Một số vấn đề về thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Một số vấn đề về thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội



Chương I:
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THU NHẬP, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
I. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường
1. Chức năng và vai trò của ngân hàng thương mại
2. Những nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại
2.1. Nghiệp vụ nguồn vốn
2.2. Nghiệp vụ sử dụng vốn
2.3. Nghiệp vụ trung gian
II. Đặc điểm cơ chế tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần ở nước ta và đặc điểm cơ chế tài chính của ngân hàng XNKVN - chi nhánh Hà Nội.
III. Nội dung các khoản thu nhập và chi phí chủ yếu của ngân hàng thương mại
1. Các khoản thu nhập của ngân hàng thương mại
2. Các khoản chi phí của ngân hàng thương mại
3. Kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận
Chương II
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG THU CHI TÀI CHÍNH VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN - XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ NỘI
I. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam (NHTMCP XNKVN)
1. Đặc điểm kinh tế xã hội trên địa bàn Hà Nội
2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của NHTMCP XNKVN chi nhánh Hà Nội
a. Về nguồn vốn
b. Về sử dụng vốn
II. Thực trạng tình hình hoạt động thu chi tài chính và xác định kết quả kinh doanh của NHTMCP XNKVN chi nhánh Hà Nội
1. Các khoản thu nhập của NHTMCP XNKVN chi nhánh Hà Nội
2. Các khoản chi phí tại NHTMCP XNKVN chi nhánh Hà Nội
3. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP XNKVN chi nhánh Hà Nội
4. Đánh giá tổng quát về tình hình hoạt động kinh doanh của NHTMCP XNKVN chi nhánh Hà Nội
Chương III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG THU NHẬP, GIẢM CHI PHÍ CỦA NHTMCP XNKVN CHI NHÁNH HÀ NỘI
I. Một số giải pháp nhằm tăng thu nhập giảm chi phí của NHTMCP XNKVN chi nhánh Hà Nội
1. Mở rộng hoạt động đầu tư tín dụng, nâng cao hiệu quả của các khoản cho vay.
2. Đa dạng hoá các hoạt động dịch vụ của ngân hàng và mở thêm các nghiệp vụ mới nhằm tăng thu nhập cho ngân hàng
3. Tăng cương uy tín của ngân hàng đối với khách hàng bằng nhiều biện pháp khác nhau từ đó không ngừng tăng về quy mô và chất lượng nguồn vốn huy động.
4. Kiến nghị về việc thu lãi cho vay của ngân hàng
II. Một số biện pháp quản lý và tiết kiệm các khoản chi phí của ngân hàng
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


tài khoản tiền gửi của khách hàng và lãi suất của các ngân hàng thương mại đưa ra để huy động vốn.
Khoản chi này chiếm tỉ trọng tương đối lớn trong tổng chi phí của ngân hàng. Nhưng đây là khoản chi không thể hạn chế hay tiết kiệm được vì khoản chi này là chi cho nghiệp vụ hình thành nguồn vốn của ngân hàng thương mại, nghiệp vụ huy động tiền gửi; khoản chi trả lãi tiền gửi có thể phản ánh được tình hình thực hiện nghiệp vụ huy động tiền gửi của ngân hàng. Với mức lãi suất tiền gửi mà ngân hàng Nhà nước đã quy định, khoản chi này càng lớn thì chứng tỏ khả năng huy động tiền gửi của ngân hàng thương mại tốt.
Chi trả lãi phát hành trái phiếu:
Là khoản chi trả lãi cho các trái phiếu mà ngân hàng thương mại đã phát hành để huy động vốn. Mức chi cho các khoản này phụ thuộc vào số vốn mà ngân hàng thương mại huy động bằng cách phát hành trái phiếu, thời hạn và lãi suất ghi trên trái phiếu. Lãi suất này thường cao hơn lãi suất tiền gửi. Vì vậy khi đã hết khả năng huy động tiền gửi mà vẫn không đủ vốn kinh doanh thì ngân hàng thương mại mới huy động vốn dưới hình thức này.
Chi trả lãi tiền vay: Khi các ngân hàng thương mại huy động vốn không đủ cho hoạt động kinh doanh thì có thể đi vay của ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác. Mức chi cho khoản này phụ thuộc vào số dư tài khoản tiền vay của ngân hàng, thời hạn vay và lãi suất vay được thoả thuận giữa hai bên. Lãi suất tiền vay thường là tương đối cao nên chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất đi vay mà ngân hàng thương mại được hưởng là rất ít. Do vậy ngân hàng thương mại sẽ hạn chế việc đi vay vốn cuẩ ngân hàng khác mà tăng cường huy động vốn tiền gửi để hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Khoản chi này càng lớn thì đối với các ngân hàng thương mại là không tốt.
Chi nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và đối ngoại:
Khoản chi này thường chỉ phát sinh trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ như chi trả lãi tiền gửi, tiền vay bằng ngoại tệ chi phí thủ tục phí… Đây là khoản chi từ nghiệp vụ kinh doanh còn rất mới mẻ đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam (trừ ngân hàng ngoại thương).
Chi trả lệ phí hoa hồng và nghiệp vụ uỷ nhiệm:
Bao gồm các khoản chi trả cho các tổ chức kinh tế hay tổ chức tín dụng khác làm nhiệm vụ uỷ nhiệm cho ngân hàng như chi hoa hồng cho các hợp tác xã tín dụng, uỷ nhiệm tiết kiệm,… các khoản chi này được xác định trên cơ sở tỉ lệ hoa hồng quy định về doanh số hoạt động uỷ nhiệm.
Chi về kinh doanh vàng bạc đá quý: Là các khoản chi phát sinh trong quá trình kinh doanh vàng, bạc, đá quý như gia công vàng bạc… Đây là hoạt động kinh doanh mới của các ngân hàng thương mại nên khoản chi này vẫn còn rất nhỏ.
Ngoài các khoản chi trên ngân hàng thương mại còn có các khoản chi khác phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng
* Chi nộp thuế
Sau hoạt động kinh doanh, các ngân hàng thương mại còn phải thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước, cụ thể là phải nộp thuế lợi tức, thuế môn bài và các loại thuế khác. Đối với các chi nhánh thuộc hệ thống ngân hàng công thương thì phải nộp thuế lợi tức, các khoản thuế khác do ngân hàng trung ương thực hiện.
* Chi phí quản lý
Chi phí quản lý là các khoản chi cho các hoạt động của bộ máy ngân hàng. Nội dung các khoản chi này rất đa dạng và phong phú, chi cho nhân viên: bao gồm các khoản chi lương và phụ cấp cho cán bộ công nhân viên của ngân hàng, chi bảo hiểm xã hội và công tác xã hội và các khoản chi khác cho nhân viên ngân hàng. Khoản chi này tuy chiếm tỉ trọng không lớn song nó rất quan trọng, nó ảnh hưởng nhiều đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Chi về lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội phụ thuộc rất nhiều vào quy mô hoạt động của mỗi ngân hàng. Đây là khoản chi cần thiết đối với từng ngân hàng.
Nếu như quản lý các khoản chi này đúng mức sẽ đem lại hiệu quả vô cùng to lớn. Quản lý các khoản chi này chỉ được coi là hợp lý khi tốc độ tăng lương chậm hơn tốc độ tăng năng suất lao động và tài sản có. Như vậy mới khuyến khích được người lao động làm việc tốt hơn.
Hiện nay, do áp dụng những thành tựu mới của khoa học kỹ thuật vào ngân hàng nên đã làm tăng hiệu quả hoạt động giảm thời gian thực hiện các nghiệp vụ của ngân hàng. Giúp một phần không nhỏ trong công tác hạch toán kế toán, xử lý thông tin trong ngành ngân hàng, tạo điều kiện phát triển năng suất lao động của ngân hàng.
* Các khoản chi khác
Ngoài các khoản chi chủ yếu trên còn rất nhiều khoản chi khác phát sinh trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Các khoản chi liên quan đến tài sản thuộc sở hữu của ngân hàng như: khấu hao tài sản cố định và các thiết bị làm việc chi cho việc thuê tài sản, chi bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên tài sản cố định, chi về công cụ lao động nhỏ.
Các khoản chi cho hoạt động tuyên truyền quảng cáo cũng là khoản chi đáng kể trong tổng chi phí. Chi phí này càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết khi có sự cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau và với các tổ chức tín dụng khác.
Ngoài ra để phục vụ tốt cho quá trình giao dịch với khách hàng ngân hàng còn phải chi phí về giấy tờ in ấn, vật liệu văn phòng… Các khoản chi phí của ngân hàng thương mại là rất phong phú đa dạng. Việc xác định các khoản chi, hạch toán chính xác, kịp thời đầy đủ là một nhiệm vụ rất quan trọng của hạch toán kế toán ngân hàng.
Đó là cơ sở để giúp các nhà quản lý đưa ra những quyết định đúng đắn đồng thời giúp cho việc quản lý chặt chẽ các khoản chi phí trong kinh doanh,
tiết kiệm các khoản chi phí không cần thiết.
3. Kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận
Kết quả kinh doanh của ngân hàng được xác định khi kết thúc năm tài chính. Chỉ tiêu lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp để đánh giá kết quả kinh doanh của ngân hàng, nguồn tích luỹ và các quỹ của ngân hàng cũng như thu nhập của cán bộ công nhân viên ngân hàng phụ thuộc vào chỉ tiêu lợi nhuận. Vì vậy, ngân hàng phải luôn luôn quan tâm để khai thác tiềm năng nhằm hoàn thành kế hoạch tài chính đề ra nâng cao lợi nhuận phản ánh và kết chuyển một cách chính xác kịp thời các khoản thu nhập, chi phí vào tài khoản kết quả kinh doanh, xác định chính xác tình hình lãi, lỗ, làm tham mưu cho lãnh đạo và các hoạt động nghiệp vụ khác.
Phản ánh chính xác tình hình phân phối lợi nhuận và trích lập các quỹ, quản lý giám sát sử dụng các quỹ, lập kế hoạch và báo cáo lãi, lỗ kịp thời, đúng chế độ, giám sát việc thực hiện chế độ phân phối lợi nhuận theo chế độ tài chính.
a. Kế toán kết quả kinh doanh
Hàng quý, việc xác định lãi, lỗ ở các ngân hàng cơ sở được tiến hành ngoài sổ sách có tính chất tạm tính, làm cơ sở để hạch toán các quỹ. Kết quả kinh doanh của ngân hàng chỉ được xác định chính thức vào cuối năm ở ngân hàng cấp trung ương.
- Tại ngân hàng cơ sở: khi nhận được thông báo quyết toán năm của hội sở, sau khi xác định chính xác số dư của các tài khoản thu nhập, chi phí, kế toán lập phiếu chuyển khoản hạch toán:
Đối với tài khoản thu nhập:
Nợ TK thu nhập của ngân hàng (năm nay)...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status