Thiết kế khuôn chế tạo bánh răng Cycloid ăn khớp trong ứng dụng công nghệ gia công tia lửa điện - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Thiết kế khuôn chế tạo bánh răng Cycloid ăn khớp trong ứng dụng công nghệ gia công tia lửa điện



Mở đầu
Chương 1 Tổng quan về Bơm Thủy lực
1. Bơm thủy lực thể tích Piston
1.1. Máy Piston đơn
1.2. Máy Piston dãy phẳng
1.3. Máy Piston hướng kính
1.4. Máy Piston hướng trục
2. Bơm thủy lực thể tích Roto
2.1. Máy cánh gạt
2.2. Bơm thủy lực thể tích bánh răng
Chương 2 Bánh răng Cycloid ăn khớp trong
1. Khái niệm
2. Công dụng
3. Phân loại
3. Các dạng ăn khớp
3.1. Ăn khớp dạng thân khai
3.2. Bánh răng ăn khớp Novikov
3.3. Bánh răng ăn khớp Cycloid
3.4. Bộ truyền ăn khớp chốt
Chương 3 Bánh răng Cycloid và phương pháp chế tạo
1. Khảo sát đường cong Cycloid
1.1. Phương trình Cycloid
1.2. Đường Epicycloid
1.3. Đường hypocycloid
2. Thiết kế bánh răng Cycloid
2.1. Vẽ các đường cong thuộc họ Cycloid
2.1.1. Vẽ đường cong Cycloid
2.1.2. Vẽ đường cong Epicycloid
2.1.3. Vẽ đường cong Hypocycloid
2.2. Thiết kế bánh răng Cycloid
2.2.1. Thông số của bộ truyền
2.2.2. Chế tạo bánh răng chủ động
2.2.2. Chế tạo bánh răng bị động
3. Các phương pháp tạo hình đường cong Cycloid
3.1. Phương pháp phay định hình
3.2. Phương pháp bao hình
3.3. Phương pháp dập thể tích
Chương 4: Ứng Dụng công nghệ gia công tia lửa điện để gia công khuôn
1. Tổng quan về phương pháp tia lửa điện
1.1. Giới thiệu chung
1.2. Nguyên lý và bản chất của quá trình phóng điện
1.2.1. Nguyên lý của quá trình phóng điện
1.2.2.Bản chất của quá trình phóng điện
1.2.3. Cơ cấu tách vật liệu
1. 3. Các quá trình trong khi gia công tia lửa điện
1.3.1. Quá trình đánh lửa qua khe hở
1.3.2. Quá trình phát sinh năng lượng trên điện cực
1.3.3. Quá trình thủy khí động học trong khe hở
1.4. Các phương pháp gia công tia lửa điện
1.4.1. Phương pháp gia công xung định hình
1.4.2. Phương pháp gia công cắt dây tia lửa điện
1.4.3. Các phương pháp khác
2. Các đặc điểm của quá trình gia công tia lửa điện xung định hình
2.1. Các thông số công nghệ cơ bản
2.2. Điện môi
2.2.1. Cách điện
2.2.2. Ion hóa
2.2.3. Làm nguội
2.2.4. Vận chuyển phoi
2.3. Điện cực
2.3.1. Yêu cầu của vật liệu điện cực
2.3.2. Các loại vật liệu chế tạo điện cực
2.3.3. Quy trình chế tạo Graphit
2.3.4. Quá trình cơ nhiệt trên các bề mặt điện cực
2.3.5. Sự ăn mòn điện cực
2.4. Lượng hớt vật liệu và chất lượng bề mặt khi gia công tia lửa điện
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


C tia lửa điện để tạo hình lòng khuôn. Sau đó sẽ áp dụng công nghệ gia công dập nóng để gia công các bánh răng. Qui trình trên áp dụng cho cả bánh răng chủ động và bị động.
Chương 4
Ứng Dụng công nghệ gia công tia lửa điện để gia công khuôn
1. Tổng quan về phương pháp tia lửa điện
1.1. Giới thiệu chung:
Trong lịch sử phát triển của mình, nhiệm vụ tìm ra các vật liệu cứng và bền luôn đặt ra đối với ngành cơ khí. Các chi tiết có độ cứng cao cũng có nghĩa là nó có thể hoạt động và cho năng suất cao hơn. Chúng được sử dụng nhiều trong các ngành yêu cầu độ chính xác cao và độ bền cao như: các thiết bị hàng không, các tuabin máy điện, động cơ máy bay, công cụ khuôn mẫu. Đồng thời với nhu cầu về vật liệu là nhu cầu về chế tạo. Chế tạo các thiết bị có độ cứng, tuổi bền và độ chính xác cao là một thử thách rất lớn mà các nhà khoa học không ngừng nghiên cứu để đạt được điều đó.
Nhà vật lý người Anh Joseph Priestley (1733 – 1809) là người đầu tiên trong các thí nghiệm của mình đã phát hiện ra khả năng ăn mòn kim loại bởi sự phóng điện. Tiếp nối thành tựu đó, năm 1943, hai vợ chồng nhà khoa học Lazarenko người Nga đã tìm ra cánh cửa dẫn tới công nghệ “gia công tia lửa điện” hay “Electrical Discharge Machining” còn gọi tắt là công nghệ EDM. Công nghệ này sử dụng tia lửa điện để hớt đi một lớp vật liệu mà không phụ thuộc độ cứng của vật liệu đó. Khi các tia lửa điện phóng ra thì một lớp vật liệu trên bề mặt phôi sẽ bị hớt đi bởi quá trình điện nhiệt thông qua sự chảy và bốc hơi của kim loại. Nhưng quá trình gia công còn hết sức phức tạp liên quan đến khoảng cách khe phóng điện, đến thông tin kênh plasma, về sự hình thành của cầu phóng điện giữa hai điện cực Chính những khó khăn đó đã làm cho ứng dụng của công nghệ mới này còn hết sức hạn chế trong công nghệ chế tạo đương thời. Tiếp những năm sau đó sự tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật đã giúp ích rất nhiều trong việc sử dụng công nghệ trong cuộc sống. Đặc biệt những năm gần đây, với sự phát triển như vũ bão của các công nghệ mới, với sự trợ giúp hết sức đắc lực của máy tính, các hệ điều khiển CNC, các máy tia lửa điện đầu tiên ít tự động và không tiện dụng đã được thay thế bởi các máy gia công tia lửa điện CNC. Đây là nhóm máy đã tỏ rõ được khả năng rất lớn của mình trong điều khiển chính xác quỹ đạo và chất lượng gia công. Chính sự đột phá trong công nghệ này đã giải quyết rất nhiều vấn đề trong thực tiễn và đưa nhóm máy mới này trở thành một trong các công cụ cắt hữu hiệu nhất.
1.2. Nguyên lý và bản chất của quá trình phóng điện
1.2.1. Nguyên lý của quá trình phóng điện
Hình 4.1 :Nguyên lý quá trình phóng điện
Đặt một điện áp một chiều giữa hai tấm kim loại khác nhau, một được gọi là điện cực và một gọi là chi tiết. Điện áp này thường nằm trong khoảng 80V – 200V. Cả hai tấm kim loại này được đặt trong một dung dịch cách điện đặc biệt, gọi là dung dịch điện môi. Khi đưa hai điện cực tiến lại gần nhau, đến một khoảng cách d đủ nhỏ thì xảy ra sự phóng tia lửa điện. Điều này có thể giải thích là do điện trường giữa khe hở đủ lớn (đạt khoảng 104V/mm) dẫn đến ion hóa dung dịch điện môi đó và nó trở thành dung dịch dẫn điện. Khi năng lượng tập trung đủ lớn, một dòng điện hình thành do sự chuyển dịch của các ion và điện tử trong dung dịch điện môi – gọi là kênh dẫn điện – kèm theo sự xuất hiện của các tia lửa điện do hiện tượng ion hóa mãnh liệt của dung dịch điện môi. Nhiệt độ của vùng này lên đến khoảng 10.000oC làm bốc hơi vật liệu các điện cực. Nguồn điện được ngắt đột ngột làm cho tia lửa điện biến mất. Dung dịch lạnh từ ngoài tràn vào kênh dẫn điện do sự chênh lệch áp suất tạo ra tiếng nổ nhỏ và làm hóa rắn hơi vật liệu thành các oxít kim loại. Sau đó nguồn nhiệt được cung cấp lại và các tia lửa điện lại xuất hiện.
Có thể thấy những điểm chính của phương pháp gia công tia lửa điện là nguồn cung cấp, vật liệu của điện cực, dung dịch điện môi và khe hở giữa các điện cực.
Nguồn cung cấp điện áp dạng xung: Thời gian ngắt nguồn điện là khoảng thời gian cần thiết để dung dịch điện môi có thể khôi phục lại trạng thái không dẫn điện của nó và sẵn sàng cho xung gia công tiếp theo. Nếu thời gian này không có hay quá nhỏ sẽ làm dung dịch điện môi luôn ở trạng thái dẫn điện. Điều làm cho tia lửa điện phát triển thành hồ quang gây hỏng bề mặt chi tiết và điện cực.
Các điện cực làm bằng hai loại vật liệu dẫn điện khác nhau và được nhúng ngập trong dung dịch điện môi, dung dịch này không dẫn điện ở trạng thái bình thường nhưng có chức năng chính là môi trường hình thành kênh dẫn điện ở điện trường cao.
Giữa các điện cực luôn có một khe hở nhỏ được gọi là kênh phóng điện. Khe hở này cần được đảm bảo trong suốt quá trình gia công để duy trì sự ổn định của tia lửa điện.
1.2.2. Bản chất của quá trình phóng điện
Giai đoạn 1: Đánh lửa
Máy phát điện áp khởi động qua một khe hở ( đóng điện áp máy phát ). Dưới ảnh hưởng của điện trường, từ cực âm (catốt) bắt đầu phát ra các điện tử và chúng bị hút về phía cực dương (anốt). Sự phát điện tử gây ra sự tăng cục bộ tính dẫn điện của điện môi ở khe hở. Các bề mặt của các điện cực không hoàn toàn phẳng. Điện trường sẽ phát triển nhất ở hai điểm gần nhau nhất. Chất điện môi bị ion hóa. Tất cả các phần tử dẫn điện đều hội tụ quanh điểm này trong khoảng không gian ở giữa hai điện cực và chúng tạo nên một cái cầu. Một kênh phóng điện đột nhiên được hình thành ngang qua cầu. Sự phóng điện được bắt đầu
Hình 4.2: Giai đoạn đánh lửa
Giai đoạn 2:Hình thành kênh phóng điện.
Khi điện trường giữa hai điện cực tăng lên do việc đưa chúng đến gần nhau làm cho vận tốc của các ion và các điện tử tự do có trong lớp dung dịch điện môi ở giữa các điện cực tăng lên và bị hút về phía cực trái dấu. Trong quá trình di chuyển chúng va đập với các phân tử trung hòa và làm tách ra các ion và điện tử mới. Cứ như vậy, khi khoảng cách càng nhỏ làm từ trường và động năng của các ion và điện tử càng lớn dẫn đến hình thành một dòng chuyển dịch có hướng của các ion và điện tử tạo nên dòng điện.
Hình 4.3: Giai đoạn hình thành kênh phóng điện
Giai đoạn 3: Phóng tia lửa điện làm bốc hơi vật liệu
Lõi của bọt hơi bao gồm một kênh plasma. Plasma này là một chất khí có lẫn các điện tử và các ion dương ở áp suất rất cao (khoảng 1Kbar) và nhiệt độ cực lớn (khoảng 10.000oC). Khi kênh plasma này được tạo thành đầy đủ thì điện áp qua khe hở đạt tới mức của điện áp phóng tia lửa điện Uer. Giá trị của điện áp Ue là một hằng số vật lý phụ thuộc vào sự phối hợp vật liệu anôt và catôt.
Chất điện môi giữ kênh plasma và cũng là giữ cho năng lượng có một độ tập trung cục bộ. Sự va chạm của các điện tử lên anôt và các ion dương lên catôt làm nóng chảy và bốc hơi các điện cực.
Thời gian của giai đoạn này được tính từ khi điện áp bắt đầu giảm đến mộ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status