Vụ tranh chấp đất đai trong gia đình bà Nguyên thu phương ở thôn 7A yên quang, ý yên, Nam Định - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Vụ tranh chấp đất đai trong gia đình bà Nguyên thu phương ở thôn 7A yên quang, ý yên, Nam Định



 
 
MỞ ĐẦU 1
PHẦN NỘI DUNG 2
PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ TRANH CHẤP 2
ĐẤT ĐAI VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ ĐẤT ĐAI. 2
I . Khái niệm 2
II.Các dạng tranh chấp đất đai. 2
III. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai. 3
IV. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. 3
PHẦN II : NỘI DUNG VỤ VIỆC TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TRONG GIA ĐÌNH BÀ NGUYỄN THU PHƯƠNG VÀ PHÁN QUYẾT CỦA TÒA ÁN. 5
I. Nội dung vụ việc tranh chấp đất đai. 5
II. Lời khai của đương sự và các bên có liên quan trước tòa. 6
A. Bên nguyên đơn 6
B. Bên bị đơn 7
C. Phán quyết của Tòa án. 7
Quyết định 9
PHẦN III : BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ 10
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CỦA BẢN THÂN 10
Nhận xét : 10
Một số kiến nghị 12
KẾT LUẬN 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Mở ĐầU
Tranh chấp đất đai là một trong những hiện tượng tranh chấp phức tạp nhất trong xã hội hiện nay vì lịch sử và sở hữa đất đai thay đổi qua nhiều giai đoạn, sự phân chia các loại đất luôn luôn biến động do chuyển đổi mục đích sử dụng. Trong một xã hội tồn taị sự đối kháng giữa các giai cấp thì đất đai luôn luôn là đối tượng tranh chấp giữa chúa đất và nông nô, giữa địa chủ và nông dân, giữa đông đảo quần chúng nhân dân không có ruộng đất và bọn chủ đất lớn. Những tranh chấp này biểu hiện mâu thuẫn đối kháng giữa các giai cấp mà thực chất là cuộc xung đột giữa các giai cấp đối kháng. Những xung đột này không thể điều hoà được và cuối cùng sẽ kết thúc bằng các cuộc cách mạng xã hội, để thay thế chế độ sở hưũ đất đai khác tiến bộ hơn.
Vì vậy, tranh chấp đất đai trong thời kỳ này mang nội dung kinh tế cũng như ý nghĩa chính trị khác với tranh chấp đất đai trong xã hội có giai cấp đối kháng. Sau khi Quốc hội thông qua Luật đất đai và luật này có hiệu lực pháp lý từ ngày 15/10/1993, vấn đề thiết chế các quyền năng cụ thể của hộ gia đình và cá nhân đã được quy định, song sau đó Luật đất đai sửa đổi, bổ sung thông qua Nghị định 17/1999/NĐ- CP đã hình thành cơ chế pháp lý để thực hiện các thủ tục chuyển quyền sử dụng đất, thừa kế, tranh chấp đất đaicho tất cả tổ chức, hộ gia đình và cá nhân .
Em rất tâm đắc với những điều được học về Luật đất đai, em quyết định chọn đề tài : “Vụ tranh chấp đất đai trong gia đình bà Nguyên thu phương ở thôn 7A yên quang , ý yên, Nam Định ”, để hiểu sâu hơn về vấn đề này. Kính mong được sự giúp đỡ và góp ý chân thành của các thầy và các bạn . Em xin chân thành Thank .
Phần nội dung
phần i : tổng quan về tranh chấp
đất đai và giải quyết tranh chấp về đất đai.
I . Khái niệm
Tranh chấp đất đai là tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật đất đai về quyền và nghĩa vụ trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai.
Chủ thể của quan hệ tranh chấp đất đai chỉ là chủ thể của quá trình quản lý và sử dụng đất đai. Các bên tham gia tranh chấp không phải là chủ sở hữu đất đai mà họ chỉ được Nhà nước giao đất cho sử dụng trong khuôn khổ pháp luật quy định.
Tranh chấp đất đai xảy ra sẽ tác động không tốt đến tâm lý, tinh thần của các bên, gây nên tình trạng mất ổn định, bất đồng trong nội bộ nhân dân, làm cho những quy định của Luật Đất đai cũng như những đường lối, chính sách của Nhà nước không được thực hiện một cách triệt để.
II.Các dạng tranh chấp đất đai.
1. Tranh chấp giữa những người sử dụng đối với nhau về ranh giới giữa các vùng đất được phép sử dụng và quản lý. Loại tranh chấp này thường do một bên tự ý thay đổi hay do hai bên không xác định được với nhau.
2. Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất.
Một bên vi phạm quyền sử dụng đất, làm cản trở tới việc thực hiện quyền của phía bên kia hay một bên không làm đúng nghĩa vụ của mình cũng phát
sinh tranh chấp.
3. Tranh chấp về mục đích sử dụng : đặc biệt là giữa đất nông nghiệp với đất lâm nghiệp, giữa đất trồng lúa và đất nuôi tômtrong quá trình phân bổ và quy hoạch sử dụng.
Nền kinh tế thị trường cùng với chủ trương giao đất một cách ổn định và lâu dài cho người sử dụng đất thì tranh chấp về đất xảy ra hết sức gay gắt biểu hiện dưới các hình thức:
- Đòi lại đất của người thân trong giai đoạn trứơc đây mà qua các cuộc điều tra chỉnh ruộng đất đã được chia cấp cho người khác.
- Tranh chấp trong việc giao khoán sản phẩm theo Nghị quyết 10.
- Tranh chấp giữa đồng bào địa phương với đồng bào nơi khác đến khai hoang, xen canh, xen cư.
- Tranh chấp giữa các thôn, đội sản xuất với nhau trong việc chia tách các hợp tác xã. Tranh chấp giữa các nông trường, lâm trường và các tổ chức sử dụng đất khác với nhân dân địa phương.
III. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai.
Luật đất đai cũng như các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam, đều được xây dựng theo những nguyên tắc thống nhất, bỏi vì đó là tư tưởng chỉ đạo, là nền tảng cơ sở, là xuất phát điểm để thực hiện các yêu cầu, mục đích đề ra. Vì thế việc giải quyết tranh chấp đất đai cũng phải tuân theo những nguyên tắc nhất định.
1. Nguyên tắc bảo đảm đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý.
2. Nguyên tắc bảo đảm lợi ích của người sử dụng đất, nhất là lợi ích kinh tế, khuyến khích việc tự thương lượng, tự hòa giải trong nội bộ nhân dân.
3. Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp phải nhằm mục đích ổn định tình hình kinh tế, xã hội, gắn việc giải quyết tranh chấp đất đai với việc tổ chức lại sản xuất. Tạo điều kiện cho người nào giỏi nghề gì làm nghề đó, bố trí lại cơ cấu sản xuất hàng hóa.
IV. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.
Điều 38 Luật đất đai quy định:
Các cuộc tranh chấp về quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất không có giấy chứng nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì do Uỷ ban nhân dân giải quyết theo quy định sau đây:
Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết các tranh chấp giữa cá nhân, hộ gia đình, tổ chức với nhau mà thuộc quyền quản lý của mình.
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết các tranh chấp giữa tổ chức với tổ chức, tổ chức với hộ gia đình, cá nhân nếu tổ chức đó thuộc quyền quản lý của mình.
Trong trường hợp không đồng ý với quyết định của ủy ban nhân dân đã giải quyết, đương sự có quyền khiếu nại lên cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên. Quyết định của cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên trực tiếp có hiệu lực thi hành.
Các tranh chấp về quyền sử dụng đất có liên quan đến địa giới hành chính giữa các đơn vị hành chính thì do Uỷ ban nhân dân của các đơn vị đó cùng phối hợp giải quyết. Trường hợp không đạt được sự nhất trí hay việc tự giải quyết làm thay đổi địa giới hành chính thì thẩm quyền giải quyết được quy định như sau:
+ Nếu việc tranh chấp có liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh thì do Chính phủ quyết định.
+ Nếu việc tranh chấp có liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì do Quốc hội quyết định.
Phần II : NộI DUNG Vụ VIệC TRANH CHấP đất đai trong gia đình bà nguyễn thu phương và phán quyết của tòa án.
I. Nội dung vụ việc tranh chấp đất đai.
Ông Nguyễn Văn mạnh lập gia đình lần thứ hai với bà Nguyễn thu phương và có 6 người con là Nguyễn Văn Kiền, Nguyễn Văn Khảm, Nguyễn Văn Trụ, Nguyễn Văn Mười, Nguyễn Thị Aí, Nguyễn Thị Lương.
Năm 1999, cụ ông mất để lại 485m2 cho bà Phương tiếp tục quản lý và sử dụng.
Năm 1996 , bà Phương họp gia đình chia mảnh đất 485m2 này cho 4 người con trai là anh Trụ , anh Khảm , anh Mười và anh Kiền. Khi cán bộ địa chính đến đo lại đất, bà nhờ họ đo chia mảnh đất ra làm 2 phần với nôị dung: phần thứ nhất là của anh Trụ và anh Khảm; phần thứ hai là của anh Mười và anh Kiền. Ha...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status