ADN lặp lại liên tiếp không ghi mã - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
1. Giới thiệu chung về ADN lặp lại liên tiếp không ghi mã.......... 3
a. ADN satellite
b. ADN minisatellite
c. ADN microsatellite
2. Các cơ chế hình thành ADN lặp lại liên tiếp không ghi mã...... 6
3. ADN lặp lại liên tiếp được sử dụng như là chỉ thị phân tử trong
nhiều ứng dụng sinh học......................................................... 8

1. Giới thiệu về ADN satellite.
Ở Eukaryote nói chung, và ở loài người nói riêng, trong genomes thì chỉ có
chừng 5% là các trình tự mã hóa cho protein hay ARN (được gọi là gen). Số
còn lại là các trình tự không mã hóa, trong số này trình tự ADN lặp lại liên tiếp
chiếm một vị trí quan trọng, chúng được gọi là Tandem Repeat Sequence.
Các Tandem Repeat Sequence này có tính đa hình về số lượng rất lớn, chúng
khác nhau bởi số lượng base trong một đơn vị, khác nhau bởi số lượng đơn vị
lặp. Chính sự đa hình này giúp cho phân biệt giữa các cá thể với nhau trong loài,
cũng như giữa các loài với nhau.
Hình 1: ADN lặp lại liên tiếp [1]
Một cách tương đối, dựa vào số lượng base trong một đơn vị lặp, các nhà
khoa học chia Tandem Repeat Sequence thành 3 nhóm.
a. Nhóm thứ nhất là ADN vệ tinh - ADN satellite, đơn vị lặp lại của chúng
có từ một tới vài trăm base. Độ dài của cả vùng lặp lại có thể lên tới vài Mb. ADN
satellite được tìm thấy ở xung quanh vùng tâm động của NST. Sự phân bố của
chúng tại đây có vai trò nhất định trong quá trình phân chia tế bào, được biết
chúng liên quan tới sự liên kết với các protein điều khiển, kiểm soát quá trình di
chuyển các các NST về cực tế bào. Về mặt ứng dụng, rất hiếm khi các ADN
satellite được con người sử dụng làm chỉ thị phân tử trong nhận dạng cá thể, mà
thường dùng làm chỉ thị phân tử trong việc lập bản đồ gen vùng gần tâm động.
b. Nhóm thứ hai là ADN tiểu vệ tinh- ADN minisatellite, hay còn được biết
đến là ADN lặp lại ngẫu nhiên đa hình (Variable Number Tandem Repeat).
Số base trong một đơn vị của VNTR dao động từ 10-100 base, chúng chiếm
đoạn ADN từ 1-5 kb, thậm chí có thể lên tới 20 kb. VNTR có thể phân bố một
cách tập trung hay nằm rải rác trên NST, trên các NST. Dựa vào sự phân bố đó,
người ta chia ADN minisatellite làm 2 loại:
• ADN tiểu vệ tinh đa vị trí (multi-locus minisatellite): Hiện diện rải rác tại
nhiều vị trí trên bộ gen. Các tiểu vệ tinh đa vị trí được phát hiện vào năm
1985.
• ADN tiểu vệ tinh đơn vị trí (single-locus minisatelite): chỉ có tại một vị trí
trên bộ gen. Nhiều tiểu vệ tinh đơn vị trí có giá trị dấu ấn ADN.
VNTRs được sử dụng như là chỉ thị phân tử trong rất nhiều các ứng dụng sinh
học như nhận dạng cá thể, lập bản đồ gen do chúng có tính đa hình rất cao, hay
có nhiều dạng số lượng các đơn vị lặp khác nhau giữa các cá thể. c. Nhóm thứ ba, khi số lượng base rất ít, khoảng từ 1-6 base được lặp lại nhiều
lần thành từng đoạn khoảng 200 base thì chúng được gọi là ADN vi vệ tinh -
ADN microsatellite. Chúng cũng được biết tới với một số thuật ngữ khác như
Single Sequence Repeat (SSRs) hay Short Tandem Repeat (STRs). Cũng
giống như ADN minisatellite, ADN microsatellite phân bố tập trung hay rải rác
trên NST, trong genome. Số lượng loại ADN này rất lớn trong genome, và chúng
có tính đa hình về số lượng rất cao giữa các cá thể, chính vì thế chúng được

A95TzKPbbUqxVSJ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status