Những giải pháp marketing - Mix nhằm nâng cao sức cạnh tranh tại Công ty Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Những giải pháp marketing - Mix nhằm nâng cao sức cạnh tranh tại Công ty Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ



1. Giới thiệu chung về Khách sạn và kinh doanh Khách sạn .3
1.1. Tổng quan ngành Khách sạn .3
1.1.1. Lịch sử ra đời .3
1.1.2. Khái niệm .4
1.1.3. Phân loại .4
1.2. Kinh doanh và kinh doanh Khách sạn .5
1.2.1. Kinh doanh .5
1.2.2. Kinh doanh khách sạn .5
2. Cạnh tranh và các yếu tố cấu thành sức cạnh tranh của doanh nghiệp Khách sạn.8
2.1 Các khái niệm cơ bản.8
2.2 Sức cạnh tranh của doanh nghiệp và các yếu tố cầu thành.9
2.2.1 Thị phần của doanh nghiệp.9
 2.2.2 Chất lượng sản phẩm dịch vụ.10
2.2.3 cơ sở vật chất kỹ thuật.10
2.2.4 vốn và các yếu tố tài chính.10
2.2.5 Đội ngũ nhân viên và cán bộ quản lý.10
2.2.6 Uy tín và bản sắc của doanh nghiệp.11
2.2.7 Vị trí kinh doanh.11
2.2.8 Sức mạnh thương hiệu.11
2.3 Đặc điểm cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn ở nước ta hiện nay
3. Marketing và ứng dụng maketing - mix nhằm tạo lập sức cạnh tranh của doanh nghiệp khách sạn .12
3.1 Khái niệm cơ bản về marketing.12
3.2. Marketing - Mix và việc ứng dụng marketing-mix trong việc nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp khách sạn.14
3.2.1. Phân đoạn, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị trên thị trường mục tiêu .14
 3.2.2 Các yếu tố maketing-mix được sử dụng nhằm nâng cao sức cạnh tranh của khách sạn. 15
3.2.2.1 Sản phẩm.16
3.2.2.2 Giá.19
3.2.2.3 Phân phối.22
3.2.2.4 Xúc tiến thương mại .23
3.2.2.5 Con người .25
3.2.2.6 Lập chương trình và tạo sản phẩm trọn gói .25
3.2.2.7 Quan hệ với đối tác .26
Chương 2
 THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG
MARKETING - MIX TRONG VIỆC NÂNG CAO SỨC
 CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY KHÁCH SẠN DU LỊCH SÔNG NHUỆ
1. Giới thiệu chung về Công ty Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ . .35
1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ .35
1.1.1.Quá trình hình thành Công ty Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ .35
1.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của khách sạn Sông Nhuệ 36
2. Thực trạng áp dụng Marketing - mix tạo Công ty Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ .43
2.1. Môi trường kinh doanh của Công ty Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ43
2.1.1 Môi trường bên trong: .4
2.1.2 Môi trường bên ngoài.45
2.2. Sản phẩm dịch vụ và thị trường của Công ty Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ .45
2.3 Phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu . 46
2.4 Thực trạng hoạt động marketing - mix tại Công ty Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ .49
2.5 Đánh giá việc áp dụng marketing - mix để nâng cao sức cạnh tranh tại Công ty Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ 58
2.5.1 Đánh giá chung.58
2.5.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng chính sách marketing - mix trong nâng cao sức cạnh tranh của công ty.59
CHƯƠNG 3
NHỮNG GIẢI PHÁP MARKETING - MIX NHẰM NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN DU LỊCH SÔNG NHUỆ
1. Cơ sở khoa học của giải pháp. 60
1.1.Tình hình phát triển của du lịch Việt Nam . 60
1.2.Chủ trương của Nhà nước trong khai thác tài nguyên du lịch. .60
1.3 Thị trường du lịch Hà Tây . 61
1.4 Thị trường và phương hướng hoạt động của Công ty .62
2. Một số giải pháp Maketing - mix nhằm nâng cao sức cạnh tranh của Công ty Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ .66
2.1. Đối với Công ty.66
2.1.1 Công tác nghiên cứu marketing.66
 2.1.2 Giải pháp maketing - mix nhằm nâng cao sức cạnh tranh của Công ty Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ .68
2.1.3 Giải pháp nâng cao năng lực quản lý, chuyên môn nghiệp vụ trong Công ty Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ 72
2.2. Đối với các cơ quan quản lý.74
2.2.1 Tổng cục du lịch và Nhà nước.74
2.2.2 Sở Du Lịch Hà Tây.76
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


1 đã cơ bản hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp khu nhà 5 tầng. Ngày 30/12/1999, doanh nghiệp Nhà nước khách sạn Sông Nhuệ chính thức được chủ đầu tư bàn giao để đưa khách vào hoạt động. Ngày 10/2/2000 khách sạn Sông Nhuệ nhận khách để mở đầu cho giai đoạn kinh doanh và phục vụ mới. Tháng 3/2001, UBND tỉnh Hà Tây đã có quyết định số 373/QĐ-UB về việc đổi tên khách sạn Sông Nhuệ thành Công ty Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ. Bước đầu đi vào hoạt động, Công ty Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ gặp không ít khó khăn. Song với sự nhiệt tình, nỗ lực phấn đấu của Ban Giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên nên Công ty Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ đã đạt được thành tựu nhất định. Ngày 11/6/2001 Công ty Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ được công nhận đạt tiêu chuẩn 2 sao.
Hiện nay, Công ty Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ với khách sạn Sông Nhuệ là khách sạn lớn nhất của tỉnh Hà Tây được kiến trúc theo kiểu kiến trúc Pháp sang trọng, nằm ở vị trí trung tâm thị xã Hà Đông - Hà Tây. Vị trí này là điểm giao thông thuận lợi giữa các tỉnh Tây Bắc và các tỉnh phía Nam với thủ đô Hà Nội bằng cả đường sắt, đường bộ và đường thuỷ. Với vị trí trung tâm thuận tiện này, khách sạn Sông Nhuệ có khả năng đáp ứng rất lớn trong việc kinh doanh phục vụ, tổ chức đưa đón các đối tượng khách trong và ngoài tỉnh đi tham quan du lịch.
1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của khách sạn Sông Nhuệ
* Cơ cấu tổ chức
Khách sạn Sông Nhuệ là một khách sạn nhà nước trực thuộc Sở du lịch Hà Tây với 2 chức năng chính là phục vụ và kinh doanh được tổ chức dưới hình thức 1 công ty gồm: Ban giám đốc, các phòng chức năng và các tổ sản xuất chuyên môn nghiệp vụ cụ thể như sau:
- Ban giám đốc:
+ 1 giám đốc điều hành chung
+ 1 phó giám đốc phụ trách về kinh doanh
+ 1 phó giám đốc phụ trách về nhân sự
- Các phòng chức năng:
+ Phòng tài vụ
+ Phòng tổ chức hành chính và lao động tiền lương
+ Phòng kinh doanh và thị trường
- Trung tâm lữ hành
- Các tổ chuyên môn gồm:
+ Tổ nhà hàng
+ Tổ lễ tân
+ Tổ buồng
+ Tổ giặt là
+ Tổ bảo dưỡng duy tu
+ Tổ bảo vệ
+ Tổ vệ sinh cây cảnh
Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý của khách sạn Sông Nhuệ được thể hiện theo sơ đồ sau:
Ban giám đốc
Phó giám đốc kinh doanh
Phó giám đốc nhân sự
Phòng tài vụ
Phòng kinh doanh & TT
Trung tâm lữ hành
Phòng tổ chức hành chính
Tổ nhà hàng
Tổ lễ tân
Tổ buồng
Tổ giặt là
Tổ bảo dưỡng
Tổ bảo vệ
Tổ vệ sinh
Biểu 2 : Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý tại khách sạn Sông Nhuệ
: Đường biểu diễn sự quản lý trực tiếp
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của khách sạn Sông Nhuệ được xây dựng theo mô hình cơ cấu trực tuyến. Các mối liên hệ công tác quản lý được thực hiện trực tiếp theo đường thẳng, không có sự chồng chéo giữa các khâu, các bộ phận. Mỗi bộ phận đều có chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng vẫn có mối quan hệ mật thiết với nhau và cùng hướng tới mục tiêu là phục vụ khách tốt nhất.
* Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong khách sạn Sông Nhuệ
+ Chức năng nhiệm vụ của Ban giám đốc
Ban giám đốc (gồm có 3 người: 1 giám đốc và 2 phó giám đốc) quản lý trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Với kiểu tổ chức trực tuyến này giúp cho Ban giám đốc có được thông tin nhanh và chính xác.
- Giám đốc: Là người có quyền hạn cao nhất trong khách sạn và quản lý khách sạn về mọi mặt công tác, đảm bảo thực hiện đúng chức năng của khách sạn đồng thời chịu trách nhiệm trước các cấp các ngành có liên quan và trước pháp luật hiện hành về mọi mặt hoạt động của khách sạn. Giám đốc là người thay mặt cho khách sạn để giao dịch với khách trong trường hợp cần thiết.
- Phó giám đốc: Là người thay thế giám đốc giải quyết các công việc theo đúng thẩm quyền, chức năng cho phép của mình. Phó giám đốc có thể thay thế giám đốc giải quyết một số công việc trong khuôn khổ được giám đốc uỷ quyền.
+ Chức năng nhiệm vụ của các phòng chức năng
- Phòng kinh doanh và thị trường: Là bộ phận hoạch định các kế hoạch, phương án kinh doanh của công ty. Nghiên cứu tham mưu cho ban giám đốc trong việc mở rộng các hoạt động kinh doanh trong công ty một cách hợp lý có hiệu quả. Đồng thời, nghiên cứu tư vấn thị trường thực hiện việc kiểm soát đánh giá hoạt động nhằm thoả mãn các nhu cầu và mong muốn của khách.
- Phòng tài vụ: Là bộ phận chịu trách nhiệm trong công tác quản lý tài chính, hạch toán kế toán, quản lý vật tư và quản lý thông tin kế toán của công ty, đồng thời phối hợp với phòng kinh doanh thị trường và các tổ chức có liên quan trong việc phân tích các hoạt động kinh tế của khách sạn, hiệu quả của việc chu chuyển vốn, tìm ra các biện pháp kịp thời và hợp lý nhằm kiểm soát hoạt động kinh doanh của công ty. Nhiệm vụ chủ yếu của phòng tài vụ là thực hiện chế độ sổ sách, ghi chép, phản ánh chính xác, đầy đủ, rõ ràng, trung thực tình hình hoạt động kinh doanh hiệu quả tài chính của công ty theo đúng chế độ quy định.
- Phòng tổ chức hành chính lao động tiền lương: Là bộ phận tham mưu cho giám đốc về nhân sự, tiền lương, tiền thưởng, đồng thời đưa ra các phương hướng tổ chức để có căn cứ xây dựng kế hoạch kinh doanh và cách chia thu nhập (cho người quản lý, người lao động) phù hợp nhất để khuyến khích họ đóng góp hết mình vào sự tồn tại và phát triển của khách sạn.
- Trung tâm lữ hành: Là bộ phận có chức năng hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, quốc tế từ việc nhận khách, vận chuyển, hướng dẫn và lưu trú đồng thời tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền quảng cáo, quảng bá các hoạt động kinh doanh của công ty. Việc trung tâm lữ hành tổ chức các chương trình tham quan du lịch trong và ngoài tỉnh được hoạt động trực tiếp dưới sự lãnh đạo của ban giám đốc công ty.
- Chức năng nhiệm vụ của các tổ chuyên môn nghiệp vụ
Tổ nhà hàng: Là bộ phận cung cấp đồ ăn uống, tổ chức và thực hiện đảm bảo phục vụ khách các món ăn và dịch vụ chất lượng tốt phục vụ các bữa tiệc, hội nghị, hội thảo, đám cưới, tiệc sinh nhật và các dịch vụ vui chơi giải trí...
Tổ lễ tân: Là bộ phận tiếp nhận khách, là trung tâm nghiệp vụ của toàn bộ khách sạn, là đầu mối liên kết giữa khách và khách sạn. Nhân viên lễ tân phải phục vụ khách từ lúc họ vào đặt phòng trong quá trình lưu trú cho tới khi họ trả phòng. Bộ phận lễ tân của khách sạn Sông Nhuệ hằng ngày nắm bắt kịp thời thông tin về nguồn khách, tình hình khách và nhu cầu của khách cung cấp những căn cứ tham khảo để ban giám đốc ra và điều chỉnh sách lược kinh doanh của khách sạn. Bộ phận lễ tân duy trì hoạt động 24giờ/ngày chia thành 3 ca:
Ca sáng từ 6giờ đến 14 giờ
Ca chiều từ 14 giờ đến 22 giờ
Ca đêm từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau.
Tổ buồng: Làm công tác cung cấp và phục vụ các dịch vụ yêu cầu cho việc sinh hoạt ngủ nghỉ tại phòng. Đồng thời, giám sát và theo dõi, đánh giá các cơ sở vật chất sau khi dùng giúp cho ban giám đốc về kế hoạch quản lý và giám sát nhận phòng, trả phòng. Nhiệm vụ chủ yếu của của tổ buồng là làm vệ sinh, bả...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status