Đánh giá khả năng cung ứng dịch vụ lưu trú dịch vụ của các khách sạn liên doanh trên địa bàn thủ dô Hà Nội - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Đánh giá khả năng cung ứng dịch vụ lưu trú dịch vụ của các khách sạn liên doanh trên địa bàn thủ dô Hà Nội



 
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH KHÁCH SẠN VÀ CUNG ỨNG DỊCH VỤ LƯU TRÚ 3
1.1. KINH DOANH DU LỊCH. 3
1.1.1. Khái niệm du lịch và kinh doanh du lịch. 3
1.1.2. Các nội dung kinh doanh du lịch. 4
1.2. KHÁCH SẠN VÀ KINH DOANH KHÁCH SẠN. 7
1.2.1. Khái niệm và các loại cơ sở kinh doanh khách sạn. 7
1.2.2. Đặc điểm kinh doanh khách sạn. 9
1.2.3. Các hình thức sở hữu quản lý khách sạn. 11
1.2.4. Cơ sở hình thành và lịch sử phát triển của ngành kinh doanh khách sạn. 12
1.2.5. Thị trường kinh doanh khách sạn. 14
1.3. ĐÁNH GIÁ CUNG ỨNG DỊCH VỤ LƯU TRÚ TRONG KHÁCH SẠN. 15
1.3.1. Đặc điểm của cung dịch vụ lưu trú. 15
1.3.2. Sự cần thiết đánh giá cung ứng lưu trú. 16
1.3.3. Nhân tố ảnh hưởng đến cung 17
1.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá. 19
I.4. TÌNH HÌNH CUNG ỨNG DỊCH VỤ LƯU TRÚ Ở VIỆT NAM. 20
CHƯƠNG 2: 21
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ LƯU TRÚ CỦA KHÁCH SẠN LIÊN DOANH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI. 21
2.1 TÌNH HÌNH KINH DOANH LƯU TRÚ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI. 21
2.1.1. Các điều kiện kinh doanh. 21
2.1.2 Tình hình kinh doanh du lịch Hà Nội trong những năm qua. 26
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN LIÊN DOANH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI. 29
2.2.1. Vai trò của kinh doanh khách sạn trong hoạt động kinh doanh du lịch ở Hà Nội. 29
2.2.2. Vị trí và vai trò của khách sạn liên doanh trong hệ thống khách sạn ở Hà Nội. 30
2.2.3.Tình hình cung ứng dịch vụ lưu trú ở Hà Nội. 32
2.2.4. Quan hệ cung cầu dịch vụ lưu trú của khách sạn liên doanh trên thị trường: 34
2.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CUNG ỨNG DỊCH VỤ LƯU TRÚ CỦA KHÁCH SẠN LIÊN DOANH. 34
2.3.1. Đánh giá theo các chỉ tiêu: 34
2.3.2. Tình hình cung ứng dịch vụ lưu trú của một số khách sạn liên doanh. 35
2.3.2.1. Khách sạn Melia Hà Nội. 35
2.3.2.2. Khách sạn Sofitel Plaza Hà Nội: 38
2.3.2.3. Khách sạn Hà Nội Horison: 40
2.3.3. Thuận lợi và khó khăn của hoạt động kinh doanh của các khách sạn liên doanh. 42
Chương 3: 44
Một số giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả khả năng cung ứng dịch vụ lưu trú của các khách sạn liên doanh ở hà nội 44
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI 44
3.1.1. Phương hướng mục tiêu phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2020. 44
3.1.2. Mục tiêu phát triển của hệ thống khách sạn ở Hà Nội từ nay đến năm 2020. 45
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHAI THÁC CÓ HIỆU QUẢ KHẢ NĂNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ LƯU TRÚ CỦA KHÁCH SẠN LIÊN DOANH CỦA HÀ NỘI. 46
3.2.1. Những giải pháp ở tầm vĩ mô. 46
3.2.1.1. Tăng cường hiệu lực của các văn bản pháp luật quản lý khách sạn: 46
3.2.1.2. Mở rộng thị trường khách. 47
3.2.1.3. Tăng cường quản lý Nhà nước về khách sạn. 48
3.2.1.4. Tăng cường công tác khuyếch trương quảng bá. 49
3.2.1.5. Huy động vốn đầu tư phát triển hệ thống dịch vụ lưu trú: 51
3.2.1.6. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch và đẩy mạnh giáo dục du lịch toàn dân. 51
3.2.2. Những giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả khả năng cung ứng dịch vụ lưu trú của các khách sạn liên doanh. 54
3.3.3. Một số giải pháp với một số khách sạn liên doanh: 59
KẾT LUẬN 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


lịch đến khách sạn đó. Sự đa dạng của các dịch vụ bổ sung sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của khách sạn đó trên thị trường. Các dịch vụ bổ sung trong khách sạn liên doanh ở Hà nội có 4 loại:
+ Dịch vụ đáp ứng nhu cầu cần thiết của khách hàng ngày: giặt là, thông tin, báo chí....
+ Dịch vụ nâng cao nhận thức của khách: triển lãm, hoà nhạc, mở các phòng tranh....
+ Dịch vụ nâng cao tiện nghi sinh hoạt của khách, trang thiết bị trong phòng rất hiện đại.
+ Dịch vụ cao cấp đáp ứng nhu cầu của khách có khả năng thanh toán cao: dịch vụ hướng dẫn riêng, cho thuê các công cụ thể thao, thuê người thanh toán riêng....
Với tiềm lực của mình các khách sạn liên doanh ở Hà nội đã khai thác một cách có hiệu quả các dịch vụ bổ sung để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh.
2.1.2 Tình hình kinh doanh du lịch Hà Nội trong những năm qua.
“ Hà nội không lộng lẫy như nhiều thủ đô trên thế giới mà mang vẻ thâm trầm của bề dày lịch sử và chiều sâu văn hoá” (trích phỏng vấn du khách quốc tế - tuần báo Du lịch ngày 16/03/2001). Có lẽ chính bề dày lịch sử và chiều sâu văn hoá đã khẳng định vẻ đẹp của du lịch Thủ đô, tạo sức hấp dẫn và thu hút khách du lịch đến Hà nội. Cùng với sự khởi sắc của toàn nghành, du lịch Thủ đô trong thời gian qua đã rất cố gắng đầu tư phát triển và thu được những kết quả đáng mừng.
a. Lượng khách du lịch:
Biểu 1: Lượng khách du lịch tới Hà Nội trong thời gian qua:
Chỉ tiêu (%)
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Khách quốc tế
352.000
391.000
402.000
382.000
500.400
628.800
- Tỉ trọng
- Chỉ số PT định giá gốc
- Chỉ số PT liên hoàn
33,46
100
100
32,58
111
111
30,88
114
103
19,77
108,5
95
19,25
142,2
131
19,82
178,63
125,66
Khách nội địa
700.000
809.000
900.000
1.555.000
2.099.000
2.543.000
- Tỉ trọng
- Chỉ số PT định giá gốc
- Chỉ số PT liên hoàn
66,54
100
100
67,42
116
116
69,12
129
112
80,23
221
172
80,75
300
135
80,18
363,28
121,15
Tổng số khách
1.052.000
1.200.000
1.302.000
1.937.000
2.599.400
3.171.800
Nguồn: Sở Du lịch Hà Nội
Qua biểu trên ta thấy thị trường khách du lịch đến Hà Nội ngày một nhiều. Số lượng khách quốc tế cũng như khách trong nước đều tăng.
Những năm gần đây, thủ tục xuất nhập cảnh Việt Nam đã được quan tâm giải quyết tạo điều kiện thuận lợi cho du khách trong đó lượng khách du lịch Trung Quốc đi bằng thẻ đã làm tăng nhanh lượng khách du lịch quốc tế. Những quan hệ hợp tác được mở rộng với các nước trong khu vực và trên thế giới đã thu hút lượng khách lớn đến Thủ đô với nhiều mục đích khác nhau.
Một trong những dấu son của ngành du lịch Hà Nội năm 2000 đã phối hợp tổ chức thành công liên hoan du lịch Hà Nội năm 2000 nhân dịp kỷ niệm Thăng Lông Hà Nội 990 năm tuổi. Đây là liên hoan với lượng người tham gia đông nhất (1000 lượt người, với nhiều đoàn khách trong nước và quốc tế). Từ đây ta thấy được việc nâng cấp cải tạo các công trình văn hoá đã làm cho sản phẩm du lịch Thủ đô được nâng cấp rõ rệt. Và việc tuyên truyền quảng bá du lịch, tổ chức các cuộc liên hoan, hội nghị, hội thảo đã thu hút đước lượng khách lớn đến với Thủ đô cả du khách trong nước cũng như quốc tế.
Chính vì lợi thế là tụ điểm quan trọng của cả nước du lịch Hà nội đóng vai trò “Trung chuyển” giữa một thị trường nội địa có mức nhu cầu cao từ mọi nơi trong cả nước tới một tuyến điểm du lịch hấp dẫn như Thủ đô Hà nội. Nên trong nhưng năm qua đã là cho nhu cầu về nhà nghỉ, nhà trọ, khách sạn và các dịch vụ vui chơi giả ttrí tăng nhanh của khách nội địa và khách quốc tế.
b. Tình hình doanh thu kinh doanh du lịch trên địa bàn Hà nội:
Trong những năm gần đây cùng với sự tăng nhanh về khách du lịch, doanh thu từ nghành du lịch cũng tăng lên. Những số liệu thống kê do các doanh nghiệp báo cáo có thể chưa hoàn toàn chính xác bởi khó phân định rạch ròi sự đóng góp của doanh nghiệp và các ngành khác. Tuy nhiên qua số liệu thống kê cũng phần nào phản ánh được tình hình kinh doanh nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn - nhà hàng trên địa bàn Hà nội nói riêng.
Biểu 2: Doanh thu kinh doanh du lịch trên địa bàn Hà nội
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
2000
2001
Tốc độ tăng trưởng bình quân
Tổng doanh thu lưu trú
1.050
1.134
1.225
1.900
2.467
17,87
- DT khách sạn nhà hàng
- Tỷ trọng %
743,4
70,8
802,9
70,8
845
69
1.400
73,7
1.726,9
70
15,88
- DT buồng
- DT ăn uống
- DT bán hàng
- DT khác
450
240
40
13,4
490
250
45
17,9
510
260
55
20
800
440
120
40
1.020
506,5
160
40,4
15,39
11,35
32,3
14,07
- DT lữ hành
- Tỷ trọng
306,6
29,2
331,1
29,2
380
31
500
26,3
704,1
30
19,7
Đơn vị: tỷ đồng
Nguồn: Sở Du lịch Hà Nội
Qua biểu trên ta thấy mức doanh thu có tăng nhưng chậm. Nguyên nhân do số lượng khách sạn nhiều nhưng số lượng và chất lượng các dịch vụ chưa được quan tâm, giảm sức hấp dẫn với du khách.
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của tổng doanh thu du lịch là 17,87 trong đó tốc độ tăng trưởng bình quân của doanh thu nhà hàng khách sạn là 15,88 và doanh thu lữ hành là19,7. Đối với doanh thu từ nhà hàng khách sạn thì tốc độ tăng trưởng bình quân từ doanh thu buồng và doanh thu bán hàng là cao nhất.
Doanh thu lữ hành có tăng lên những vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn doanh thu khách sạn nhà hàng. Nguyên nhân tăng là do số lượng khách tăng, chất lượng phục vụ được nâng cao. Các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn nhà hàng trên địa bàn đã có sự đổi mới trong hoạt động kinh doanh nên không chỉ doanh thu chung tăng mà doanh thu các bộ phận cũng tăng lên rất nhiều.
2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của khách sạn liên doanh trên địa bàn Hà Nội.
2.2.1. Vai trò của kinh doanh khách sạn trong hoạt động kinh doanh du lịch ở Hà Nội.
* Tạo sản phẩm trọn gói, đáp ứng nhu cầu khách:
Kinh doanh khách sạn có vai trò quan trọng đối với du lịch nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Khách sạn cung cấp dịch vụ lưu trú, ăn uống, tiện nghi phục vụ hội nghị cũng như kỳ nghỉ trọn vẹn và chuyến du lịch trọn gói. Từ các khách du lịch vãng lai tới các thương nhân, những chính sách quan trọng và cả những nguyên thủ quốc gia đều chen chân đến khách sạn. Khi đời sống của người dân ngày càng cao, nhu cầu tới khách sạn để tổ chức đám cưới, những bữa tiệc sinh nhật tăng lên.
* Đóng góp vào sự tăng trưởng của ngành du lịch:
Hàng năm doanh thu của ngành du lịch rất cao trong đó doanh thu từ kinh doanh khách sạn chiếm tỷ trọng lớn, góp phần đáng kể vào ngân sách Nhà nước.
Mặc dù kinh doanh trong điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng tình hình nộp ngân sách của doanh nghiệp Hà nội năm sau cao hơn năm trước, năm 1998 tăng 20% so với năm 1997, năm 1999 tăng 6% so với năm 1998 và năm 2001 tăng 17,6% so với năm 2000. Về cơ cấu nộp ngân sách năm 1998 - 1999 khối liên doanh chiếm 47%, năm 2000 chiếm 49% và năm 2001 chiếm 59%.
* Mở rộng quy mô và nâng cao vị trí ngành du lịch trong nền kinh tế quốc dân.
* Thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch và hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành:
Một nền kinh tế phát triển, kinh doanh dịch vụ càng chiếm tỷ trọng cao. ở Việt Nam với đường lối kinh tế mở cửa, hợp tác quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các nước được tăng cường, đầu tư nước ngoài vào Việ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status