Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Từ Liêm - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Từ Liêm



LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP 2
I. Lý luận chung 2
1. Khái niệm đầu tư và dự án đầu tư nông nghiệp. 2
2. Đặc điểm dự án đầu tư nông nghiệp. 2
3. phân loại dự án nông nghiệp: 3
3.1. Dự án nông nghiệp trong lĩnh vực trồng trọt: 3
3.2. Dự án nông nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi. 3
3.3. Dự án trong lĩnh vực chế biến nông sản. 4
3.4. Dự án sản xuất hàng hoá phục vụ nông nghiệp. 4
3.5. Dự án khu du lịch sinh thái 4
4. Nội dung đầu tư lĩnh vực nông nghiệp: 5
4.1. Nội dung đầu tư đứng trên góc độ nhà nước: 5
4.2. Nội dung đầu tư đứng trên góc độ doanh nghiệp: 6
4.3. Nội dung đầu tư đứng trên góc độ hộ gia đình và hợp tác xã. 6
II. Thẩm định dự án nông nghiệp: 6
1. Đặc điểm công tác thẩm định các dự án nông nghiệp 6
2. Tiêu chuẩn để xét duyệt dự án đầu tư và chủ đầu tư trong dự án nông nghiệp. 9
Các dự án nông lâm nghiệp hay nông lâm ngư nghiệp được xét chọn đưa vào danh mục đầu tư, cần đạt các tiêu chuẩn quy định sau đây: 9
3. Các nội dung cơ bản cần thể hiện trong các dự án nông lâm ngư nghiệp. 10
Dự án đầu tư để khai thác sử dụng đất hoang hoá, bãi bồi ven sông biển và mặt nước ở các vùng đồng bằng cần thể hiện được các nội dung cơ bản sản đây: 10
III. Vài nét về công tác thẩm định tại các ngân hàng ở Việt Nam hiện nay. 12
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP CHI NHÁNH TỪ LIÊM 14
I. Tổng quan về ngân hang nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Từ Liêm 14
1. Giới thiệu chung: 14
3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 24
4. Công tác tín dụng: 26
5. kết quả tài chính: 27
II. Thực trạng công tác thẩm định dự án nông nghiệp tại NHNo&PTNT chi nhánh Từ Liêm. 28
1. Tổng quan về tình hình thẩm định các dự án nông nghiệp của NHNo&PTNT chi nhánh Từ Liêm. 28
1.1. Tình hình thẩm định các dự án của No & PTNT nói chung: 28
1.2. Tình hình thẩm định dự án tại ngân hàng No & PTNT chi nhánh Từ Liêm. 28
2. Thực trạng công tác thẩm định dự án nông nghiệp tại NHNo&PTNT chi nhánh Từ Liêm. 29
2.1. Quy trình thẩm định: 29
2.2. Phương pháp thẩm định: 32
3. Các nội dung cần thẩm định: 35
3.1 Thẩm định về hồ sơ vay vốn và năng lực pháp lý của khách hàng 35
3.2 Tình hình sản xuất kinh doanh và năng lực tài chính của khách hàng: 37
3.3. Thẩm định dự án đầu tư: 40
3.3.1. Giới thiệu chung về khách hàng vay vốn và giới thiệu về dự án: 41
3.3.2. thẩm định các thông số dự báo thị trường. 42
3.3.3. Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án: 47
3.3.4. Thẩm định khả năng thực hiện dự án:: 49
3.3.5 Phân tích tình hình tài chính, thẩm định hiệu quả kinh tế và khả năng hoàn vốn của dự án 50
3.3.5.1 Thẩm định dòng tiền của dự án: 50
3.3.5.2. Thẩm định chi phí sử dụng vốn: 51
3.3.5.3. Thẩm định các chỉ tiêu tài chính: 52
3.4. Thẩm định rủi ro của dự án 52
3.5 Thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay: 56
III. Đánh giá công tác thẩm định tại chi nhánh. 57
1. Đánh giá công tác thẩm định các dự án nói chung. 57
1.1. Về qui trình thẩm định: 57
1.2. Về chất lượng thẩm định: 57
1.3. Về mối quan hệ với bộ phận tín dụng: 58
1.4. về thời gian xử lý các dự án: 58
1.5. Về tiếp cận các dự án đầu tư: 59
2. Đánh giá công tác thẩm định các dự án nông nghiệp. 59
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN NÓI CHUNG VÀ DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP NÓI RIÊNG TẠI CHI NHÁNH 63
I. Định hướng công tác thẩm định của chi nhánh trong thời gian tới 63
II. Nhóm giải pháp cho công tác thẩm định các dự án nông nghiệp. 64
1. Nhóm giải pháp chung. 64
2. Giải pháp về thông tin. 65
2. Giải pháp về quy trình, nội dung và phương pháp thẩm định. 66
3. Giải pháp về tổ chức quản lý, nhân sự. 68
4. Nhóm giải pháp về tổ chức điều hành của ngân hàng đối với hoạt động thẩm định dự án: 71
5. Chú trọng hơn nữa khâu thẩm định rủi ro của dự án: 72
II. Những kiến nghị. 73
1. Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Việt Nam. 73
2. Kiến nghị với các ban ngành liên quan trong công tác kiểm tra và thẩm định các dự án nông nghiệp: 75
2.1. Về phía nhà nước và các bộ ngành: 75
2.2. Kiến nghị với các bộ và sở kế hoạch đầu tư. 76
3. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước 76
4. kiến nghị với chủ đầu tư 76
5. Kiến nghị với NHNo&PTNT chi nhánh Từ Liêm: 77
KẾT LUẬN 78
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


đi sâu phân tích, đánh giá những nội dung cụ thể khác nhau.
Một số nội dung cơ bản mà các cán bộ thẩm định thường phân tích để đánh giá các dự án như sau:
- Thẩm định hồ sơ dự án và năng lực pháp lý của khách hàng
- Thẩm định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng
- Thẩm định dự án đầu tư:
+ Giới thiệu chung về khách hàng vay vốn và về dự án:
+ Thẩm định mục tiêu và sự cần thiết phải đầu tư dự án
+ Thẩm định công nghệ - kỹ thuật của dự án
+ Thẩm định khả năng thực hiện dự án.
+ Thẩm định tài chính, hiệu quả kinh tế, khả năng hoàn vốn của dự án
+ Thân tích rủi ro của dự án và các biện pháp giảm thiểu rủi ro
- Thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay
3.1 Thẩm định về hồ sơ vay vốn và năng lực pháp lý của khách hàng
- Xem xét hồ sơ xin vay vốn của khách hàng:
Hồ sơ vay vốn của khách hàng phải bao gồm những giấy tờ sau:
+ Hồ sơ pháp lý của khách hàng: quyết định thành lập công ty; giấy đăng ký thành lập công ty và giấy đăng ký kinh doanh
+ Hồ sơ tài chính của khách hàng: khách hàng phải nộp các bản báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính trong những năm gần đây.
+ Hồ sơ dự án đầu tư: báo cáo nghiên cứu khả thi về dự án đầu tư và các tài liệu liên quan đến dự án như các quyết định phê duyệt dự án, phê duyệt tổng dự toán và kèm theo đơn đề nghị xin vay vốn tại NHNo&PTNT.
- Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng:
Thông qua hồ sơ pháp lý mà khách hàng cung cấp, cán bộ thẩm định phải kiểm tra xem khách hàng vay vốn có thực sự đủ năng lực pháp lý theo quy định hiện hành của pháp luật hay không.
Đối với khách hàng là doanh nghiệp: cán bộ thẩm định cần tiến hành kiểm tra tính hợp pháp của:
+ Quyết định thành lập đối với doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp được thành lập theo luật của công ty.
+ Giấy phép đầu tư đối với các doanh nghiệp hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài.
+ Giấy đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp.
+ Đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước.
Ngoài ra, các cán bộ thẩm định cần chú ý tới quyền hạn, trách nhiệm của các bên liên quan trong hợp đồng liên doanh, liên kết; các quy định về quyền hạn, trách nhiệm trong điều lệ doanh nghiệp; tính pháp lý của các quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán trưởng; người thay mặt pháp nhân của doanh nghiệp
Đối với khách hàng là cá nhân: Mọi khách hàng cá nhân có đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực pháp lý theo quy định của bộ luật dân sự đều được chấp nhận kèm theo các giấy tờ như: hộ khẩu thường trú, chứng minh thư nhân dân, xác nhận của cơ quan công tác hay chính quyền địa phương. Tại NHNo&PTNT chi nhánh Từ Liêm đối tượng là khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng tương đối lớn, đặc biệt là vay vốn hộ gia đình nhằm đầu tư vào nông nghiệp.
3.2 Tình hình sản xuất kinh doanh và năng lực tài chính của khách hàng:
- Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh:
Kiểm tra sự phù hợp về ngành nghề ghi trong đăng ký kinh doanh với ngành nghề kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp, và nó có phù hợp với dự án mà khách hàng định đầu tư hay không?
Những thông tin liên quan đến ngành nghề kinh doanh và xu hướng phát triển của ngành trong tương lai.
- Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng:
Phân tích thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp, các sản phẩm chủ yếu mà doanh nghiệp kinh doanh, và thị phần của sản phẩm đó.
Phân tích mạng lưới phân phối sản phẩm của doanh nghiệp tại các thị trường.
Phân tích lợi thế chủ yếu của doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Phân tích chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, chính sách khách hàng của doanh nghiệp.
Kế hoạch đầu tư phát triển của doanh nghiệp.
Phân tích kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân tích các quan hệ giao dịch lớn có ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Các cán bộ thẩm định cần sử dụng các tài liệu sau để phân tích, đánh giá trong khía cạnh này bao gồm:
+ Tài liệu về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng
+ Báo cáo tài chính gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính
+ Một số tài liệu liên quan mà các cán bộ thu thập được.
Sự phân tích, đánh giá trong phần này chủ yếu dựa vào số liệu do khách hàng cung cấp, do vậy các cán bộ thẩm định cần thẩm tra lại tính xác thực của những con số này.
- Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh:
+ Tổng doanh thu của hoạt động kinh doanh chính: phản ánh sản lượng, tình hình sản xuất, tình hình bán hàng
+ Lợi nhuận: lợi nhuận các loại sản phẩm, lợi nhuận các đơn vị thành viên cũng như toàn doanh nghiệp.
+ Phân tích chi phí sản xuất kinh doanh, nguyên vật liệu đầu vào, chi phí quản lý, chi phí bán hàng, giá thành sản phẩm. Biến động tổng chi phí cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, doanh số và lợi nhuận của toàn doanh nghiệp.
+ Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lời, sự tăng trưởng
Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán:
Tổng TSLĐ
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành = -------------------------------
Nợ ngắn hạn
Thông qua hệ số khả năng thanh toán các cán bộ thẩm định có thể đánh giá được khả năng thanh toán của khách hàng, cho biết khách hàng có đảm bảo để trả nợ vay đúng hạn hay không.
TLĐ – Hàng tồn kho
Hệ số khả năng thanh toán nhanh = ---------------------------------
Nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng huy động các nguồn tiền để trả nợ của khách hàng.
Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả:
Doanh thu thuần
Vòng quay vốn lưu động = ---------------------------------
Tài sản lưu động bình quân
Vòng quay vốn lưu động càng lớn thì càng tốt, chỉ số này được sử dụng để tính số lần tất cả số vốn đầu tư được chuyển thành thanh toán thương mại.
Giá vốn hàng bán
Vòng quay hàng tồn kho = ------------------------------------
Giá trị hàng tồn kho bình quân
Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho cho biết chu kỳ luân chuyển vật tư hàng hoá tồn kho bình quân, tỷ lệ này càng nhanh càng tốt. nó thể hiện vòng quay của hàng tồn kho, tỷ số này lớn phản ánh hàng tồn kho được luân chuyển nhanh.
Doanh thu từ các khoản phải thu
Vòng quay các khoản phải thu = ---------------------------------------------
Các khoản phải thu bình quân
Công thức này cho biết tốc độ thu hồi các khoản phải thu của khách hàng, đánh giá mức độ tin cậy của các khoản phải thu của khách hàng.
Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời :
Lợi nhuận sau thuế
Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) = -----------------------------
Vốn chủ sở hữu
tỷ số này cho biết lợi nhuận sau thuế mà doanh nghiệp có được trên một đồng vốn đầu tư của chủ sở hữu.
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = --------------------------------
Doanh thu bán hàng
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu được tính để biết được năng lực kinh doanh của khách hàng trong việc tạo ra lợi nhuận. Nó còn phản ánh khả năng quản lý chi phí của doanh nghiệp.
Nhóm chỉ tiêu ph...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status