Đánh giá thực trạng xuất khẩu lao động tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2004 - 2008 - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Đánh giá thực trạng xuất khẩu lao động tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2004 - 2008



Lời nói đầu 1
1- Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2- Bối cảnh nghiên cứu 1
3- Mục đích nghiên cứu 2
4- Phương pháp nghiên cứu 2
5- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
6- Kết cấu luận văn 3
 Phần thứ nhất: Cơ Sở Lý Luận Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Lao Động Ở Tỉnh Thanh Hóa Giai Đoạn 2004 – 2008. 4
1.1 Các khái niệm 4
1.1.1 Xuất khẩu lao động ( XKLĐ) 4
1.1.2 Nguồn nhân lực 5
1.1.3 Lực lượng lao động 5
1.1.4 Việc làm 5
1.1.5 Tạo việc làm 5
1.1.6 Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 6
1.1.7 Hợp đồng cung ứng lao động 6
1.1.8 Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài 6
1.1.9 Hợp đồng cá nhân 6
1.1.10 Hợp đồng lao động 6
1.2 Vai trò của công tác xuất khẩu lao động trong đời sống kinh tế xã hội. 6
1.3 Nội dung xuất khẩu lao động 7
1.3.1 Số lượng lao động xuất khẩu 7
1.3.2 Cơ cấu xuất khẩu lao động 8
1.3.2.1 Xuất khẩu lao động theo thị trường mỗi nước 8
1.3.2.2 Xuất khẩu lao động theo từng địa phương 8
1.4 Vài nét về công tác xuất khẩu lao động ở Việt Nam giai đoạn 2004-2008. 9
1.4.1 Những thành tựu đạt được 9
1.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế 10
1.4.2.1 Hạn chế 10
1.4.2.2 Nguyên nhân 11
Phần thứ hai: Phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu lao động và chuyên gia tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2004-2008. 13
2.1 Khái quát chung về đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội tỉnh Thanh Hoá. 13
2.2 Tổng quan về Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hoá 14
2.2.1 Vị trí và chức năng 14
2.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn 14
2.2.3 Tổ chức và biên chế 16
2.2.3.1. Lãnh đạo sở: 16
2.2.3.2. Cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh xã hội tỉnh Thanh Hoá, gồm: 16
2.3 Thực trạng xuất khẩu lao động và chuyên gia tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2004-2008. 17
2.3.1 Những kết quả đạt được 17
2.3.2 Nguyên nhân đạt được kết quả trên 17
2.3.3 Những hạn chế trong công tác xuất khẩu lao động của tỉnh Thanh Hoá 18
2.2.4 Nguyên nhân tồn tại hạn chế 20
Phần thứ ba: Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác xuất khẩu lao động và chuyên gia tỉnh Thanh Hóa những năm tiếp theo (2009-2010) 22
3.1 Mục tiêu, phương hướng xuất khẩu lao động và chuyên gia tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2009-2010. 22
3.2 Giải pháp thực hiện 22
Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo 25
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


theo hợp đồng là công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam, có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Hợp đồng cung ứng lao động
Hợp đồng cung ứng lao động là sự thoả thuận bằng văn bản giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp của Việt Nam với bên nước ngoài về điều kiện, nghĩa vụ của các bên trong việc cung ứng và tiếp nhận người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là sự thoả thuận giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp với người lao động về quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Hợp đồng cá nhân
Hợp đồng cá nhân là sự thoả thuận trực tiếp bằng văn bản giữa người lao động với bên nước ngoài về việc người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động là sự thoả thuận bằng văn bản giữa người lao động và người sử dụng lao động về quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ lao động.
Vai trò của công tác xuất khẩu lao động trong đời sống kinh tế xã hội.
Xuất khẩu lao động (XKLĐ) là một tất yếu khách quan, là một giải pháp tạo việc làm cho người lao động đối với nền kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện nay, nhất là khi nước ta đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) và cuộc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra trên toàn thế giới. Đối với tỉnh Thanh Hoá nói riêng thì xuất khẩu lao động ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội cũng như nền kinh tế. Từ năm 2004-2008 thì tỉnh Thanh Hoá đã đưa đi được 36.650 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Riêng năm 2008 thì tỉnh đã đưa được 9.479 lao động đi làm việc ở nước ngoài, đạt 94,79% kế hoạch (tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2007), góp phần không nhỏ trong việc giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống còn 4,30% (năm 2007 là 4,53%) và giảm tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn xuống 7,30% (năm 2007 là 7,52%). Số tiền lao động của tỉnh đang làm việc ở nước ngoài gửi về nước là 45 triệu USD (tương đương 720 tỷ đồng). XKLĐ đã đem lại công ăn, việc làm cho các lao động ở vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất, bộ đội xuất ngũ, vùng dư thừa lao động, đồng thời tạo điều kiện cho nguồn nhân lực được đào tạo, rèn luyện. Các hộ cùng kiệt có người thân đi XKLĐ đã thoát cùng kiệt và nhiều hộ có kinh tế khá. Tỉnh đã được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đánh giá là tỉnh thực hiện tốt công tác XKLĐ và được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.
Nội dung xuất khẩu lao động
Số lượng lao động xuất khẩu
Phát huy thành tích đạt được năm 2007, với sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Tỉnh, Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động (XKLĐ) và chuyên gia cùng với Ban chỉ đạo XKLĐ của các huyện, thị xã, thành phố đã phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp XKLĐ trong việc tuyển và đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, từ đó công tác XKLĐ của tỉnh đã thu được các kết quả đáng khích lệ, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thế giới nói chung và của các nước nhập khẩu lao động nước ta nói riêng đang rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế lớn trong lịch sử. Năm 2008 toàn tỉnh đã tuyển chọn, đào tạo 10.472 lao động và đưa được 9.479 lao động đi làm việc ở nước ngoài (đạt 94,79% kế hoạch).
Cơ cấu xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động theo thị trường mỗi nước
Trong năm 2008 thì do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới nên nhu cầu nhập khẩu lao động của các nước có xu hướng giảm mạnh. Nhiều doanh nghiệp đã phải cắt giảm số lao động nước ngoài làm việc trong doanh nghiệp để giảm bớt gánh nặng về lương cũng như tình hình tài chính của công ty. Nhiều lao động đã phải trở về nước sớm hơn thời hạn. Nhiều thị trường thì công tác tiếp nhận lao động diễn ra chậm do thủ tục làm viza, một số thị trường thì phí, lệ phí tăng ở mức cao không còn phù hợp với khả năng của người lao động đi XKLĐ. Nhưng trong hoàn cảnh đó thì cũng có những thuận lợi nhất định như nhiều thị trường mới được mở ra, thị trường Malaysia đã tương đối ổn định và thu nhập tốt hơn các năm trước, thị trường Trung Đông đang cần lao động với số lượng lớn chủ yếu là lao động có tay nghề xây dựng. Thị trường Đài Loan tiếp tục nhận lao động Việt Nam làm việc trong lĩnh vực công xưởng, nhà máy, khán hộ công và lao động giúp việc gia đình đã hoàn thành hợp đồng được chủ sử dụng lao động ký hợp đồng trực tiếp. Năm 2008 thì số lao động đi làm việc ở các thị trường như sau: Malaysia đi 2.128 người, Đài Loan đi 1.627 người, Hàn Quốc đi 575 người, LB Nga đi 953 lao động, Thái Lan đi 916 lao động, Nhật Bản đi 85 lao động, các nước Trung Đông đi 1.950 lao động, Lào đi 370 lao động và các nước khác là 875 lao động.
Xuất khẩu lao động theo từng địa phương
Các doanh nghiệp XKLĐ đến tuyển lao động trên địa bàn tỉnh đã phối hợp với Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động các huyện, thị xã, thành phố tổ chức nhiều hội nghị tư vấn tuyên truyền về xuất khẩu lao động tại các xã, phường, thị trấn cho trưởng thôn, trưởng bản, bí thư chi bộ, trưởng đoàn thể và người lao động để nhân dân và người lao động tiếp nhận thông tin trực tiếp và nhanh nhất. Đến nay tất cả các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã có lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Đặc biệt một số Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động của các huyện tổ chức chỉ đạo tốt phong trào đi xuất khẩu lao động như các huyện: Quảng Xương, Yên Định, Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Nga Sơn, Bá Thước, Quan Hoá, Quan Sơn...Trong năm 2008 các huyện có người đi xuất khẩu lao động nhiều nhất là Quảng Xương: 810 lao động, Như Thanh: 715 lao động, Hậu Lộc: 682 lao động, Nông Cống: 582 lao động, Hoằng Hoá: 572 lao động, Nga Sơn: 515 lao động
Vài nét về công tác xuất khẩu lao động ở Việt Nam giai đoạn 2004-2008.
Những thành tựu đạt được
- Trong những năm qua, lĩnh vực XKLĐ của nước ta đã đạt được thành quả to lớn. Năm 2008, VN đã đưa được 86.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Hiện nay lao động VN làm việc chủ yếu ở các thị trường: Malaysia trên 100.000 người, thu nhập bình quân 2-3 triệu đồng/ tháng, một số nghề thu nhập 5-7 triệu đồng/ tháng; Đài Loan: trên 90.000 người, thu nhập 300-500 USD/ tháng; Hàn Quốc: trên 30.000 người, thu nhập bình quân khoảng 900-1000 USD/ tháng; Nhật Bản: khoảng 19.000 người, thu nhập bình quân trên 1.000 USD/ tháng. Ngoài ra, tại các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất có khoảng 3.000 lao động và tại Quatar là trên 7.000 người. Chúng ta cũng sẽ đang bắt đầu triển khai kế hoạch đưa lao động sang nhiều thị trường mới như Cộng Hòa Séc, úc, Bruney, Macao, Nga, Mỹ
- Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các nước, chúng ta vẫn hình thành được một hệ thống thị trường xuất khẩu lao động phong phú và đa dạng. Ổn định và phát triển, tăng thị phần tại các thị trường truyền thống như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, LibiĐặc biệt, tại Hàn Quốc trong năm 2008 chúng...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status