Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng mô hình tổ chức và quản lý điện nông thôn tỉnh Lào Cai - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng mô hình tổ chức và quản lý điện nông thôn tỉnh Lào Cai



 MỤC LỤC 1
 LỜI MỞ ĐẦU 4
 CHƯƠNG I:VAI TRÒ CỦA ĐIỆN NĂNG VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 6
I. Quá trình hình thành và phát triển ngành điện Việt Nam 6
1. Tổng quan về ngành điện 6
2. Đặc điểm của ngành điện và sản phẩm điện 8
2.1. Đặc điểm của ngành điện 8
2.2. Đặc điểm sản phẩm điện 9
2.3. Một số yêu cầu trong công tác quản lý, truyền tải và kinh doanh điện năng 10
II. Vai trò của điện năng với sự phát triển kinh tế xã hội 11
1. Sự cần thiết phải phát triển ngành điện 11
1.1. Đáp ứng nhu cầu năng lượng gia tăng- yêu cầu của các ngành sản xuất khác 11
1.2. Nâng cao mức sống dân cư. 14
2. Các yếu tố tác động đến nhu cầu tiêu thụ điện năng 15
2.1. Sự phát triển của sản xuất cả về chiều rộng và chiều sâu 15
2.2. Sự gia tăng dân số 16
2.3. Mức sống dân cư ngày càng tăng 16
3. Vai trò của điện năng với phát triển kinh tế, xã hội 17
3.1. Điện với phát triển kinh tế, xã hội chung 17
3.2. Công cuộc điện khí hoá đặc biệt có ý nghĩa đối với phát triển kinh tế, xã hội nông thôn, góp phần thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo. 21
III. Ý nghĩa của việc nhiên cứu đề tài 25
1. Những khó khăn, trở ngại trong công tác đưa điện về nông thôn. 25
1.1. Khó khăn về vốn đầu tư 25
1.2. Khó khăn về quản lý giá bán điện 26
2. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài 27
 CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐIỆN NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI 28
I. Đánh giá chung về tình hình phất triển kinh tế, xã hội tỉnh Lào Cai giai đoạn 1995- 2004 28
1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, xã hội tỉnh Lào Cai 28
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 28
1.2. Nguồn nhõn lực 30
1.3. Cơ sở hạ tầng 30
1.4. Lưới điện và mức độ điện khí hoá 31
1.5. Thông tin liên lạc 31
1.6. Hệ thống cung cấp nước 32
2. Tổng quát tình hình phát triển kinh tế xã hội hiện nay 32
2.1. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội 32
2.2. Vai trò của điện với phát triển kinh tế tỉnh Lào Cai 37
II. Thực trạng công tác quản lý điện nông thôn 39
1. Công tác quản lý điện nông thôn trước khi chuyển đổi mô hình (trước 2004) 39
1.1. Các mô hình sử dụng 39
1.2. Công tác quản lý giá điện 45
2. Quá trình chuyển đổi và phương pháp tiến hành xây dựng mô hình mới 48
2.1. Các căn cứ và mục tiêu cơ bản 48
2.2. Các mô hình lựa chọn và phương pháp xây dựng mô hình 49
3. Công tác hỗ trợ các tổ chức quản lý điện nông thôn mới chuyển đổi 52
4. Những thành tựu đạt được sau khi chuyển đổi mô hình 53
4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh bán điện 53
4.2. Kết quả giảm tổn thất điện năng và giá bán 55
4.3. Hiệu quả kinh tế, xã hội 57
5. Bài học kinh nghiệm từ quá trình chuyển đổi 62
 CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG TÍNH HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ ĐIỆN NÔNG THÔN LÀO CAI 63
I. Mục tiêu công cuộc điện khí hoá nông thôn Việt Nam đến năm 2015 63
1. Mục tiêu 63
2. Các giai đoạn thực hiện mục tiêu 63
2.1. Giai đoạn 2001 – 2010 64
2.2. Giai đoạn 2010 – 2015. 64
3. Kế hoạch phát triển lưới điện nông thôn Việt Nam đến năm 2010. 64
II. Quy hoạch phát triển lưới điện Lào Cai đến năm 2010 66
1. Dự báo nhu cầu tiêu thụ điện. 66
2. Các nguồn cung cấp điện 67
 2.1. Phát triển thuỷ lợi .65
 2.2. Phát triển lưới điện 69
III. Một số giải pháp nhằm tăng cường tính hiệu quả của công tác tổ chức quản lý điện nông thôn Lào Cai 72
1. Giải pháp trực tiếp 72
1.1. Về phía Nhà Nước 72
1.2. Đối với ngành điện của tỉnh Lào Cai 74
2. Giải pháp gián tiếp 75
2.1 Giải pháp về giá điện: 75
2.2. Giảm tổn thất điện năng. 76
2.3. Phát triển thêm các dạng năng lượng khác: 83
2.4. Giải pháp về vốn: 83
 3. Một số kiến nghị - Giải pháp đối với từng mô hình .81
KẾT LUẬN. 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHỤ LỤC 88
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


n năng tiêu thụ bình quân 1 hộ nông thôn là 32,7 kwh/ tháng.
Trong kế hoạch 2001- 2005, bằng vốn vay của WB sẽ đầu tư xây dựng đưa điện về 47 xã. Hết năm 2003 đã có 31 xã có lưới điện quốc gia, phấn đấu đến năm 2005, 16 xã còn lại sẽ có điện. Ngoài ra, bằng nguồn vốn khấu hao cơ bản và vốn ngân sách địa phương ngành điện và tỉnh cũng sẽ phấn đấu đến hết năm 2005 sẽ có 120/146 xã trong tỉnh có lưới điện quốc gia. Đồng thời với việc đưa điện về các xã chưa có điện lưới quốc gia, ngành điện sẽ đầu tư thêm các trạm biến áp (TBA) vào các xã đang có điện nhằm chống quá tải và giảm tổn thất điện năng cho các xã này.
Bảng 11: Số xã,phường có điện lưới tính đến ngày 30/12/2003
STT
Tên, huyên, thị xã
Tên xã, phường, thị trấn có lưới điện
1.
Thị xã Lào Cai
Phường: Cốc lếu, Duyên hải, Kim tân, Lào Cai, Phố mới, Pom Hán, Thống Nhất, Xuân Tăng
Xã: Đồng Tuyển, Bắc Cường,Vạn Hoà, Cam Đường, Nam Cường, Tả Phời, Hợp Thành
Tổng
16
2.
Huyện Bảo Yên
Thị trấn: Phố Ràng
Xã: lương Sơn, Long phúc, Long Khánh, Việt Tiến, kim Sơn, Bảo Hà, Điện Quan, Yên Sơn, Minh Tân, Thượng Hà
Tổng
11
3.
Huyện Bảo Thắng
Thị Trấn: Phố Lu, Phong Hải, Tằng Loỏng
Xã: Xuân Quang, Xuân Giao, Thái Niên, Sơn Hải, Sơn Hà, Phú Nhuận, Phố Lu, Phong Niên, Gia Phú, Bản Phiệt, Trì Quang, Bản Cầm
Tổng
15
4.
Huyện Bắc Hà
Thị trấn: Bắc Hà
Xã: Bảo Nhai, Nậm Mòn, Lùng Phìn, Lầu Thí Ngài
Tổng
05
5.
Huyện Simâci
Xã: Sin Cai, Sán Chải, Cán Cấu, Lử Thẩn, Lùng Sui
Tổng
05
6.
Huyện M. Khương
Xã: Bản Lầu,Pha Long, Thanh Bình, Dìn Chin, Nấm Lư, Lùng Khấu Nhin, Mường Khương, Tả Ngải Chổ, Lùng Vai, Cao Sơn, Bản Sen
Tổng
11
7.
Huyện Bát Sát
Thị trấn: Bát Xát
Xã: Bản Qua, Quang Kim, Cốc San, Bản Xèo, Mường Hum, Mường Vi, Cốc Mỳ, Bản Vược
Tổng
09
8.
Huyện Sa pa
Thị trấn: Sa Pa
Xã: Sa Pả, Tả Phìn, Trung Chải
Tổng
04
9.
Huyện Than Uyên
Thị Trấn: Than Uyên, nông trường Than Uyên
Xã: Nậm Cần, Mường Khoa, Mường Than, Mường Xim, Nà Cang, Tà Gia
Tổng
06
10
Huyện Văn Bàn
Thị trấn: Khánh Yên
Xã: Văiệt nam Sơn, Võ Lao, Nậm Rạng, Tân An, Hoà Mạc, Khánh Yên Thượng, Khánh Yên Trung, Khánh Yên Hạ, Dương Quỳ, Minh Lương
Tổng
11
Tổng Cộng
95 xã, phường, thị trấn
Nguồn: Báo Cáo Sở Công Nghiệp Lào Cai
II. Thực trạng công tác quản lý điện nông thôn
1. Công tác quản lý điện nông thôn trước khi chuyển đổi mô hình( trước tháng 08/2003)
1.1. Các mô hình sử dụng
Trước tháng 08/2003, Lào Cai sử dụng 04 mô hình tổ chức và quản lý điện nông thôn, cả 04 mô hình này đều không có đầy đủ tư cách pháp nhân.
1.1.1. Mô hình 1: Điện lực Lào Cai trực tiếp kinh doanh và bán lẻ
Mô hình này được áp dụng đã được đầu tư, xây dựng hoàn chỉnh từ lưới điện trung thế đến hạ thế 0,4 KV và hệ thống công tơ ở các hộ dân.
Tại Lào Cai, mô hình này được áp dụng cho 22 xã, phường, thị trấn
Bảng 12: Điện lực Lào cai trực tiếp bán lẻ điện
STT
Huyện thị
Tổng số
Xã, phường, thị trấn
1.
TX Lào cai
09
Phường: Duyên Hải, Cốc Lếu, Kim Tân, Phố Mới, Lào Cai, Bắc Lệnh, Pom Hán, Thống Nhất, Xuân Tăng
2.
Bảo Thắng
03
Thị trấn Phố Lu, Xã Xuân Quang, Trì Quang
3
Văn Bàn
01
Thị Trấn Văn Bàn
4.
Bắc Hà
01
Thị trấn Bắc Hà
5.
Than uyên
02
Thị trấn Than Uyên, nông trường Than Uyên
6.
Bát Xát
01
Thị trấn Bát Xát
7.
Bảo Yên
02
Thị trấn Phố Ràng, xã Bảo Hà
8.
Si Ma Cai
01
Thị Trấn Si Ma Cai
9.
Sa Pa
01
Thị trấn Sa Pa
10.
M.Khương
01
Xã Mường Khương
Tổng cộng
22
Nguồn: Báo cáo triển khai mô hình tổ chức quản lý điện nông thôn 12/2003- Sở Công nghiệp Lào Cai
Ưu, nhược điểm của mô hình:
* Ưu điểm:
- Do điện lực trực tiếp quản lý nên đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn, công tác quản lý chặt chẽ, khoa học, rõ ràng
- Đảm bảo giá bán điện nông thôn đúng theo quy định đảm bảo quyền lợi cho người kinh doanh và sử dụng điện
- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa Điện lực Lào Cai với chính quyền địa phương( xã)
* Nhược điểm:
- Do đặc thù của địa bàn nông thôn trải rộng, địa hình rừng núi Lào Cai phức tạp, dân cư không tập trung, nhiều dân tộc với các phong tục tập quán khác nhau, làm cho hoạt động của nhân viên điện lực bị phân tán, thường trên địa bàn một huyện.
- Mặt khác, Lào Cai còn là một tỉnh nghèo, điện lực chưa có thể bố trí chỗ ở cho cán bộ công nhân điện đến tận các xã. Do đó, việc giải quyết những sự cố về điện còn chậm chạp, phải đi lại xa, khó khăn, vất vả, tốn nhiều thời gian, công sức trong khi số tiền điện thu được không đủ trả chi phí, trả lương công nhân, công tác phí, phương tiện đi lại
1.1.2. Mô hình 2: Đại lý điện nông thôn
Đây là mô hình do Điện Lực Lào Cai gián tiếp quản lý thông qua các chi nhánh điện các huyện, và các chi nhánh điện lại trực tiếp quản lý đại lý điện nông thôn. Đây là mô hình quản lý hai cấp. Mô hình này được áp dụng cho 31 xã. Tại 31 xã này có hệ thống lưới điện được đầu tư xây dựng theo chương trình của Ngân hàng Thế giới. Điện lực Lào cai quản lý lưới điện, lắp đặt công tơ cho các hộ mới, phát hành hoá đơn thu tiền điện theo giá quy định của Nhà nước và trả phụ cấp 300.000đ/ người/tháng cho các thành viên được quản lý. Các thành viên này có nhiệm vụ ghi số điện năng tiêu thụ hàng tháng của các hộ, thu tiền điện theo hoá đơn, trực sửa chữa.
Bảng 13: Mô hình Đại lý điện
STT
Huyện thị
Tổng số

1.
TX Lào Cai
02
Tả Phời, Hợp Thành
2.
Bảo Thắng
03
Trì Quang, Bản Cầm, Thái Niên
3
Văn Bàn
06
Khánh Yên Hạ, Tân An, Nậm Rạng, Hoà Mạc, Dương Quỳ, Minh Lương
4.
Bắc Hà
01
Nậm Mòn
5.
Than Uyên
03
Mường Kim, Nậm Cần, Tà Gia
6.
Bát Xát
02
Bản Xốo, Mường Hum
7.
Bảo Yên
05
Việt Tiến, Long Phúc, Long Khánh, Lương Sơn, Kim Sơn
8.
Si ma cai
03
Lử Thẩn, Lùng Sui, Cán Cấu
9.
Sa pa
01
Tả Phìn
10.
M.Khương
05
Lùng Khấu Nhin, Dìn Chin, Nám Lư, Bản Sen, Cao Sơn
Tổng cộng
31
Ưu, Nhược điểm của mô hình:
* Ưu diểm:
- Mô hình này cũng có ưu điểm tương tự như mô hình 1, đảm bảo được giá điện bán cho các hộ gia đình nông thôn.
- Cán bộ của đại lý điện là người của địa phương để đáp ứng được yêu cầu công việc. Do đó làm tăng tính tự quản lý, đảm bảo giải quyết sự cố điện nhanh chóng, kịp thời.
- Công tác thu tiền điện được thực hiện rõ ràng hơn
* Nhược điểm:
- Nhược điểm cơ bản của mô hình này là bộ máy tổ chức quản lý cồng kềnh, không tinh giảm, lại bị quản lý dưới nhiều cấp, phụ thuộc nhiều bên nên các thủ tục hợp đồng mua bán điện thường phức tạp.
- Đội ngũ cán bộ vừa là cán bộ quản lý, vừa là cán bộ kỹ thuật.Trong khi trình độ chuyên môn còn rất hạn chế, đều phải phụ thuộc vào sự điều hành, chỉ đạo của chi nhánh điện, làm mất tính tự chủ
1.1.3. Mô hình 3: Điện nước huyện kinh doanh bán lẻ
Mô hình này là bộ phận điện nước thuộc UBND huyện quản lý, vận hành và bán điện. Mô hình được áp dụng tại 03 xã thuộc huyện Than Uyên: Nà Cang, Mường Kim, Mường Than.
Ưu, Nhược điểm của mô hình:
* Ưu điểm:
- Tất cả mọi vấn đề được giao cho UBND xã, làm tăng tính chủ động của bộ máy, gắn trực tiếp với quyền lợi của xã.
- Thu hút được vốn củ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status