
2. Nhân tố chủ quan. 14
 
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI THÀNH PHẦN KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA HÀ NỘI 15
I. Quá trình hình thành và hoạt động của chi nhánh Ngân hàng công thương Đống Đa 15
1. Quá trình hình thành và phát triển. 15
2. Cơ cấu tổ chức - Bộ máy hoạt động của chi nhánh 16
II. Kết quả hoạt động của chi nhánh Ngân hàng công thương Đống Đa 18
1.Tình hình thu nhập chi phí của ngân hàng công thương Đống Đa. 18
2. Nghiệp vụ huy động vốn. 18
3. Tình hình sử dụng vốn 20
III: Thực trạng hoạt động tín dụng đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tại chi nhánh Ngân hàng công thương Đống Đa. 22
1. Cơ cấu khách hàng: 22
2.Tình hình cho vay. 22
3. Tình hình dư nợ quá hạn 23
IV. Đánh giá chung về kết quả hoạt động tín dụng đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. 24
1. Mặt được: 24
2. Tồn tại: 24
3. Nguyên nhân tồn tại: 25
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI THÀNH PHẦN KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA 26
I. Định hướng hoạt động của chi nhánh Ngân hàng công thương Đống Đa 26
1. Muc tiêu: 26
2. Giải pháp 26
II. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại chi nhánh Ngân hàng công thương Đống Đa. 27
1. Nâng cao hiệu quả khâu thẩm định: 27
2.Đổi mới cơ chế cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh: 28
2.1. Về lãi suất cho vay: 28
2.2.Về kỳ hạn cho vay: 28
2.3.Về đảm bảo tiền vay: 28
2.4. Về cách cho vay: 29
III. Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh: 30
1. Đối với chi nhánh Ngân hàng công thương Đống đa. 30
2. Về phía bản thân doanh nghiệp ngoài quốc doanh. 30
KẾT LUẬN 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO 32
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


chất hợp tác và có thể duy trì sự tự do cạnh tranh trong nước cũng như khu vực.
3.Cơ chế cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.
3.1. Nguyên tắc vay vốn.
Theo quy định của chi nhánh Ngân hàng công thương Đống Đa, việc cho vay vốn đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh được giao cho giám đốc chi nhánh quyết định theo các nguyên tắc cơ bản sau đây:
Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
Đối với các doanh nghiệp, ngân hàng chỉ cho vay để thực hiện kế hoạch và dự án sản xuất kinh doanh trong phạm vi chức năng nhiệm vụ ghi trong giấy phép hoạt động và quyết định thành lập của doanh nghiệp.
Mọi khoản vay đều phải được xác định trước muc đích kinh tế, các muc đích này được xác định trong các tài liệu hồ sơ xin vay. Và doanh nghiệp phải chịu sự giám sát, theo dõi việc sử dụng tiền vay của ngân hàng.
Phải hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
Để thực hiện được nguyên tắc này việc tính toán xác định thời hạn phải dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn trong đó phải tính đến chu kỳ sản xuất kinh doanh, lưu chuyển vốn của doanh nghiệp, nguồn thu của người vay.
Việc đảm bảo tiền vay phải thực hiện theo đúng qui định của Chính phủ và của Thống đốc NHNN.
Đảm bảo tiền vay là thiết lập những cơ sở pháp lý để có thêm một nguồn thu nợ thứ hai. Việc đánh giá bảo đảm tiền vay dựa vào các tiêu chuẩn của doanh nghiệp, người đi vay sau đây:
Năng lực doanh nghiệp
Nguồn vốn của doanh nghiệp
Tư cách uy tín giám đốc
Điều kiện và tài sản thế chấp đảm bảo khoản vay
3.2. Điều kiện vay vốn: Người vay phải có đủ điều kiện sau:
Đối với các doanh nghiệp: phải có nămng lực pháp luật dân sự, có tư cách pháp nhân, được phép thành lập theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, có trụ sở và con dấu riêng, có tài sản riêng thuộc quyền sở hữu hay quyền quản lý của doanh nghiệp, có giấy phép đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải được nhân danh tổ chức mình ký kết các hợp đồng kinh tế.
Đối với cá nhân thay mặt tổ hợp tác, thay mặt gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự .
Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian đã cam kết .
Sử dụng vốn vay theo đúng muc đích hợp pháp.
Có dự án đầu tư, hay phương án sản xuất kinh doanh khả thi.
Thực hiện các quy định về đảm bao tiền vay theo quy định của Chính phủ
Riêng đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, ngoài những điều kiện trên còn phải đáp ứng một số điều kiện khác như:
Vay vốn phải đảm bảo 100% bằng tài sản
Không có nợ quá hạn, trả nợ đúng hạn và kết quả tài chính 2 năm liền có hiệu quả.
3.3. Đối tượng cho vay.
Giá trị vật tư hàng hoá, các chi phí để khách hàng thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Số tiền thuế xuất khẩu khách hàng phải nộp để làm thủ tục xuất cảnh đối với lô hàng mà ngân hàng đã cho vay để tạo thành hàng xuất khẩu.
Các nhu cầu tài chính theo quy định của ngân hàng như:
Đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ ngân hàng cho vay các yếu tố chi phí sản xuất cấu thành giá thành toàn bộ sản phẩm, bao gồm cả tiền thuê nhân công trừ (- ) khấu hao TSCĐ.
Đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực lưu thông(thương nghiệp): đối tượng cho vay là giá trị hàng hoá theo giá mua.
Đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ, đối tượng cho vay là giá trị vật tư và chi phí để tiến hành các dịch vụ.
Cho vay tiêu dùng: đối tượng cho vay là các tư liệu sinh hoạt.
3.4. Mức cho vay.
Mức cho vay dựa trên 2 căn cứ chủ yếu:
Nhu cầu vốn của khách hàng: dựa trên kế hoạch sản xuất kinh doanh và các dự án kế hoạch tài chính của doanh nghiệp.
Khả năng huy động vốn ngân hàng trong khuôn khổ mức cho vay tối đa đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng.
Tỷ lệ giữa vốn được vay và vốn tự có của doanh nghiệp được xác định theo từng loại doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Nhà nước: tối thiểu 100% vốn tự có
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: tuỳ từng trường hợp mức độ uy tín mà các ngân hàng tự xác định cho khách hàng vay theo từng thời kỳ.
Cá nhân, hộ dân cư: khách hàng phải có mức vốn tối thiểu cao hơn trong tổng nhu cầu vốn.
Giá trị tài sản đảm bảo: tài sản đảm bảo hay thế chấp được ngân hàng ấn định một tỷ lệ cho vay theo từng loại tài sản, từng thời kỳ tối đa cho vay bằng 70% giá trị tài sản thế chấp.
4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay:
a. Một món vay được coi là có hiệu quả trước hết là món vay đó phải được hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn. Vì ngân hàng thương mại hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, do đó mục đích của việc cho vay là để thu được lợi nhuận. Việc nhận được thu nhập theo thời gian đã định là điều mà ngân hàng mong muốn.
b. Khách hàng sử dụng theo đúng mục đích đã khai nhằm hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
c. Mức độ cân đối giữa vốn huy động và lượng vốn vay được trong một năm:
Mức độ cân đối vốn giữa vốn Dư nợ bình quân năm
huy động và lượng vốn cho vay =
được trong một năm Tổng nguồn vốn huy động trong năm
Nếu huy động vốn nhiều nhưng cho vay ít thì sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn, nhưng nếu cho vay quá nhiều mà không dự trữ “tài sản lỏng” thì sẽ dẫn đến khả năng mất thanh toán. Như vậy cần đưa ra tỷ lệ này phù hợp sao cho vừa đảm bảo thu được lợi nhuận lớn vừa đảm bảo khả năng thanh khoản.
d. Nợ quá hạn: Nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn =
Tổng dư nợ
Nếu tỷ lệ nợ qúa hạn ngày càng cao thì chất lượng tín dụng càng thấp. Vì nợ quá hạn cao thì ngân hàng sẽ mất khả năng thanh toán dẫn đến giảm thu nhập và tất yếu dẫn đến phá sản. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, các ngân hàng thương mại không thể tránh khỏi các khoản nợ quá hạn.
e. Quay vòng vốn: Dư số trả nợ
Vòng quay vốn tín dụng =
Dư nợ bình quân
Tỷ lệ này càng lớn thì chất lượng càng cao.
f. Nợ khoanh: Là những khoản nợ quá hạn, khó có khả năng thu hồi nên ngân hàng chỉ thu hồi được gốc mà không tính lãi phát sinh.
g. Phân loại tài sản có: Tài sản có của ngân hàng thương mại gồm : tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại ngân hàng thương mại, tiền gửi tại các đại lý và ngân hàng bạn, ngân quỹ đang thu nhận, các loại chứng khoán có tính lỏng cao như tín phiếu kho bạc, hối phiếu, thương phiếu. Nhằm cực đại hóa lợi nhuận cuả mình, một ngân hàng phải tím kiếm lợi nhuận cao nhất có thể có những vốn cho vay và những chứng khoán, đồng thời giảm đến tối thiểu rủi ro bằng cách nắm giữ những tài sản lỏng. Tuy nhiên các ngân hàng không nên quá thận trọng khiến ngân hàng có thể mất đi những cơ hội cho vay hấp dẫn mang lại lợi nhuận cao.
h. Việc cho vay có hiệu quả còn thể hiện ở mối quan hệ lâu dài với khách hàng bao gồm cả khách hàng truyền thống và khách hàng tiềm năng nhằm mở rộng thị phần, uy tín của ngân hàng trên thị trường tài chính trong nước cũng như trong khu vực và quốc tế.
i. Tỷ trọng tăng chuyển doanh thu sản lượng và lợi nhuận của doanh nghiệp vay vốn là một chỉ tiêu xã hội tổng hợp.
IV. Các nhân t
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status