Trình bày đặc điểm của một bản hợp đồng kinh tế. Chứng minh những đặc điểm đó qua một bản hợp đồng cụ thể - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Trình bày đặc điểm của một bản hợp đồng kinh tế. Chứng minh những đặc điểm đó qua một bản hợp đồng cụ thể



 
Mở đầu 1
Phần nội dung 2
I. Khái niệm, nội dung va hình thức của một bản hợp đồng 2
1. Khái niệm của một bản hợp đồng 2
2. Nội dung của một bản hợp đồng 3
3. Hình thức của một bản hợp đồng 3
II. Những đặc điểm cụ thể của một bản hợp đồng kinh tế 3
1. Phần mở đầu 4
2. Thông tin về chủ thể hợp đồng 6
3. Phần nội dung của văn bản hợp đồng 7
4. Phần ký kết hợp đồng 9
5. Phụ lục hợp đồng và các văn bản bổ sung hợp đồng 9
III. Những điều cần chú ý khi soạn thảo văn bản 12
Kết luận 13
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Mở đầu
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế, các doanh nghiệp được thành lập ngày một nhiều hơn góp phần tăng thêm của cải cho xã hội và giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Nhiều doanh nghiệp nhờ có bản lĩnh vững vàng, nhậy bén trong kinh doanh, có kiến thức sâu rộng trong sản xuất và am hiểu pháp luật đã thành công trên thương trường. Tuy nhiên trên thực tế không ít xí nghiệp, công ty kinh doanh đã không có hiệu quả, ngay cả các xí nghiệp, công ty có tên tuổi trước đây cũng gặp không ít khó khăn, nhiều đơn vị thua lỗ dẫn tới phá sản.
Từ phân tích những kết quả kinh doanh thực tế cho thấy, những thất bại kinh doanh trên thương trường, không ít những nguyên nhân dẫn đến thất bại,phá sản lại bắt đầu từ khâu đàm phán, soạn thảo và ký kết các bản hợp đồng kinh tế. Để tránh những sai lầm mà các doanh nghiệp đã mắc phải và đây cũng chính là lý do để em đi đến nghiên cứu đề tài “Trình bày đặc điểm của một bản hợp đồng kinh tế. Chứng minh những đặc điểm đó qua một bản hợp đồng cụ thể”.
Do hiểu biết của em có hạn nên bài tiểu luận này của em sẽ không thể tránh khỏi những sai sót, mong quý thày, cô giúp đỡ để bài tiểu luận này của em được hoàn trỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Phần nội dung
I. khái niệm, nội dung và hình thức của một bản hợp đồng kinh tế.
1. KháI niệm hợp đồng kinh tế.
Trong khoa học pháp lý, kháI niệm hợp đồng kinh tế được biểu hiện theo hai nghĩa.
- Theo nghĩa khách quan, hợp đồng kinh tế là tổng hợp những quy phạm pháp luật đIũu chỉnh các quam hệ hợp đồng kinh tế giữa các đơn vị kinh tế( còn gọi là chế độ hợp đồng kinh tế hay pháp luật về hợp đồng kinh tế ) là một chế định pháp luật đặc thù của pháp luật xã hội chủ nghĩa, chế độ hợp đồng kinh tế quy đinh cac nguyên tắc ký kết hợp đồng kinh tế, tư cách chủ thể tham gia hợp đồng kinh tế, thủ tục trình bày tự ký kết hợp đồng kinh tế ,các đIũu kiện có hiệu lực của hợp đồng kinh tế cũng như các nguyên tắc và nội dung thực hiện hợp đồng kinh tế , các đIều kiện và giảI quyết hậu quả của viêc thay đổi , huỷ bỏ, đình chỉ hơp đồng kinh tế trách nhiệm do vi pham hợp đồng kinh tế.
Cùng với sự phat triển nền kinh tế, sự thayđổi của cac quan hệ kinh tế , chế độ hợp đồng kinh tế được Nhà nước quy định cùng thay đổi và phát triển theo.
- Theo nghĩa chủ quan hợp đồng kinh tế là sự thoả thuân bằng văn bản tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực huện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch quả mình.
Thực chất hợp đồng kinh tế là mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể ký kết tự nhiên, bình đẳng, được xác lập và thông qua hình thức là văn bản. Nhưng nó khác hẳn với hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh tế có những đặc điểm riêng của nó.
2. Nội dung của một bản hợp đồng.
Nội dung của một bản hợp đồng kinh tế xác định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể đối với nhau, quyết định tính hiện thực và hiệu lực pháp lý của hợp đồng kinh tế. Vì vậy, yêu cầu nội dung của một bản hợp đồng kinh tế phải hợp pháp, có khả năng thực hiện, các điều khoản quy định phải cụ thể, rõ ràng, phải khảng định được ý chính của các bên ký kết hợp đồng.
3. Hình thức của hợp đồng.
Hợp đồng kinh tế được ký kết bằng văn bản, tài liệu giao dịch: công văn, điện báo, đơn chào hàng, đơn đặt hàng.
Hợp đồng kinh tế được ký kết bằng văn bản được hiểu là thay mặt hợp pháp của các bên cùng ký tên và đóng dấu (nếu có) vào bản hợp đồng.
Hợp đồng kinh tế được ký kết bằng tài liệu giao dịch là tổng hợp các văn bản giao dịch giữa các bên thể hiện đầy đủ các điều khoản chủ yếu của hợp đồng, chữ ký của thay mặt hợp pháp và con dấu (nếu có) của các bên.
II. những đặc điểm cụ thể của một bản hợp đồng kinh tế.
Cơ cấu chung trong 1 bản hợp đồng.
Thông thường văn bản hợp đồng thường gồm 4 phần chính:
Phần mở đầu
Phần thông tin về chủ thể hợp đồng.
Phần nội dung hợp đồng
Phần ký kết hợp đồng
Nhiều trương hợp hợp đồng có kèm theo một hay nhiều phụ lục hợp đồng.
1. Phần mở đầu.
Phần mở đầu là một phần của hợp đồng. tuỳ từng trường hợp vào loại hợp đồng mà các bên soạn thạo hợp đồng cho phù hợp. Có 2 loại mở đầu khác nhau cho 2 chủng loại hợp đồng, đó là: Hợp đồng ký kết giữa các cơ quan, tổ chức đơn vị của Việt Nam và hợp đồng ký kếtgiữa một bên là tổ chức cơ quan cuả Việt Nam với nước ngoài.
a. Phần mở đầu của hợp đồng ký kết của các cơ quan và tổ chức của Việt Nam bao gồm những nội dung sau:
- Quốc hiệu: Quốc hiệu là tên nước và chế độ chính trị của Nhà nước, Quốc hiệu là tiêu đề cần thiết cho tiêu đề văn bản mà nội dung của nó mang tính pháp lý. Công văn số 103VP ngày12/8/1976 của phủ Thủ tướng quy định về việc ghi Quốc hiệu mới trên văn bản của Nhà nước ta như sau:
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - tự do - hạnh phúc
Quốc hiệu được viết chính giữa 2/3 bên phảI trang đầu tiên của hợp đồng.
b. Số và ký hiệu của hợp đồng:
Số và ký hiệu hợp đồng thường ghi dưới tên văn bản hay ở góc trái của văn bản. Số của hợp đồng được đánh cho từng năm, bắt đầu từ ngày 1/1 của năm đó, có thể đánh chung cho tất cả các hợp đồng mà đơn vị mình soạn thảo. Nếu xét theo số lượng hợp đồng soạn thảo hằng năm không lớn lắm cũng có thể cho từng chủng loại hợp đồng. Phần ký kết hợp đồng thường là chữ viết tắt của tên chủng loại hợp đồng. Ví dụ: Hợp đồng số 15HĐMB98.(số ký hiệu của hợp đồng mua bán hàng hóa: 15 là số thứ tự của hợp đồng, HĐMB là tên của hợp đồng mua bán hàng hóa, 98 là năm ký kết hợp đồng), nhiều doanh nghiệp còn ghi cả tên loại đối tượng hợp đồng, như: Hợp đồng số; 121/HĐMB/ST/98 (số ký hiệu hợp đồng mua bán sắt thép năm 1998).
c. Tên hợp đồng.
tên hợp đồng thường lấy theo chủng loại cụ thể kèm theo đối tượng của hợp đồng và được ghi chữ to đậm ở chính giữa phía dưới quốc hiệu.
Tên hợp đồng thường lấy theo chủng loại cụ thể kèm theo đối tượng của hợp đồng và được ghi to đậm ở chính giữa ngay dưới Quốc hiệu.
d. Những căn cứ xác lập.
Khi soạn thảo hợp đồng phải nêu những văn bản pháp quy của Nhà nước quy định, như luật, pháp lệnh nghị định, quyết định, nghị quyết Phải nêu tất cả các văn bản hướng dẫn của các ngành, địa phương đièu chỉnh lĩnh vực hoạt động đó hoạt đối tượng hoạt động, trong trường hợp các bên ký kết dựa trên văn bản hợp đồng đã có hiệu lực, hay văn bản có trước đó thì cần ghi vào phần căn cứ. Việc ghi căn cứ xác lập hợp đồng có tác dụng người soạn thoả văn bản cũng như người ký kết hợp đồng phải có trách nhiệm ký kết đúng theo pháp luật theo cam kết của các bên.
e. Địa điểm ký hợp đồng:
là địa...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status