Một số giải pháp quản lý môi trường nhằm đảm bảo phát triển bền vững khu vực vịnh Hạ Long - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối


Lời nói đầu 1
CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐẢM BẢO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU VỰC VỊNH HẠ LONG 3
I. Môi truờng và vấn đề phát triển bền vững. 3
1.Môi trưòng: 3
3.Mối quan hệ giưã môi trường và phát triển bền vững: 5
II. VẤN ĐỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG : 6
1. Sự cần thiết cua quản lý môi trường : 6
2. Nội dung quản lý nhà nước về môi trường: 7
3. Các công cụ quản lý môi trường : 8
3.1 Chính sách và chiến lược bảo vệ môi trường : 8
3.2 Luật pháp quy định, chế định về bảo vệ môi trường: 9
3.3 Kế hoạch môi trưòng : 9
3.4 Thông tin, dữ liệu môi trường : 10
3.5 Kế toán môi trường : 10
3.6. Quản lý tai biến môi trường: 10
3.7. Giáo dục môi tường: 10
3.8. Nghiên cứu và triển khai khoa học công nghệ: 11
3.9. Đánh giá tác động môi trường: 11
3.10. Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường: 11
III. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẶT VẤN ĐỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Ở KHU VỰC VINH HẠ LONG. 12
1. Những mâu thuẫn giữa phát trtiển bền vững kinh tế xã hội và môi trường khu vực vinh Hạ Long: 12
2. Sự cần thiết phải đặt vấn đề quản lý môi trường khu vực vịnh Hạ Long. 14
CHƯƠNG II. Phân tích thực trạng môi trường và quản lý môi trường khu vực vịnh Hạ Long. 16
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KHU VỰC VỊNH HẠ LONG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN MÔI TRƯỜNG KHU VỰC. 16
1. Điều kiện tự nhiên 16
1.1. Địa hình: 16
1.2. Khí hậu: 16
1.3. Điều kiện địa chất: 16
1.4. Điều kiện thuỷ văn. 17
1.5. Di sản văn hoá và Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long. 17
2. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các hệ sinh thái đặc trưng khác. 17
2.1. Tài nguyên đất : 17
2.2. Tài nguyên rừng: 18
2.3. Tài nguyên nước và sử dụng nước. 19
2.4. Tài nguyên khoáng sản. 20
2.5.Tài nguyên du lịch. 20
3. Điều kiện kinh tế xã hội khu vực vịnh Hạ Long. 21
3.1.Dân số: 21
3.2.Tổng sản phẩm (GDP) và các lĩnh vực kinh tế của khu vực. 21
3.3. Khái quát về hiện trạng phát triển kết cấu hạ tầng 24
II. Thực trạng môi trường khu vực vịnh Hạ Long 28
1. Hiện trạng các nguồn gây ô nhiễm môi trường: 28
1.1. Nguồn gây ô nhiễm do khai thác than 29
1.2. Nguồn gây ô nhiễm do phát triển công nghiệp 30
1.3. Nguồn gây ô nhiễm từ khu vực đô thị 31
1.4. Gây ô nhiễm từ các nguồn khác 34
2. Các nguyên nhân chính ảnh hưởng đến môi trường khu vực vịnh Hạ Long 34
2.1. Ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá lên môi trường vịnh Hạ Long 34
2.2. Ảnh hưởng của các hoạt động phát triển công nghiệp và khai thác than tới môi trường 35
2.3. Ảnh hưởng của các hoạt động phát triển cảng biển tới môi trường 37
2.4. Ảnh hưởng của các hoạt động phát triển du lịch tới môi trường 40
IV. Thực trạng quản lý môi trường vịnh Hạ Long 42
1. Hệ thống tổ chức quản lý môi trường 42
2. Các hoạt động của các cơ quan quản lý môi trường khu vực vịnh Hạ Long 44
2.1. UBND tỉnh Quảng Ninh 44
2.2. Sở khoa học công nghệ và môi trường tỉnh Quảng Ninh 46
2.3. Ban quản lý vịnh Hạ Long 47
3. Mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý môi trường trong khu vực 47
IV. Một số kết luận về môi trường và quản lý môi trường khu vực vịnh Hạ Long hiện nay 48
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐẢM BẢO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU VỰC VỊNH HẠ LONG 52
I. Những thuận lợi cơ bản và nguy cơ - thách thức cho công tác quản lý môi trường khu vực vịnh Hạ Long 52
1. Những thuận lợi cơ bản: 52
2. Nguy cơ - thách thức 52
III. Các quan điểm và mục tiêu quản lý môi trường khu vực vịnh Hạ Long 55
1. Các quan điểm 55
2. Mục tiêu quản lý môi trường khu vực vịnh Hạ Long 56
III. Các giải pháp chủ yếu quản lý môi trường đảm bảo phát triển bền vững khu vực vịnh Hạ Long 57
1. Các giải pháp về tổ chức và cơ sở chính sách quản lý môi trường 57
1.1. Các giải pháp về tổ chức 57
1.2. Giải pháp về các cơ chế chính sách 58
2. Các giải pháp về khoa học - công nghệ 59
3. Các giải pháp về sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường khu vực vịnh Hạ Long 60
4. Các giải pháp quản lý môi trường cho từng ngành 64
4.1. Xây dựng cơ chế quản lý tổng hợp vùng khai thác than 64
4.2. Quản lý du lịch tổng thể phục vụ phát triển du lịch vịnh Hạ Long bền vững. 66
5. Các giải pháp quản lý môi trường nhằm giảm thiểu ô nhiễm do đô thị hoá và phát triển bền vững đô thị. 69
5.1. Kiểm soát đô thị 69
5.2. Quản lý rác thải sinh hoạt và công nghiệp. 70
5.3. Quản lý nước thải 72
KẾT LUẬN 73

Lời nói đầu

Khu vực vịnh Hạ Long không chỉ bao gồm vùng nước cùng với gần hai nghìn hòn đảo lớn nhỏ với nhiều cảnh quan kỳ ảo, khu vực còn bao gồm các phần lục địa như thành phố Hạ Long , thị xã Cẩm Phả, huyện Hoành Bồ, huyện Yên Hưng và phần Đảo Cát Bà thuộc thành phố Hải Phòng là những nơi có nhiều hoạt động phát triển có liên quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển của khu vực vịnh Hạ Long. Do đặc thù về vị trí địa lý và các đều kiện về tài nguyên thiên nhiên, hoạt động khai thác than, cảng biển, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ, hải sản, lâm nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng..v..v..trong khu vực không chỉ có ý nghĩa với sự phát triển của khu vực mà còn có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Điểm nổi bật trong các hoạt động phát triển đã và đang diễn ra một các hết sức sôi động trong khu vực là cùng trên một vùng lãnh thổ tương đối chật hẹp hội tụ rất nhiều yếu tố tạo tiền đề cho nhiều hoạt động phát triển phong phú và đa dạng. Các hoạt động phát triển truyền thống như khai thác than và sản xuất vật liệu xây dựng, đánh bắt thuỷ hải sản, phát triển cảng biển, giao thông thuỷ bộ…gần đây lại tiếp tục có những cơ hội được đẩy mạnh hơn, hoạt động du lịch và dịch vụ ngày càng có cơ hội phát triển nhanh hơn, đô thị hoá và những nhu cầu cho phát triển dân sinh ngày càng tăng thêm nhiều và nhanh hơn…Những yếu tố đó một mặt tạo nên những cơ hội phát triển kinh tế xã hội của khu vực mặt khác cũng đặt ra những mâu thuẫn và thách thức ngày càng khắc nghiệt đối với yêu cầu phát triển bền vững, đòi hỏi các nhà quản lý, các nhà khoa học và mọi tầng lớp nhân dân phải có trách nhiệm đóng góp sức lực và trí tuệ vì sự tồn tại và phát triển bền vững của mỗi thành viên.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây do sự phát triển không cân đối giữa các ngành và các khu vực kinh tế, đã và đang làm cho môi trường khu vực bị xuống cấp nhanh chóng đồng thời chịu áp lực đang tăng lên của cộng đồng địa phương đoì hỏi phải có một môi trường sạch và bền vững.
Do đó, trong vấn đề quản lý môi trường cho khu vực vịnh Hạ Long vừa là đòi hỏi cấp thiết cho việc bảo vệ Di sản thiên nhiên , vừa có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường phục vụ chiến lược phát triển kinh tế xã hội bền vững của khu vực cũng như góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng và năng lực quản lý bảo vệ môi trường của các cơ quan liên quan.
Được sự chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáoTS- Ngô Thắng Lợi, em xin mạnh dạn nghiên cứu đề tài : “Một số giải pháp quản lý môi trường nhằm đảm bảo phát triển bền vững khu vực vịnh Hạ Long”. Hy vọng đề tài sẽ tác động tích cực tới chiến lược phát triển bền vững kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh nói chung và khu vực vịnh Hạ Long nói riêng.
Nội dung của đề tài bao gồm:
Chương I: Sự cần thiết của vấn đề quản lý môi trường đảm bảo phát triển bền vững khu vực Vịnh Hạ Long.
Chương II: Phân tích thực trạng môi trường và quản lý môi trường khu vực Vịnh Hạ Long.
Chương III: Các giải pháp chủ yếu quản lý môi trường đảm bảo phát triển bền vững khu vực Vịnh Hạ Long.

CHƯƠNG I: Sự cần thiết của vấn đề quản lý môi trường đảm bảo phát triển bền vững khu vực vịnh Hạ long

I. Môi truờng và vấn đề phát triển bền vững.
1.Môi trưòng:
* Định nghĩa:
Trong “luật bảo vệ môi trường” đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ IV thông qua ngày 27/12/1993 có định nghĩa khái niệm môi trường như sau: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”.
* Bản chất hệ thống của môi trtường:
Dưới ánh sáng của khoa học công nghệ-kỹ thuật hiện đại, môi trường cần được hiểu như là một hệ thống. Nói cách khác, môi trường mang đấy đủ những đặc trưng của hệ thống.
Những đặc trưng cơ bản của hệ thống môi trưòng:
+ Tính cơ cấu (cấu trúc) phức tạp: Cơ cấu của hệ môi trường được thể hiện chủ yếu ở cơ cấu chức năng và cơ cấu bậc thang. Dù theo chức năng hay theo bậc thang, các phần tử cơ cấu của hệ môi truờng thưòng xuyên tác động lẫn nhau, quy định và phụ thuộc lẫn nhau.
+ Tíng động: Hệ môi trưòng không phải là một hệ tĩnh mà nó luôn luôn thay đổi trong cấu trúc của nó, trong quan hệ tương tác giữa các phần tử cơ cấu và trong từng phần tử cơ cấu. Bất kỳ một sự thay đổi nào của hệ đều làm cho nó lệch khỏi trạng thái cân bằng trước đó và hệ lại có xu hướng lập lại thế cân bằng mới. Đó là bản chất của quá trình vận động và phát triển của hệ môi trường. Vì thế cân bằng động là một đặc tính cơ bản của môi trường với tư cách là một hệ thống.
+ Tíng mở: Môi trường dù với quy mô lớn, nhỏ như thế nào cũng đều là một hệ thống mở. Các dòng vật chất, năng lượng và thông tin liên tục “chảy” trong không gian và thời gian. Vì thế, các vấn đề về môi trường mang tính vùng, tính toàn cầu, tinh lâu dài và cần được giải quyết bằng nỗ lực của toàn thể cộng đồng, bằng sự hợp tác giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới với một tầm nhìn xa, trông rộng vì lợi ích của thế hệ hôm nay và thế hệ mai sau.


695sjxkHi48F9mg
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status