Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến chi đầu tư và kích cầu đầu tư ở Việt Nam giai đoạn 1991 đến nay - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến chi đầu tư và kích cầu đầu tư ở Việt Nam giai đoạn 1991 đến nay



Chương I : Lý luận chung về chi đầu tư và kích cầu đầu tư . 4
I. Chi đầu tư và các nhân tố ảnh hưởng đến chi đầu tư 4
1. Khái niệm chi đầu tư. 4
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi đầu tư . 4
2.1. Lợi nhuận kì vọng . 4
2.2. Lãi suất thực tế tiền vay . 5
2.3. Sản lượng của nền kinh tế . 6
2.4. Đầu tư của Nhà nước . 8
2.5. Chu kỳ kinh doanh . 8
2.6. Lợi nhuận thực tế . 10
2.7. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô khác 10
II. Kích cầu đầu tư . 13
1. Khái niệm kích cầu đầu tư . 13
2 .Ý nghĩa của việc kích cầu đầu tư 13
3. Các biện pháp kích cầu đầu tư 13
Chương II: Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến chi đầu tư và kích cầu đầu tư ở Việt Nam giai đoạn 1991 đến nay 15
I. Thực trạng chi đầu tư ở Việt Nam. 15
1. Giai đoạn 1991-2000 15
2. Giai đoạn 2001- nay . 16
II. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến chi đầu tư ở Việt Nam 17
1. Lợi nhuận kỳ vọng 17
1.1.Chi phí sản xuất- kinh doanh . 17
1.2. Nhu cầu hàng hóa của thị trường . 18
1.3. Mức độ cạnh tranh trên thị trường hàng hóa . 18
1.4. Rủi ro của môi trường đầu tư 20
1.5. Chính sách thuế . 21
2. Lãi suất tiền vay . 22
3. Sản lượng của nền kinh tế . 23
4. Đầu tư của Nhà nước . 24
5. Chu kỳ kinh doanh . 27
6. Môi trường đầu tư . 29
II. Tình hình kích cầu . 31
1. Kích cầu thông qua lãi suất . 32
2. Kích cầu thông qua Chi đầu tư của Nhà nước 34
3. Kích cầu thông qua các yếu tố tác động đến môi trường đầu tư 35
III. Đánh giá ưu, nhược điểm của các chính sách kích cầu 41
1. Những tồn tại chung của các chính sách kích cầu . 41
2. Đánh giá hiệu quả của gói kích cầu hỗ trợ lãi suất . 42
Chương III: Kiến nghị giải pháp kích cầu đầu tư ở Việt Nam . 44
I. Nhóm giải pháp cải thiện môi trường đầu tư . 44
1. Phát triển cơ sở hạ tầng . 44
2. Nguồn nhân lực . 44
3. Môi trường chính trị, pháp lý, chính sách . 45
4. Môi trường kinh tế vĩ mô 55
II. Nhóm giải pháp tăng huy động và sử dụng các nguồn vốn cho
kích cầu đầu tư 47
1. Các biện pháp thu hút và sử dụng vốn FDI . . 47
2. Các biện pháp thu hút và sử dụng vốn ODA . 50
3. Các biện pháp huy động nguồn vốn khác . 52
4. Nâng cao hiệu quả chi Ngân sách Nhà nước và chi đầu tư của các
doanh nghiệp nhà nước . 52
III. Các giải pháp tăng hiệu quả của các gói kích cầu trong giai đoạn
suy thoái kinh tế. 55
Lời kết . 58
Danh mục tài liệu tham khảo . 59
 
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Doanh nghiệp Nhà nước
Những năm qua, các doanh nghiệp nhà nước đã không ngừng đổi mới, nhanh chóng thoát khỏi tình trạng trông chờ, ỷ lại để vươn lên trong kinh tế thị trường. Nhiều doanh nghiệp không còn thua lỗ, nhiều doanh nghiệp và tập đoàn đã trưởng thành nhanh chóng, tạo ra vị thế vững chắc trên thương trường trong nước và quốc tế. Doanh nghiệp nhà nước đã làm ra 40% GDP và đang đóng vai trò quan trọng trong việc giữ vững định hướng của nền kinh tế quốc dân.
Về tình hình đầu tư vốn của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước
- Việc các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con là hướng đi đúng trong tiến trình đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp; từ đó thúc đẩy hình thành một số tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước mạnh, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó có ngành sản xuất , kinh doanh chính.
- Theo báo cáo, năm 2007 các tập đoàn, tổng công ty đầu tư vào các công ty con là trên 57.078 tỉ đồng và các công ty liên kết là trên 34.545 tỉ đồng. Các công ty con, công ty liên kết đảm nhận một phần nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh chế độ quy định.chính mà công ty mẹ giao. Việc đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con, công ty liên kết nói trên là phù hợp với quy định của pháp luật và mô hình của công ty mẹ - công ty con và tham gia góp vốn thực hiện các dự án đầu tư theo chế độ qui định.
Trong thời gian qua cũng có một số tập đoàn, tổng công ty đầu vào lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bất động sản với số tiền là 7.370 tỉ đồng, cụ thể như sau:
+ Có 13 tập đoàn, tổng công ty đầu tư vào các quỹ chứng khoán vầ quỹ đầu tư tài chính với tổng giá trị 1.061 tỉ đồng, bằng 0,31% vốn chủ sở hữu và bằng 0,13% tổng giá trị tài sản;
+ Có 19 tập đoàn, tổng công ty góp vốn thành lập ngân hàng thương mại cổ phần với tổng giá trị đầu tư 4.426 tỉ đồng bằng 1,3% vốn chủ sở hữu và bằng 0,55% tổng giá trị tài sản;
+ Có 13 tập đoàn, tổng công ty góp vốn thành lập 15 công ty chứng khoán với tổng giá trị đầu tư 420 tỉ đồng, bằng 0,12 vốn chủ sở hữu và bằng 0,15 tổng giá trị tài sản;
+ Có 18 tập đoàn, tổng công ty góp vốn vào lĩnh vực bất động sản với tổng giá trị đầu tư 1.463 tỉ đồng, bằng 0,43% vốn chủ sở hữu và 0,18% tổng giá trị tài sản.
Về việc này, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo: các DNNN không được sử dụng vốn đầu tư của chủ sở hữu, quỹ đầu tư phát triển và nguồn vốn xây dựng cơ bản để tham gia góp vốn thành lập, mua cổ phần của các quỹ đầu tư chứng khoán (kể cả các quỹ đầu tư mạo hiểm), công ty đầu tư chứng khoán. Việc sử dụng vốn của DNNN để đầu tư tài chính, đầu tư vào thị trường chứng khoán không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp được nhà nước giao; trước khi đầu tư vào các lĩnh vực tài chính, chứng khoán, ngân hàng phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ và giao cho Bộ Tài chính kiểm tra, giám sát hoạt động này. (Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 09/2009/NĐ-CP với các quy chế mới về quản lý tài chính của doanh nghiệp Nhà nước và quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp khác.)
5. Chu kỳ kinh doanh
Chu kỳ kinh tế là chủ đề được nhiều nhà kinh tế cũng như các nhà hoạch định chính sách quan tâm. Hai biến vĩ mô chính được sử dụng để xác định chu kỳ kinh tế là tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ thất nghiệp.
Khủng hoảng, suy thoái theo chu kỳ không là sản phẩm của riêng ai và thời gian phục hồi ở mỗi nước phụ thuộc vào hiệu quả của các chính sách vĩ mô cũng như nỗ lực của người dân và các doanh nghiệp. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là sau khi vượt qua giai đoạn khó khăn và bước vào pha phát triển của chu kỳ tiếp theo, sự “phá hủy mang tính sáng tạo” cùng những phát minh giúp nâng cao năng suất lao động ở những chu kỳ trước đó (công nghệ thông tin, thị trường thế chấp phái sinh...) sẽ là nền tảng giúp nền kinh tế phát triển ở tầm cao hơn trong chu kỳ tiếp theo.
Nhìn vào số liệu thống kê về tăng trưởng và thất nghiệp ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay có thể thấy sau hơn 20 năm đổi mới nước ta đã trải qua ba giai đoạn suy thoái chu kỳ với tần suất từ 9-10 năm. Lần đầu tiên là năm 1989-1990 khi tăng trưởng GDP trung bình chỉ đạt 4,9% trong khi tỷ lệ thất nghiệp lên đến 13% năm 1989 và 9% năm 1990.
Từ năm 1990, sau khi tư duy cải cách thực sự được chuyển hóa thành các chính sách kinh tế và đi vào cuộc sống, nền kinh tế đã nhanh chóng vượt qua giai đoạn khó khăn và bước vào thời kỳ phát triển mạnh với tốc độ tăng GDP bình quân 8,2%/năm trong giai đoạn 1991-1995, đạt mức cao nhất trong chu kỳ là 9,5% năm 1994, thất nghiệp chỉ còn 5,8%.
Hình 2.5: Biểu đồ tăng trưởng và thất nghiệp trong các chu kỳ kinh tế
Nguồn: Tổng cục Thống kê và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Tuy nhiên, do cú sốc của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á nên nước ta lại nhanh chóng đi vào thời kỳ suy thoái 1998-1999. Tốc độ tăng trưởng chỉ còn 5,8% năm 1998 và xuống đáy 4,8% năm 1999. Cũng trong năm 1999, thất nghiệp tăng lên 6,7% và tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn ở mức rất cao 28,9%.
Từ năm 2000-2008, việc tiếp tục kiên trì đường lối đổi mới với nhiều cải cách mạnh mẽ, đặc biệt là sự ra đời Luật Doanh nghiệp đã giải phóng nguồn lực dồi dào trong khu vực dân doanh. GDP liên tục tăng qua các năm và đạt 8,5% năm 2007, thất nghiệp giảm xuống chỉ còn 4,2%. Tuy nhiên, để đạt được kết quả đó, trong giai đoạn 2003-2007 cung tiền cũng tăng cao trung bình 25%/năm, tín dụng nội địa tăng trên 35%/năm và đạt mức cao nhất thế giới là 53% trong năm 2007.
Trong khi đó, có tới 60% lượng tín dụng được dành cho các doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả khi ICOR ở mức rất cao (9-12) và chỉ có thể tạo việc làm cho khoảng 10% lực lượng lao động. Theo phân tích về chu kỳ của trường phái kinh tế học Áo (Mises, Hayek), sự dư thừa tín dụng và phân bổ không hiệu quả này rốt cuộc đã dẫn tới khủng hoảng tín dụng và buộc thị trường tín dụng phải điều chỉnh như chúng ta đã chứng kiến trong năm 2008.
Bên cạnh đó, khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới cũng là một cú sốc mạnh từ bên ngoài đã cộng hưởng và nhanh chóng đưa nước ta vào pha suy thoái của chu kỳ. Tăng trưởng GDP giảm xuống chỉ còn 6,2% năm 2008, thất nghiệp tăng lên 4,6%.
Một số dự báo gần đây cho rằng tăng trưởng GDP năm 2009 có thể chỉ còn khoảng 4% và thất nghiệp sẽ ở mức rất cao. Một điểm cần lưu ý là các trường phái kinh tế đều không thể thống nhất về tần suất của các chu kỳ kinh tế. Việt Nam đã ở đáy của chu kỳ trong giai đoạn 1989-1990, 1998-1999 và có thể là 2008-2009 nhưng không phải là đến 2018-2019 chúng ta mới rơi vào thời kỳ suy thoái tiếp theo.
Việc chi tiêu đầu tư nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng cần quan tâm đến chu kỳ kinh tế.
6. Môi trường đầu tư
Theo kết luận của một bộ báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2006 nhan đề “Việt Nam: Những thách thức đối với cơ sở hạ tầng”, tổng đầu tư cho có sở hạ tầng của Việt Nam trong những năm gần đây giữ ở mức 10% GDP, rất cao so với tiêu chuẩn quốc...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status