Đầu tư phát triển các khu công nghiệp vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2002 – 2007 - Thực trạng và giải pháp - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Đầu tư phát triển các khu công nghiệp vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2002 – 2007 - Thực trạng và giải pháp



Tuy vai trò, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Ban quản lý KCN đã được quy định rõ trong Quy chế KCN, KCX, khu công nghiệp cao theo Nghị định số 36/CP của Chính phủ và Thông tư số 151/TT-BTCCBCP của Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể về vấn đề này nhưng đến nay đã có nhiều thay đổi không phù hợp với tình hình thực tế phát triển KCN vùng Đông Nam Bộ. Do đó, để tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý KCN cần làm rõ các nội dung sau:
  Xác định rõ nội dung công tác quản lý Nhà nước của Ban quản lý làm những gì và đến đâu. Trong đó, phân định cụ thể các công việc nào do Ban quản lý chủ trì thực hiện một cách độc lập theo chức năng, thẩm quyền của mình, những việc nào phối hợp với các Sở, ban ngành cảu UBND cấp tỉnh để xử lý vấn đề có liên quan.
  Cần xác định cụ thể những loại nội dung công việc hoạt động “hỗ trợ” cho doanh nghiệp, các dự án đầu tư vào KCN.
  Về mặt thể chế chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý cần quy định theo 3 mức độ rõ ràng và cụ thể: loại công việc tham mưu và chuẩn bị văn bản để UBND cấp tỉnh trình Chính phủ , Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành xem xét quyết định; loại công việc tham mưu và chuẩn bị văn bản trình UBND cấp tỉnh xem xét quyết định theo thẩm quyền; công việc tự xem xét quyết định, tự chịu trách nhiệm theo phân cấp hay ủy quyền.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Hồng Kông, Thái Lan, Malaysia đã chiếm khoảng 81% số dự án đầu tư nước ngoài. Về vốn đầu tư vào các KCN, KCX thì Đài Loan là nước có khối lượng vốn đầu tư lớn nhất (16% tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài), tiếp đó là Nhật Bản (14,5%), Hàn Quốc(9,6%), Singapore (7,8%).
Đối với nguồn trong nước: Cũng theo số liệu báo cáo của ban quản lý các KCN, tỷ trọng nguồn vốn đầu tư trong nước trong tổng vốn đầu tư vào các KCN đang tăng nhanh từ 17,3% năm 2002 tăng lên 32% năm 2007, sự tăng nhanh thể hiện sự lớn mạnh dần của các nhà đầu tư trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân.
Vốn đầu tư từ khu vực kinh tế quốc doanh ngày càng thu hẹp trong khi đó, khu vực kinh tế tư nhân đang dần chiếm vai trò quan trọng hơn đối với sự phát triển của các KCN vùng Đông Nam Bộ.
Trong giai đoạn 2002 – 2007, tỷ trọng nguồn vốn Ngân sách trong tổng vốn đầu tư giảm dần từ 6,85% năm 2002 xuống còn 4,78% năm 2007, giảm hơn 2% cả thời kỳ. Nguồn vốn ngân sách chủ yếu thực hiện xây dựng một số hạng mục của cơ sở hạ tầng, hỗ trợ đền bù và giải phóng mặt bằng. Đối với KCN đầu tiên của tỉnh vốn ngân sách hỗ trợ xây dựng một số hạ mục cơ sở hạ tầng như trạm xử lý nước, đường gom ngoài KCN, hỗ trợ một phần xây dựng các công trình xã hội của KCN như nhà ở của công nhân Mặc dù có tỷ lệ vốn ngân sách không cao, nhưng đây là một nguồn vốn quan trọng, là nguồn xúc tác cho việc thu hút các nguồn vốn khác.
Sau 5 năm, nguồn vốn tư nhân và vốn khác tăng 16,73 % tổng vốn đầu tư KCN toàn vùng, từ 10,5% năm 2002 lên 27,2% năm 2007. Điều đó thể hiện đúng đường lối của Đảng là phát triển kinh tế nhiều thành phần, điều đó cho thấy sự lớn mạnh của các doanh nghiệp tư nhân, và đang khẳng định vai trò trong sự phát triển KCN nói riêng và nền kinh tế của vùng nói chung.
Cơ cấu đầu tư theo địa phương
Theo số liệu thống kê của ban quản lý các KCN, vốn đầu tư vào các KCN trong những năm gần đầy phát triển khá nhanh, và có xu hướng đầu tư phát triển đồng đều hơn giữa các địa phương trong vùng. Cơ cấu đầu tư phát triển các KCN của các địa phương trong vùng được thể hiện ở bảng dưới đây:
Biểu 9. Cơ cấu vốn đầu tư KCN vùng Đông Nam Bộ theo địa phương giai đoạn 2002 – 2007 (vốn thực hiện)
Đơn vị :%
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Mức tăng/giảm thời kỳ
Tổng số
100.0
100.0
100.0
100.0
100.0
100.0
1. Đồng Nai
38.9
33.4
35.3
34.4
33.5
31.4
-7.5
2. Bình Dương
17.4
11.4
11.5
13.0
18.9
19.6
2.2
3. Bà Rịa-Vũng Tàu
24.7
38.1
36.8
36.3
29.5
33.2
8.4
4. TP. Hồ Chí Minh
19.1
16.8
15.6
15.0
17.0
14.6
-4.5
5. Bình Phước
0.01
0.01
0.01
0.03
0.03
0.06
0.1
6. Tây Ninh
0.03
0.35
0.66
1.16
1.16
1.21
1.2
Nguồn: Tổng hợp số liệu báo cáo của Ban quản lý KCN các tỉnh vùng Đông Nam Bộ
Mặc dù vốn đầu tư vào TP. Hồ Chí Minh vẫn liên tục tăng trong những năm qua với quy mô tương đối, nhưng tỷ trọng vốn đầu tư vào KCN Thành phố lại có xu hướng giảm mạnh từ 19.2% năm 2002 xuống còn 14.6% năm 2007. Sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo địa phương đang thể hiện sự phân bố đồng đều và hợp lý hơn, tránh sự tập trung quá tải KCN ở một số tỉnh và Thành phố. Các tỉnh như Đồng Nai giữ ổn định ở mức trên 31%. Tỉnh Bình Dương tăng từ 16,3 năm 2002 lên 19,6% năm 2007. Nhờ có một số dự án lớn đầu tư vào Vũng Tàu nên khối lượng vốn đầu tư vào các KCN khá cao, đưa tỷ trọng vốn đầu tư của KCN Vũng Tàu tư 24,7 năm 2002 lên 33,2% vào năm 2007. Còn lại các tỉnh Bình Phước và Tây Ninh có tăng chút ít nhưng tốc độ chuyển dịch. Đến năm 2007, hai tỉnh này chỉ thu hút được 166 dự án, khoảng gần 2% tổng vốn đầu tư KCN toàn vùng.
Đầu tư phát triển KCN TP. Hồ Chí Minh
Những năm đầu của thập niên 90 thế kỷ XX với những thay đổi trong quan điểm và chính sách phát triển của Chính phủ Việt Nam đã đánh dấu cao điểm của những làn sóng đầu tư đó với sự xuất hiện ồ ạt của các nhà đầu tư nước ngoài trong các KCN, KCX ở Việt Nam, mà chủ yếu là ở vùng Đông Nam Bộ. Khởi điểm từ KCN Tân Thuận (TP. Hồ Chí Minh) với những thành công bước đầu đã kéo theo sự phát triển nở rộ của các KCN trong vùng và trong cả nước. Như vậy có thể thấy TP. Hồ Chí Minh chính là hạt nhân phát triển của KCN vùng Đông Nam Bộ cũng như của cả nước.
Tính đến hết 12 năm 2007, thành phố có 15 KCN tập trung, bao gồm 12 KCN, 1 khu công nghệ cao và 2 KCX được thành lập với diện tích đất KCN là 2728 ha. Nhiều KCN được thành lập từ những năm 1996, 1997. Từ năm 2002 đến nay, thành phố chỉ có thêm 3 KCN. Như vậy, hiện nay TP. Hồ Chí Minh đang tập trung vào việc thu hút lấp đầy các KCN hiện có do vậy mức thu hút đầu tư của các KCN trên địa bàn khá cao.
Trong 6 tỉnh thuộc Đông Nam Bộ, TP. Hồ Chí Minh là địa phương dẫn đầu về số dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong KCN. Đến nay, đã có 1125 dự án đầu tư vào KCN thành phố với số vốn đăng ký là 3585 triệu USD. Tỷ lệ lấp đầy của các KCN trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh cao (64,3%) so với mức trung bình của vùng (54,5%) và của cả nước (49,1%). Một số KCN đạt tỷ lệ lấp đầy 100% như: KCN Linh Trung 1, Linh trung 2, KCX Bình Chiểu, Tân Thới Hiệp, Lê Minh Xuân, Cát Lái (cụm 2), VĨnh Lộc Giai đoạn 1 và KCN Tân Bình Giai đoạn 1. Nhiều KCN của thành phố đạt giá trị đầu tư cao như KCN Tân Thuận đã thu hút được 847 triệu USD và 98 tỷ đồng vốn đăng ký, KCN Linh Trung I đã nhận được cam kết đầu tư 278 triệu USD từ các nhà đầu tư nước ngoài
Tuy nhiên, những năm gần đây cùng với sự suy giảm tỷ trọng trong cơ cấu vốn đầu tư phát triển KCN toàn vùng, vốn đầu tư sản xuất vào KCN TP. Hồ Chí Minh đang có dấu hiệu tăng chậm dần. Chỉ tính riêng giai đoạn 2002 – 2007, tỷ trọng vốn đầu tư sản xuất KCN thành phố đã giảm 4,5% so với tổng vốn đầu tư KCN toàn vùng. Đây là mức giảm khá cao so với các địa phương khác trong vùng. Điều này cũng cho thấy một xu thế phát triển mới của KCN vùng Đông Nam Bộ với sự vươn lên mạnh mẽ của các KCN tỉnh Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương và sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế từ công nghiệp sang dịch vụ của TP. Hồ Chí Minh.
Đầu tư phát triển KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Dương
Mặc dù ra đời muộn hơn các KCN ở TP. Hồ Chí Minh, nhưng các KCN ở tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Dương đang dần khẳng định là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Năm 1995, KCN Biên hòa II, Gò Dầu, Nhơn Trạch I ở tỉnh Đồng Nai và KCN Sóng Thần I ở tỉnh Bình Dương được thành lập với nguồn vốn Ngân sách Nhà nước và địa phương. Sau hơn 10 năm, với lợi thế so sánh và những ưu đãi trong chính sách thu hút đầu tư, tỉnh Đồng Nai và Bình Dương đã xây dựng được hệ thống các KCN nhiều nhất trong cả nước. Hiện nay chỉ riêng hai tỉnh đã chiếm gần 30% tổng số KCN trong cả nước. Thời kỳ 2002 - 2007 đánh đấu sự mở rộng không ngừng của hệ thống các KCN các địa phương này. Năm 2002, trên địa bàn hai tỉnh mới có 17 KCN nhưng đến năm 2007, đã có 48 KCN đang hoạt động và đang xây dựng cơ bản.
Đáng chú ý là phần lớn KCN được thành lập trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Dương có chủ đầu tư là phía V...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status