Hoàn thiện thủ tục phân tích trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán Quốc tế Việt Nam thực hiện - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Hoàn thiện thủ tục phân tích trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán Quốc tế Việt Nam thực hiện



Các đơn vị khách hàng đóng một vai trò quan trọng quyết định đến chất lượng của cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính. Do vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính nói chung và thủ tục phân tích nói riêng, đơn vị khách hàng cần thực hiện các vấn đề sau:
- Theo Quyết định 167/2000 QĐ - BTC, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tạm thời chưa qui định là Báo cáo bắt buộc, tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn nên lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ để biết được luồng tiền ra, vào ; tình hình nợ trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng giúp ích cho KTV trong quá trình thực hiện các thủ tục phân tích, đặc biệt trong việc tính toán các tỷ suất ở giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán.
- Cung cấp cho các tài liệu cần thiết cho cuộc kiểm toán một cách đầy đủ, trung thực và kịp thời.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


thuần năm 2002 là 18,41%, năm 2003 tăng lên đến 27,92% điều này đặt ra cho KTV nghi ngờ về việc giá vốn hàng bán có thể bị ghi thiếu.
(21)
Chi phí bán hàng tăng lên: 286.024 nghìn đồng tương ứng với 89,88% trong khi lượng tình hình tiêu thụ bị kém đi. KTV nghi ngờ chi phí bán hàng bị ghi tăng. KTV cần kiểm tra đối với chi phí bán hàng.
(22)
Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng: 11.547.688 nghìn đồng tương ứng với 201,39%, điều này khiến KTV nghi ngờ chi phí quản lý doanh nghiệp bị ghi tăng.
(24)
Thu nhập khác tăng lên tương đối lớn trong đó chủ yếu do thu nhập hoạt động tài chính tăng lên, do vậy, KTV phải kiểm tra lại khoản thu nhập này.
Bảng 7: Các chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp (Trích Giấy tờ làm việc A250 của KTV)
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2002
1.Bố trí cơ cấu vốn
- TSCĐ/ Tổng tài sản (%)
57,89
45,98
- TSLĐ/ Tổng tài sản (%)
42,11
54,02
2. Tỷ suất lợi nhuận
- Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu (%)
-
0,68
- Tỷ suất lợi nhuận/ vốn (%)
-
1,77
3. Tình hình tài chính
- Nợ phải trả/ Tổng tài sản (%)
90,85
69,85
- Tổng quát: TSLĐ/ Nợ ngắn hạn
0,45
0,997
- Thanh toán nhanh: Tiền mặt/ Nợ ngắn hạn
0,0085
0,0329
TSLĐ/ Nợ ngắn hạn năm 2003 (0.45) giảm so với năm 2002 (0.997) 0.547 chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn năm 2003 thấp hơn so với năm 2002. Tuy nhiên, khi so sánh với chỉ số trung bình của ngành (2,5), KTV nhận thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Công ty ABC rất thấp. Nợ phải trả/ Tổng tài sản năm 2003 tăng lên đến 90,85%, điều này chứng tỏ phần lớn tài sản công ty ABC có được là do nguồn vốn vay. Đáng chú ý hơn đó là khả năng thanh toán tức thời năm 2002 là 0.039, năm 2003 giảm xuống còn 0.0085. Khi so sánh với chỉ số trung bình của ngành (1), KTV nhận thấy khả năng thanh toán tức thời của Công ty ABC hiện tại rất kém. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc thanh toán của Công ty trong các hoạt động hàng ngày như: mua vật tư cho sản xuất
- Đánh giá và phân bổ mức độ trọng yếu
Hiện tại, VIA vẫn sử dụng mức ước tính trọng yếu ban đầu theo kinh nghiệm làm việc của các KTV. Thông thường, với khách hàng mới, KTV sẽ tiến hành phân bổ mức độ trọng yếu cho các khoản mục nhỏ hơn nhằm đảm bảo cho việc so sánh các chênh lệch, các sai sót được phát hiện được trong giai đoạn thực hiện kiểm toán.
Đối với Công ty ABC, KTV ước lượng tính trọng yếu cho một số các chỉ tiêu sau:
Bảng 8: Ước lượng mức độ trọng yếu
(Trích Giấy tờ làm việc A250 của KTV)
Đơn vị: Nghìn đồng
STT
Chỉ tiêu
Số tiền
Ghi tăng
Ghi giảm
1
Phải thu khách hàng
13.226.547
52.906
3.402
2
Hàng tồn kho (HTK)
4.496.230
8.992
987,5
3
Doanh thu thuần
25.397.813
76.193
5.301
4
Giá vốn hàng bán
21.499.932
537.498
22.366
5
Chi phí bán hàng
32.209
145
73
6
Chi phí QLDN
17.281.799
60.486
5.342
Sau khi thực hiện các bước công việc nêu trên, KTV sẽ lưu trữ toàn bộ những dữ kiện thu thập và tính toán được vào Mục A trong hồ sơ kiểm toán để tiện cho việc soát xét sau này.
Như vậy, công việc phân tích sơ bộ thực tế của các KTV bao gồm ba bước như phần lý luận đã nêu. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, KTV thực hiện các bước một cách logic. Chẳng hạn, khi tiến hành so sánh thông tin, KTV cũng thực hiện luôn việc đánh giá kết quả so sánh ban đầu. Điều này sẽ tiết kiệm được thời gian, góp phần nâng cao hiệu quả kiểm toán.
2.2.1.2 Thủ tục phân tích chi tiết trong kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty ABC do VIA thực hiện
Nhằm nâng cao hiệu quả cuộc kiểm toán, VIA đã xây dựng các chương trình kiểm toán cho từng phần hành, trong đó tổng hợp rất nhiều các phương pháp kiểm toán cụ thể như đối chiếu, quan sát, điều traThủ tục phân tích cũng được vận dụng rất nhiều trong các phần hành kiểm toán này. Đối với những tài khoản có tính chất tổng hợp như doanh thu, chi phí, giá vốn, thủ tục phân tích càng được thực hiện với số lượng nhiều hơn. Thêm vào đó, mối quan hệ đối với các khoản mục trong Báo cáo kết quả kinh doanh có xu hướng có thể đoán được cao hơn so với mối quan hệ liên quan tới các khoản mục trong Bảng cân đối kế toán. Các khoản mục trong Báo cáo kết quả kinh doanh thường được trình bày giá trị luỹ kế quá trình của các giao dịch tương tự như nhau trong một khoảng thời gian hay thường có một mối quan hệ có thể đoán được với các dữ liệu khác. Trong khi đó các khoản mục trong Bảng cân đối kế toán là số dư của các dạng nghiệp vụ bù trừ nhau. Chính vì vậy, KTV thường dựa vào các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả kinh doanh để thực hiện các thủ tục phân tích cơ bản.
Trong trường hợp này, khách hàng là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh, KTV sẽ tiến hành thực hiện thủ tục phân tích trên khoản mục giá vốn hàng bán.
Mẫu 1: Chương trình kiểm toán áp dụng cho khoản mục giá vốn
Thủ tục
Số tham chiếu theo hồ sơ kiểm toán
Chữ ký tắt và ngày
1.Thủ tục phân tích
- Thu thập bảng tổng hợp giá thành, giá vốn hàng bán theo từng sản phẩm, từng phân xưởng.
- Tính giá thành bình quân đơn vị sản phẩm (Tổng giá thành/số lượng sản phẩm). So sánh giá thành đơn vị thực tế kỳ này với kỳ trước hay với số kế hoạch. Việc so sánh này nhằm mục đích xem xét sự chênh lệch đột biến và quá lớn giữa kỳ này với kỳ trước, giữa thực tế với kế hoạch và giá thành đơn vị. Kiểm tra và phân tích thêm nếu số chênh lệch là trọng yếu.
- So sánh tổng chi phí sản xuất thực tế với các kỳ trước và giữa các tháng trong kỳ để có thể nhận thấy sự biến động của tổng chi phí.
2. Kiểm tra chi tiết.
Khi thực hiện thủ tục phân tích chi tiết đối với giá vốn hàng bán, KTV thu thập bản Báo cáo sản xuất cho năm 2003 và 2002 của Công ty và tiến hành so sánh các chỉ tiêu như sau:
Bảng 9: So sánh số liệu sản xuất
(Trích Giấy tờ làm việc số T301 của KTV)
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2002
Ghi chú
1. Sản lượng hiện vật (chiếc)
16.780
18.000
2. Giá trị tổng sản lượng(nghìn đồng)
16.888.531,4
23.066.231,61
3. Tổng doanh thu (nghìn đồng)
25.397.813
34.299.067
Bảng 10: So sánh chi phí sản xuất
(Trích Giấy tờ làm việc T301 của KTV)
Đơn vị: Nghìn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2002
Ghi chú
1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
13.368.125
19.100.836,2
2. Chi phí nhân công trực tiếp
812.786
855.528,9
3. CP khấu hao TSCĐ
272.458
280.012
4. CP bằng tiền khác
2.115.729,8
1.892.490,2
Tổng chi phí
16.569.098,8
22.128.867,3
Như vậy, chi phí sản xuất năm 2003 giảm so với 2002 là 5.559.7768,5 nghìn đồng tương ứng với 25,12%, trong đó các chi phí như chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí nhân công trực tiếp và các chi phí bằng tiền khác giảm xuống một cách bình thường, tuy nhiên khoản mục giá vốn hàng bán giảm xuống rất nhiều: 5.732.711,2 nghìn đồng tương ứng với 30,02%. Do vậy, trong những bước công việc tiếp theo, KTV sẽ chú ý nhiều đến những yếu tố có liên quan đến khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Khi xem xét khoản mục giá vốn hàng bán, KTV nhận thấy khoản mục của giá vốn hàng bán năm 2003 là 21.449.932 nghìn đồng, năm 2002 là 27.984.510 nghìn đồng. Như vậy, giá vốn hàng bán giảm tuyệt đối là 6.534.578 nghìn đồng tương đương với 23,35%. Trong khi đó, doanh thu năm 2003 là 25.397.813 nghìn đồng, n
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status