Một số giải pháp phát triển các khu kinh tế cửa khẩu đối với phát triển kinh tế xã hội vùng Đông Bắc - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Một số giải pháp phát triển các khu kinh tế cửa khẩu đối với phát triển kinh tế xã hội vùng Đông Bắc



LỜI NÓI ĐẦU 1
Phần I: KHU KINH TẾ CỬA KHẨU VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN VÙNG ĐÔNG BẮC 3
I. Một số khái niệm về khu kinh tế cửa khẩu: 3
1. Khái niệm: 3
2. Những điểm giống và khác nhau giữa khu kinh tế cửa khẩu với các khu kinh tế khác. 6
II. Một số mô hình phát triển khu kinh tế cửa khẩu. 9
1. Mô hình không gian. 9
1.1. Nguyên tắc chung của mô hình không gian: 9
1.2. Một số mô hình không gian: 9
1.3. Mô hình một khu kinh tế cửa khẩu: 11
2. Mô hình thể chế. 13
2.1. Nguyên tắc chung: 13
2.2. Vùng giao thoa các chính sách khuyến khích 14
2.3. Một cửa áp dụng cho hình thức phân cấp quản lý: 14
3. Mô hình của một khu kinh tế cửa khẩu không có dân. 14
III. Vai trò và vị trí của các khu kinh tế cửa khẩu 15
1. Đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân 16
2. Đối với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 17
3. Đối với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hoá đất nước 18
4. Đối với phát triển xã hội 19
5. Đối với an ninh quốc phòng 19
IV. Kinh nghiệm phát triển khu kinh tế cửa khẩu ở một số nước 19
1. Kinh nghiệm của Trung Quốc 20
2. Thái Lan 23
3. Tây Âu và Bắc Mỹ 25
Phần II: THỰC TRẠNG VỀ CÁC KHU KINH TẾ CỬA KHẨU VÙNG ĐÔNG BẮC VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 27
I. Tổng quan chung về vùng Đông Bắc 27
1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 27
1.1 Vị trí địa lý, địa hình khí hậu: 27
1.2 Đông Bắc là một trong những vùng giàu tài nguyên khoáng sản: 28
1.3 Tài nguyên du lịch đặc sắc 29
2. Dân số và nguồn nhân lực 29
3. Đánh giá khái quát về thực trạng kinh tế – Xã hội vùng Đông Bắc 31
II. Các nhân tố tác động đến sự phát triển khu kinh tế cửa khẩu 32
1. Nhân tố tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế-xã hội 32
1.1 Vị trí địa lý 32
1.2 Yếu tố xã hội và trình độ phát triển. 33
2. Bầu không khí chính trị của các nước trong khu vực và trực tiếp là quan hệ hữu nghị thân thiên giữa Việt Nam và Trung Quốc 33
3. Tác động của chính sách kinh tế đối ngoại và quan hệ kinh tế Việt Nam Trung Quốc. 35
4. Mức độ mở rộng quan hệ thị trường trong nước và áp lực cạnh tranh quốc tế 36
III. Phân tích các chính sách phát triển kinh tế với việc phát triển khu kinh tế cửa khẩu vùng Đông Bắc. 37
1. Chính sách đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng 38
2. Chính sách thuế 40
IV. Thực trạng của các khu kinh tế cửa khẩu vùng Đông Bắc 41
1. Quá trình hình thành các khu kinh tế cửa khẩu vùng Đông Bắc. 41
1.1 Vài nét về đặc điểm và sự hình thành các cửa khẩu phía Bắc 41
1.2 Quá trình hình thành các khu kinh tế cửa khẩu vùng Đông Bắc. 43
2. Thực trạng về các khu kinh tế cửa khẩu vùng Đông Bắc . 46
2.1 Thực trạng các khu kinh tế cửa khẩu vùng Đông Bắc 46
2.1.1 Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái 46
2.1.2. Khu kinh tế cửa khẩu Lạng Sơn 50
2.1.3 Khu kinh tế cửa khẩu Cao Bằng 55
2.1.4. Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai 57
2.2. Đánh giá chung về các khu kinh tế cửa khẩu vùng Đông Bắc 61
2.2.1. Những thành tựu đạt được: 61
2.2.2.Những mặt hạn chế còn tồn tại: 64
2.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại 67
Phần III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU VÙNG ĐÔNG BẮC 68
I. Những thuận lợi và khó khăn đối với việc phát triển khu kinh tế cửa khẩu trong thời gian tới 68
1. Những thuận lợi 68
2. Khó khăn 70
II. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển các khu kinh tế cửa khẩu vùng Đông Bắc 71
1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội vùng Đông Bắc 71
2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển các khu kinh tế cửa khẩu vùng Đông Bắc. 74
3. Phương hướng và mục tiêu phát triển các khu kinh tế cửa khẩu vùng Đông Bắc. 76
3.1 Định hướng phát triển khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) 76
3.2. Định hướng phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng (Lạng Sơn) 79
3.3. Định hướng phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai 82
III. Các giải pháp nhằm phát triển Khu kinh tế cửa khẩu vùng Đông Bắc 87
1. Ký kết và triển khai thực hiện các hiệp định kinh tế – thương mại song phương giữa hai nước Việt – Trung. 88
2. Xây dựng và phát triển đồng bộ cơ chế, chính sách đối với các khu kinh tế cửa khẩu biên giới phía Bắc. 89
3. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quy hoạch. 91
4. Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho các khu kinh tế cửa khẩu. 92
5. Tăng cường đổi mới quản lý Nhà nước ở các khu kinh tế cửa khẩu. 94
6. Một số kiến nghị 95
KẾT LUẬN 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Điều đó thể hiện sự nỗ lực của cả hai bên trong quá trình nhằm cải thiện giao lưu kinh tế giữa hai nước.
- Để tăng cường giao lưu kinh tế với Trung Quốc cũng như nhằm đưa ra một chính sách quản lý phát triển cho phù hợp. Một trong sự thay đổi quan trọng đầu tiên là chủ trương thực hiện chính sách thí điểm ở một số cửa khẩu điều đó thể hiện qua việc xây dựng thí điểm khu kinh tế cửa khẩu.
1.2 Quá trình hình thành các khu kinh tế cửa khẩu vùng Đông Bắc.
Để khuyến khích phát triển khu vực biên giới, ngày 18/9/1996, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 675/TTg cho phép áp dụng thí điểm một số cơ chế chính sách tại khu vực cửa khẩu Móng Cái đặt mốc cho việc hình thành và phát triển các khu kinh tế cửa khẩu trong cả nước. Tính đến tháng 1/1999 đã có thêm 8 khu kinh tế cửa khẩu được áp dụng thuộc các tỉnh : Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, Kiên Giang, Hà Tĩnh, Tây Ninh, Quảng Trị, Kon Tum.
Chủ trương xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu biên giới Việt – Trung cùng nhằm đón trước triển vọng to lớn của quan hệ kinh tế – thương mại Việt –Trung trong thời gian tới. Bởi vì hiệu quả các khu kinh tế cửa khẩu chỉ phát huy được khi quan hệ kinh tế – thương mại được hai nước thực sự quan tâm và phát triển ở mức độ nhất định. Hơn nữa khi các quan hệ này càng phát triển thì khu kinh tế cửa khẩu sẽ đóng vai trò là khu kinh tế mở, cùng động lực kinh tế để kéo các khu vực xung quanh phát triển, góp phần thúc đẩy nhanh hơn nữa quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các vùng núi phía Bắc Việt Nam nói riêng và cả nước nói chung. Tuy nhiên, số lượng cửa khẩu và vùng địa lý được phép xây dựng khu kinh tế cửa khẩu chung trên các tuyến biên giới đất liền của cả nước, cho đến nay mới chỉ là 10 mặc dù hiện nay một số địa phương đang tiếp tục đề nghị được Chính phủ cho phép xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu.
Vùng Đông Bắc Việt Nam có 5 tỉnh giáp với Trung Quốc là : Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang và Lào Cai. Và trong đó có 4 khu vực địa lý được Chính phủ chính thức cho phép xây dựng khu kinh tế cửa khẩu, đó là khu kinh tế cửa khẩu ở các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng và Lào Cai. Điểm đáng chú ý là, các khu kinh tế cửa khẩu biên giới phía Bắc Việt Nam đều nằm ở vùng Đông Bắc và cũng là các khu kinh tế cửa khẩu được xây dựng đầu tiên ở nước ta với tư cách là thí điểm một mô hình kinh tế mới.
Bảng 2 : Các vùng địa lý biên giới Đông Bắc Việt Nam
được phát triển khu kinh tế cửa khẩu.
Khu vực cửa khẩu
Phạm vi hành chính các địa phương thuộc khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam
Cửa khẩu phía Trung Quốc
1. Móng Cái (Quảng Ninh)
- Thị xã Móng Cái
- Các xã: Hải Xuân, Hải Hòa, Bình Ngọc, Trà Cổ, Ninh dương, Vạn Ninh, Hải Yến, Hải Đông, Hải Tiến, Vĩnh Trung, Vĩnh Thực
Đông Hưng tỉnh QuảngTây-
Trung Quốc
2. Lạng Sơn
- Cửa khẩu Đồng Đăng (đường sắt);
- Cửa khẩu Hữu Nghị (đường bộ), gồm thị trấn Đồng Đăng và xã Bảo Lam- huyện Cao Lộc;
Hữu Nghị
Quan- Quảng Tây- Trung Quốc
3. Cao Bằng
- Cửa khẩu quốc gia Tà Lùng và Xã Tà Lùng- huyện Quảng Hà.
- Cửa khẩu Hùng Quốc và xã Hùng Quốc huyện Trà Lĩnh.
- Cửa khẩu Sóc Giang và xã Sóc Hà- huyện Quảng Hà.
Thủy Khẩu
Long Bảng- Quảng Tây
Bình Mãng
4. Lào Cai
- Cửa khẩu quốc tế Lào Cai gồm: phường Lào Cai, Phố Mới, Cóc Lếu, Duyên Hải; xã Vạn Hòa, thôn Lục Cẩu, xã Đông Tuyển (thị xã Lào Cai), thôn Na Mo xã Bản Phiệt- huyện Bảo Thắng.
- Cửa khẩu Mường Khương: gồm toàn bộ xã Mường Khương.
Hà Khẩu-
Vân Nam-
Trung Quốc
Kiều Dâu
Nguồn: Tổng hợp theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ,
từ năm 1996 đến nay.
* Nội dung chính sách thí điểm tại các khu kinh tế cửa khẩu:
- Mỗi một khu kinh tế cửa khẩu đều có những đặc thù riêng vốn có nên những chính sách thực hiện thí điểm tại các khu kinh tế cửa khẩu không thể hoàn toàn đồng nhất và nó được dựa trên các cở sở các điểm chung nhất sau:
- Qui định về mặt địa bàn của các khu kinh tế cửa khẩu trên cơ sỏ khai thác tối ưu về địa lý kinh tế, xã hội của cửa khẩu
- Cho phép phát triển đồng bộ các loại hình hoạt động thương mại như: Xuất nhập khẩu, thương mại nhập tái xuất, vận chuyển hàng quá cảnh, kho ngóại quan, cửa hàng miễn thuế, hội chợ triển lãm, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, các cơ sở sản xuất, gia công hàng xuất khẩu, các chi nhánh thay mặt các công ty trong nước ngoài nước, chợ cửa khẩu.
- Phát triển du lịch với thủ tục xuất, nhập cảnh phù hợp với đặc điểm vùng biên giới theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho công dân hai nước giáp khu vực khu kinh tế cửa khẩu và công dân nước thứ ba qua lại, tạm trú tại khu khu kinh tế cửa khẩu.
- Qui định về đầu tư ngân sách Nhà nước cho khu khu kinh tế cửa khẩu. Trong khoảng thời gian xác định (thường là 5 năm), Nhà nước đầu tư riêng cho ngân sách Tỉnh có khu khu kinh tế cửa khẩu một tỷ lệ nhất định (thường là không dưới 50%) từ tổng số ngân sách trong năm trên địa bàn khu kinh tế cửa khẩu cho xây dựng cơ sở hạ tầng tại khu khu kinh tế cửa khẩu.
- Quyết định khung khổ các chính sách về tài chính, tiền tệ phù hợp với đặc điểm vùng biên.
- Qui định các vấn đề về quản lý Nhà nước với khu kinh tế cửa khẩu.
* Việc hình thành các khu kinh tế cửa khẩu bao gồm bốn mục tiêu
- Một là phát triển kinh tế tại các địa bàn khu vực cửa khẩu trên cơ sỏ khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện, tạo địa bàn thuận lợi để các doanh nghiệp trong cả nước đầu tư kinh doanh trên địa bàn khu vực cửa khẩu; qua đó tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng phát triển các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp
- Hai là nâng cao đời sống nhân dân taị các khu vực cửa khẩu và các khu vực kề cận, góp phần nâng cao dân trí đông bào cùng biên thông qua việc tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển giao lưu kinh tế qua các khu kinh tế cửa khẩu
- Ba là thực hiên chiến lược gắn việc giữ vững an ninh chính trị quốc phòng, trật tư an toàn xã hội, chủ quyền quốc gia với việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống và trình độ dân trí của nhân dân nhằm tạo thêm thế vững mạnh về quốc phòng an ninh trên tuyến biên giới nói chung và trên địa bàn các cửa khẩu nói riêng.
- Bốn là thực hiện tốt hơn việc điều hòa, phối hợp về quản lý Nhà nước đối với khu kinh tế cửa khẩu; nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý Nhà nước tại địa bàn.
Và sau giai đoạn thử nghiệm ngày 19/4/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 53/2001/QĐ_ TTg cho phép chính thức thực hiện một số chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu biên giới.
2. Thực trạng về các khu kinh tế cửa khẩu vùng Đông Bắc .
2.1 Thực trạng các khu kinh tế cửa khẩu vùng Đông Bắc
2.1.1 Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái
Ngày 18/9/1996 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định 675-TTg cho “áp dụng thí điểm một số chính sách tại khu vực cửa khẩu Móng Cái”. Sau nhiều năm thực hiện, được sự quan tâm giúp đỡ của các Bộ ngành trung ương; Cùng với quyết tâm chỉ đạo triển khai thực hiện của tỉnh Quảng Ninh, nên đã thu được kết quả tích cực trên các l
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status