liên hệ bản thân về đường lối chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam - pdf 27

Đề 1: Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước VN về các lĩnh vực của đ/sống xh
Câu 1: Trình bày quan điểm chính sách dân tộc của đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay?
Câu 2: Trình bày quan điểm chính sách dân tộc của đảng và Nhà nước Việt Nam đối với tôn giao, tín ngưỡng hiện nay và phương hướng nhiệm vụ trong việc thực hiện chính sách tôn giáo trong thời gian tới? Liên hệ việc thực hiện chính sách trên ở địa phương đơn vị đồng chí?
Trả lời:
Việt Nam là một quốc gia đa thành phần dân tộc. Trong 54 dân tộc, có tới 53 dân tộc thiểu số. Các thành phần dân tộc thiểu số có sô dân gần 11 triệu người, chiếm hơn 13% dân số cả nước. Các dân tộc sinh sống trên đất nước ta từ lâu đời, đã sớm có ý thức đoàn kết, gắn bó với nhau trong chinh phục thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm, xây dựng đất nước. Sự đoàn kết giữa các cộng đồng dân tộc đã tạo lên một quốc gia dân tộc bền vững, thống nhất.
Chính vì vậy, ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định vấn đề dân tộc có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Quán triệt những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc, ngay từ đầu, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra những nguyên tắc và định hướng chiến lược về chính sách dân tộc ở Việt Nam, đó là đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc. Có thể khẳng định chính sách dân tộc của Đảng ta luôn được quán triệt và triển khai thực hiện nhất quán trong mọi thời kỳ. Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, chính sách dân tộc của Đảng luôn được bổ sung, hoàn thiện đáp ứng yêu cầu thực tiễn và sự phát triển của đất nước.
Với quan điểm cách mạng là sáng tạo không ngừng, trong thời kỳ đổi mới, chính sách dân tộc của Đảng ta vừa đảm bảo tính nhất quán, vừa đổi mới trước yêu cầu phát triển và hội nhập nhằm giải quyết thành công vấn đề dân tộc ở nước ta hiện nay và trong tương lai.
Từ Đại hội IV đến Đại hội X của Đảng, chính sách dân tộc đã được Đảng ta đề ra trên các vấn đề cốt lõi là: Vị trí của vấn đề dân tộc trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng; các nguyên tắc cơ bản trong chính sách dân tộc; những vấn đề trọng yếu của chính sách dân tộc trong những điều kiện cụ thể. Các nội dung cơ bản trên đây đã được thể chế hóa và triển khai thực hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Quan điểm về vấn đề dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam (sgk trang 236 239)
Ngay từ khi ĐHĐB toàn quốc Lần thứ IC, Dảng ta đã kđ: v/đè d/tộc là v/đề có t/ch c/lược của cm vn, chính từ q/điểm này mà Đảng ta luôn coi trọng vfa q/tâm gq v/đề d/tộc. vận dụng các quan điểm cơ bản của CNM-L về v/đề dân tộc vào thực tiễn cm VN, Đảng ta tiếp tục bổ sung và phát triển cac quan điểm cb của mình nhằm giải quyết tốt v/đề dân tộc. HNlt7 BCHTW khóa IX và ĐHĐB toàn quốc lt X, XI của ĐCSVN đã nêu rõ những quan điểm cb về v/đề dân tộcộc vfa giải quyết v/đề dân tộcộc ở nước ta như sau:
Một là, v/đề dân tộc và ĐĐK dân tộc là v/đề c/lược. đó là v/đề cb, lâu dài, song cũng là v/đề cấp bách của cm vn.
Hai là, các dân tộc trong đại gđ VN bình đẳng, đkết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển, phấn đấu t/h thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đ/nước, xây dựng vfa bảo vệ tổ quốc VN XHCN vì mục đích dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Ba là, phát triển toàn diện chính trị, k/tế, văn hóa, xã hội và củng cố ANQP trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi; gắn tăng trưởng k/tế với giải quyết các v/đề xã hội, t/h tốt cs dân tộc.
Bốn là, Ưu tiên phát triển k/tế - xã hội các vùng dân tộc và miền núi, trước hết, tập trung vào phát triển g/thông và c/sở hạ tầng, xóa dói giảm nghèo, khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của từng vùng, đi đôi với bảo vệ bền vững môi trường sinh thái.
Phát huy nội lực, tinh thần tự lực tự cường của đồng bào các dân tộc đồng thời tăng cường sự quan tâm hỗ trợ của TW và các đ/p trong cả nước
quan tâm phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực; chăm lo xây dựng đội ngũ cb dân tộc thiểu số; giữ gìn và phát huy những giá trị bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp phát triển chung của cộng đồng dân tộc vn thống nhất.
Kiên quyết đ/tr với mọi âm mưu và h/động chia rẽ dân tộcộc, lợi dụng vấn đề dân tộc của các thế lực thù địch, giữ gìn chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, ANCT và TTATXH vùng dân tộc, biên giới, hải đảo.
Năm là, công tác dân tộc và t/h cs dân tộc là nh/vụ và tr/nhiệm của toàn bộ HTCT, của toàn đảng, toàn dân và toàn quân, của các cấp, các ngành trong cả nước.
Để giải quyết tốt v/đề dân tộc hiện nay, một mặt we cần nắm cs dân tộc, mặt khác cần quán triệt và vận dụng tốt các quan điểm chỉ đạo nói trên của Đảng vào từng hoàn cảnh cụ thể của từng dân tộc.
Chính sách dân tộc của Đảng và NN VN hiện nay:
Chính sách dân tộc là 1 chính sách của Đảng và Nhà nước ta nhằm giải quyết vấn đề dân tộc và qh giữa các dân tộc ở nước ta. Đây là 1 chính sách thể hiện những ng/tắc cb: bình đằng, đoàn kết, tôn trọng giúp nhau cùng phát triển trong giải quyết vấn đề dân tộc và qh giữa các dân tộc.
Về mục tiêu: chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước nhằm khai thác mọi tiềm năng thế mạnh của các dân tộc và đ/nước để p/vụ đs nhd các dân tộc, t/h từng bước khắc phục khoảng cách chênh lệch, miền núi và miền xuôi, xóa đói giảm nghèo, t/h sự nghiệp dân giàu, nước mạnh dân chủ công bằng văn minh.
Về ng/tắc, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta hiện nay có 3 ng/tắc cb cần nhận thức rõ và quán triệt. đó là nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết và tôn trọng giúp nhau cùng phát triển
Về nội dung cs d/t của Đảng và nn ta hiện nay có các nội dung cụ thể phản ánh các yêu cầu, nh/vụ trên các lĩnh vực c/tr, k/tế, vh, xh và ANQP.
Nội dung chính trị cb của chính sách dân tộc là thực hiện chủ trương của Đảng về bình đẳng, đoàn kết và tôn trọng giúp nhau cùng phát triển giữa các dân tộc; góp phần nâng cao tính tích cực chính trị của công dân; nâng cao nhận thức của đồng bào các dân tộc về tầm quan trọng của vấn đề bình đẳng dân tộc, đkết các dân tộc; thống nhất mục tiêu chung là độc lập dân tộc và CNXH với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Nội dung kinh tế cb trong chính sách dân tộc là p/t kinh tế miền núi, thực hiện c/trình, dự án p/t kinh tế vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, thúc đẩy q/trình p/t kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đv cơ cấu kinh tế thực hiện định canh, định cư, giao đất giao rừng, p/t kinh tế trang trại ...
Nội dung vh cb trong chính sách dân tộc là xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc người, xây dựng đ/soongsvh ở cơ sở, nang cao tr/độ văn hóa cho dồng bào các dân tộc. Chăm lo đào tạo cb văn hóa xây dựng môi trường, thiết chế văn hóa phù hợp với đk của các dân tộc trong q/gia đa dân tộc. Mở rộng giao lưu văn hóa với các q/gia các khu vực và trên tg...
Hoạt động tôn giáo và công tác tôn giáo phải nhằm tăng cường đoàn kết đồng bào các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Theo Nghị quyết số 25/NQ-TW, ngày 12/3/ 2003 của BCHTW Đảng khóa IX, 5 quan điểm chỉ đạo của Đảng và nn ta vè tôn giáo và công tác tôn giáo đó là:
1- Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Nước ta hiện có gần 24 triệu tín đồ các tôn giáo, chiếm khoảng 27% dân số cả nước và có trên 80% dân số có đ/sống tâm linh. Tín ngưỡng tôn giáo hiện đang là nhu cầu t/th của 1bp đông đảo nhd, sẽ tồn tại lâu dài cùng dân tộc và cùng với chế độ XHCN ở nước ta. Tuy nhiên, tín ngưỡng tôn giáo đang có những chuyển biến mạnh mẽ trước biến động của TG, của xu thế toàn cầu hóa và sự p/t đi lê của đ/nước. Vì vậy, quán triệt quan điểm này cần khắc phục các biểu hiện chủ quan, duy ý chí, phiếm diện trong nhận thức và gq vấn đề tôn giáo.
2- Đảng, Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc. Đoàn kết các tôn giáo là 1 bp của khối đại đoàn kết toàn dân. Do vậy thực hiện quan điểm này, 1 mặt phải đkết đồng bào theo những tôn giáo khác nhau; mặt khác phải đkết theo tôn giáo và đồng bào k theo tôn giáo, gq tốt mqh người có đức tin, tín ngưỡng khác nhau với người theo CN vô thần. Quán triệt quan điểm nầy cần khắc phục các biểu hiện như phan biệt đối xử, đó kỵ mặc cảm vì lý do tín ngưỡng tôn giáo và kien quyết chống âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo, chia rẽ phá hoại khối ĐĐK dân tộc.
3- Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng. Đây là 1 tt chỉ đạo q/trọng nói lên thực chất của công tác tôn giáo gắn với mục tiêu là dân giàu nước mạnh, dân chủ công bằng văn minh. Mục tiêu trên chính là c/sở để phát huy sự tương đồng, khắc phục sự dị biệt của q/chúng có đạo. Đối tường của công tác vận động q/chúng b/gồm: tín đồ, chức sắc tôn giáo, nhà tu hành và chức việc trong từng tôn giáo; đồng thời cũng phải vận động k có ton giáo thực hiện chính sách tôn giáo. công tác vận động q/chúng trong công tác tôn giáo b/gồm: công tác giáo dục, t/c p/tr q/chúng, t/c các c/trình p/t kinh tế - xh và xây dựng HTCT ở đ/p cơ sở. Quán triệt quan điểm này cần khắc phục các biểu hiện hành chính, quan liêu, cửa quyền, xã rời q/chúng hay hữu khuynh theo đuôi q/ch.
4- Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Công tác tôn giáo có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, mọi ngành mọi cấp từ TW đến c/sở, trong công tác tôn giáo đảng là nhân tố l/d toàn bộ HTCT trong quá trình tiến hành công tác; nn q/lý h/động tôn giáo và công tác tôn giáo theo q/d của hiến pháp, p/l; MT và các đoàn thể nhd quán triệt đường lối chủ trương chính sách pl của Đảng, nn để vận động q/chúng thực hiện tốt chính sách tôn giáo Quán triệt quan điểm này cần khắc phục các biểu hiện: thiếu công tác p/hợp chặt chẽ đòng bộ để phát huy sức mạnh tổng hợp, hay buông lỏng q/lý, lấn sân lẫn nhau.
5- Vấn đề theo đạo và truyền đạo. Đây cũng là 1 quan điểm q/trọng nhằm xđ rõ các h/động tôn giáo (b/gồm: hành đạo, quản đạo và truyền đạo) đều phải tuân thủ hiến pháp, p/l; nn bảo hộ cho các h/động truyền đạo đúng đắn, đồng thời chống lại mọi h/động truyền đạo trái pl; nn bảo hộ chính đạo, đồng thời chống lại tà đạo. quán triệt quan điểm này càn khắc phục các biểu hiện như can thiệp thô bạo vào c/việc nội bộ thuần túy tôn giáo; buông lỏng q/lý trước các hành vi vi phạm các qđ của HP, pl trong h/động tôn giáo.
Phương hướng nhiệm vụ trong việc thực hiện chính sách tôn giáo trong thời gian tới
Việc t/h chính sách tôn giáo trong thời gian tới cần quán triệt và làm tốt những vấn đề cơ bản sau
Một là, phát huy các bài học kinh nghiệm q/lý Nhà nước đv tôn giáo đã được tích lũy trong tg qua, trong dó có bài học vè viecj phải nắm vững quan điểm của CN M-L, tt Hồ Chí Minh về tôn giáo, xem trọng vai trò của giới chức sắc tôn giáo.
Hai là, t/h có hiệu quả đ/lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển k/t – xã hội, nâng cao đ/sống v/chất, t/thần của nhd trong đó có đồng bào các tôn giáo.
Ba là, đ/mạnh các p/trào thi đua yêu nước, xây dựng đ/sống mới, củng cố khối ĐĐK tôn giáo, đ/kết toàn dân tộc .
Bốn là phát huy t/thần yêu nước của đồng bào các tôn giáo, làm thất bại âm mưu và thủ đoạn chống pá của các thế lực thù địch.
Năm là, hướng dẫn các tôn giáo t/h đúng đắn đ/lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
Sáu là, kiện toàn các cq Nhà nước về h/dộng tôn giáo; xđ rõ chức năng, nh/vụ của các cq q/lý Nhà nước đối với tôn giáo.
Liên hệ
Phú Yên là một tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, nằm giữa đèo Cù Mông và đèo Cả. Đây là vùng đất có truyền thống cách mạng vẻ vang, với bề dày lịch sử và nền văn hóa đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc; có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên trục giao thông chính - quốc lộ I Bắc-Nam, quốc lộ 25 Đông - Tây. Có mạng lưới đường sắt, đường bộ, đường thủy nối với cảng biển Vũng Rô, sân bay Tuy Hòa rất thuận lợi cho giao thương, phát triển kinh tế, du lịch trong nước và quốc tế; có nguồn tài nguyên đất đai, rừng, biển, sông ngòi, đầm, vịnh khá đa dạng và phong phú, đủ điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội. Có thể nói Phú Yên hội đủ điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sớm hội nhập vào xu thế phát triển chung ở trong nước và khu vực. Là tỉnh có nền kinh tế phát triển lại có đông đồng bào các tôn giáo cùng sinh sống trên địa bàn, hiện nay tỉnh Phú Yên có 05 tôn giáo chính gồm: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Hòa Hảo và một số tôn giáo khác như Phật đường Nam tông Minh sư đạo...
Trong những năm qua với đường lối và những chính sách đổi mới của Nhà nước, Phú Yên đã có nhiều nỗ lực phấn đấu khai thác tiềm năng, phát huy các nguồn lực và đã có những bước phát triển khá, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 10,47% năm, giảm tỷ lệ đói, nghèo, cơ sở hạ tầng được đầu tư đáng kể, sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh có những khởi sắc, trong đó có sự góp phần to lớn của việc thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước về tôn giáo.
Việc quán triệt Nghị quyết số 25 của BCHTW Đảng (khóa IX) về công tác tôn giáo, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; Nghị định số 22/2005/NĐ-CP của Chính phủ, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành và chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy, kế hoạch UBND tỉnh về công tác tôn giáo được quán triệt trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, tạo sự chuyển biến nhận thức trong cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể và các ngành về công tác tôn giáo trong tình hình mới, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác tôn giáo nói chung, công tác QLNN về tôn giáo nói riêng.
Ở tỉnh Phú Yên, trên cơ sở Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 22/2005/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành; Ban Thường vụ tỉnh ủy đã ban hành Công văn số 672-CV/TU ngày 04/5/2005; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 896/KH-UBND, ngày 01/6/2005 chỉ đạo, tổ chức triển khai quán triệt thực hiện Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, UBND tỉnh ban hành kế hoạch số 1527/KH-UBND ngày 07/9/2005 về việc thực hiện Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành; tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt toàn tỉnh để quán triệt; Ban Tôn giáo tỉnh đã phối hợp với Ủy ban Mặt trận tỉnh, các nghành đoàn thể tổ chức học tập, tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo đến các đoàn viên, hội viên, tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tôn giáo và đưa vào tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân.
Ban Tôn giáo tỉnh đã chủ động xây dựng chương trình phối hợp với các đoàn thể chính trị - xã hội, các ngành, đơn vị trong việc vận động chức sắc, tín đồ các tôn giáo thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo.
Nhận thức về tôn giáo, công tác tôn giáo của các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể được nâng lên. Ban Tôn giáo tỉnh đã chủ động phối hợp với các ban, ngành như Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh mở lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo ở tỉnh. Năm 2005 có 120 chức sắc, nhà tu hành tham gia; năm 2009 có 82 chức sắc, nhà tu hành tham gia.
Việc thực hiện các quy định của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và các văn bản pháp luật về tôn giáo có liên quan trên địa bàn tỉnh có nhiều thuận lợi đó là do thông qua học tập, quán triệt, đã nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể về công tác tôn giáo, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng trong tình hình hiện nay. Việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác tôn giáo trong hệ thống chính trị được tập chung hơn; công tác tôn giáo ngày càng được tăng cường, có sự phối hợp của các cấp, các ngành; tổ chức bộ máy cán bộ làm công tác tôn giáo từ tỉnh đến cơ sở được củng cố, kiện toàn. Cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể các cấp trong tỉnh đã phát huy tinh thần trách nhiệm, lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, vận động chức sắc, tín đồ thực hiện đầy đủ các chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước tạo điều kiện cho các tôn giáo sinh hoạt bình thường theo các quy định của pháp luật. Các nhu cầu sinh hoạt tôn giáo đã được xem xét, hướng dẫn giải quyết thỏa đáng, sinh hoạt tôn giáo và đời sống tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh ngày càng chuyển biến tích cực, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của đồng bào có đạo, đại bộ phận chức sắc, nhà tu hành, tín đồ tôn giáo tin tưởng vào chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, yên tâm hành đạo và tích cực tham gia đóng góp phát triển kinh tế xã hội, giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương, cơ sở.
Bên cạnh những thuận lợi trong quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn giáo ở Phú Yên vẫn còn gặp những khó khăn như trong việc quản lý hoạt động tín ngưỡng, hầu hết các địa phương đều gặp khó khăn trong việc xác định cơ quan có thẩm quyền quản lý và tham mưu, có địa phương giao ngành Văn hóa – Thể thao và Du lịch, có địa phương giao ngành quản lý Nhà nước về tôn giáo. Nghị định hướng dẫn thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo chỉ quy định về quản lý đối với các lễ hội tín ngưỡng, không quy định cụ thể về thẩm quyền quản lý đối với các cơ sở tín ngưỡng và hoạt động tại cơ sở này; Đối với trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo mới quy định việc thành lập, chưa có quy định về quản lý nhà nước đối với các trường sau khi được thành lập hay đang hoạt động (về thẩm quyền quản lý của cơ quan Nhà nước; việc chiêu sinh của trường; nội dung và thời gian học môn lịch sử và pháp luật Việt Nam; trách nhiệm của nhà trường; giá trị pháp lý của văn bằng do các trường cấp)….
Trên cơ sở những công việc đã làm được, Phú Yên cũng nhận định cần thực hiện tốt hơn nữa công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo, tạo điều kiện để các tôn giáo, tổ chức tôn giáo, chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo thực hiện đúng Pháp lệnh và Nghị định của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo. Tổ chức khảo sát, thống kê tình hình tôn giáo, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong thực tiễn về công tác tôn giáo, làm cơ sở cho việc tham mưu đề xuất chủ trương, chính sách phù hợp đối với các tôn giáo và công tác tôn giáo trong giai đoạn mới.
Qua quá trình triển khai thực hiện Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định 22/2005/NĐ-CP của Chính phủ, nhận thức của cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân và tín đồ tôn giáo trong tỉnh về chính sách tôn giáo có chuyển biến tích cực, đổi mới theo quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với tín ngưỡng tôn giáo trong tình hình mới. Ý thức trách nhiệm của cấp ủy, các ngành đối với tôn giáo được đề cao hơn, đã chủ động đề ra những giải pháp đầu tư phát triển kinh tế - xã hội có hiệu quả, cải thiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, trong đó có đồng bào các tôn giáo; tình hình an ninh chính trị trên lĩnh vực tôn giáo được ổn định. Tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác tôn giáo từ tỉnh đến cơ sở được củng cố, kiện toàn về số lượng và chất lượng, cơ bản đáp ứng được yêu cầu công tác tôn giáo trong tình hình mới. Công tác tôn giáo bước đầu giải quyết những nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng của đồng bào có đạo. Tín đồ các tôn giáo tích cực tham gia hoạt động xã hội, góp phần phát triển kinh tế ở địa phương./.
Những thành tựu đạt được
- Những năm vừa qua, nhất là những năm trong thời kỳ đổi mới, thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn trong tất cả lĩnh vực đời sống xã hội.
- Quyền bình đẳng giữa các dân tộc đã được thực hiện đầy đủ trong mọi lĩnh vực hoạt động xã hội. Đoàn kết giữa các dân tộc tiếp tục được củng cố.
- Kinh tế vùng dân tộc và miền núi có bước phát triển đáng kể, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm cao (trung bình 8% năm). Nền kinh tế nhiều thành phần bước đầu hình thành và phát triển, chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá. Đã hình thành nhiều vùng chuyên canh cây trồng, sản xuất với số lượng hàng hoá lớn như cà phê, chè, tiêu, điều…
- Kết cấu hạ tầng vùng dân tộc và miền núi đã được cải thiện rõ rệt, góp phần đắc lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội và nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc vùng dân tộc và miền núi.
- Công tác xoá đói giảm cùng kiệt đạt được kết quả to lớn. Hàng năm tỷ lệ đói cùng kiệt ở vùng dân tộc và miền núi giảm từ 3-4%. Đời sống của đồng bào các dân tộc được cải thiện đáng kể.
- Mặt bằng dân trí được nâng cao. Vùng dân tộc và miền núi đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ. Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú được hình thành và phát triển từ Trung ương đến các huyện vùng dân tộc và miền núi, tạo nguồn đào tạo đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số.
- Đời sống văn hoá của các đồng bào các dân tộc được nâng cao một bước, văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số được tôn trọng, bảo tồn và phát huy. Hệ thống phát thanh truyền hình ở vùng dân tộc và miền núi không ngừng phát triển.
- Các loại dịch bệnh cơ bản được ngăn chặn. Việc khám chữa bệnh cho người cùng kiệt vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn ngày càng được quan tâm. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách ưu tiên chăm lo sức khoẻ đồng bào các dân tộc, nhất là đồng bào ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa biên giới.
- Hệ thống chính trị vùng dân tộc và miền núi được tăng cường và củng cố, nhất là ở cấp cơ sở. Công tác phát triển Đảng trong vùng đồng bào dân tộc được chú trọng.
Tình hình chính trị, trật tự xã hội ở vùng dân tộc và miền núi cơ bản ổn định. Quốc phòng, an ninh được giữ vững.
Những tồn tại, hạn chế
- Nhìn chung kinh tế ở miền núi và các vùng đồng bào dân tộc còn chậm phát triển, nhiều địa phương còn khó khăn, lúng túng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tập quán canh tác ở nhiều nơi còn lạc hậu.
- Chất lượng sản phẩm hàng hoá sản xuất ở vùng dân tộc và miền núi thấp, tiêu thụ khó khăn, thị trường không ổn định.
- Tình trạng du canh du cư vẫn còn tồn tại, di cư tự do diễn biến phức tạp. Một số nơi, đồng bào thiếu đất sản xuất, thiếu nước, sinh hoạt, thiếu tư liệu sản xuất.
- Kết cấu hạ tầng vùng dân tộc và miền núi, nhất là ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa nhìn chung còn lạc hậu và thấp kém.
- Nhiều nơi môi trường sinh thái đang tiếp tục bị suy thoái. Tình trạng tàn phá rừng, khai thác tài nguyên bừa bãi vẫn đang tiếp diễn.
- Tỷ lệ đói cùng kiệt ở vùng dân tộc và miền núi còn cao hơn với mức bình quân chung của cả nước. Khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa các vùng, giữa các dân tộc ngày càng gia tăng.
- Chất lượng, hiệu quả về giáo dục và đào tạo còn thấp. Đào tạo nghề cho con em đồng bào dân tộc thiểu số chưa được quan tâm, chú trọng.
- Công tác chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn.
- Bản sắc văn hoá tốt đẹp của các dân tộc thiểu số đang có nguy cơ bị mai một. Mức hưởng thụ văn hoá của đồng bào vùng caom, vùng sâu, vùng xa còn rất thấp. Một số tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan có xu hướng phát triển.
- Hệ thống chính trị cơ sở ở nhiều nơi dân tộc và miền núi còn yếu, kém hiệu lực, không sát dân, không tập hợp được đồng bào. Trình độ đội ngũ cán bộ cơ sở còn hạn chế, công tác phát triển Đảng chậm.
- Ở một số nơi vùng dân tộc và miền núi, tôn giáo phát triển không bình thường, trái pháp luật. Có nơi đồng bào bị kẻ xấu lợi dụng, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Nguyên nhân gây ra khuyết điểm, hạn chế trong công tác dân tộc
Nguyên nhân khách quan:
- Địa bàn vùng dân tộc và miền núi rộng lớn, địa hình hiểm trở, chia cắt, thường xuyên bị thiên tai, lũ lụt.
- Do tồn tại lịch sử để lại, kinh tế, xã hội ở vùng dân tộc và miền núi có điểm xuất phát thấp, mang nặng tính tự cấp, tự túc. cách sản xuất, tập quán canh tác còn lạc hậu.
- Các thế lực thù địch luôn tìm cách lợi dụng, kích động đồng bào dân tộc, gây chia rẽ, phá hoại khối đoàn kết dân tộc.
Nguyên nhân chủ quan
- Nhận thức, quán triệt về vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc và công tác dân vận sâu sắc, chưa toàn diện.
- Tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, trong đó có chính sách dân tộc ở vùng dân tộc và miền núi còn hạn chế, yếu kém. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý vùng dân tộc và miền núi thiếu về số lượng, yếu về năng lực.
- Hệ thống tổ chức công tác dân tộc từ Trung ương đến địa phương chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ, hoạt động chưa đạt hiệu quả cao.
Giải pháp: để nâng cao hiệu quả công tác tôn giáo và t/h tốt phương hướng, nh/vụ của công tác tôn giáo trong thời gian tới, cần tập trung t/h 1 số giải pháp cb sau đây:
1- Tập trung nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm, đề cao trách nhiệm của hệ thống chính trị và toàn xã hội về vấn đề tôn giáo.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quan điểm, chủ trương, chính sách về tôn giáo của Đảng và Nhà nước trong cán bộ, đảng viên, nhân dân, nhất là trong chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo.
- Giáo dục truyền thống yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất của Tổ quốc, làm cho các tôn giáo gắn bó với dân tộc, với đất nước và chủ nghĩa xã hội, hăng hái thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Giữ gìn và phát huy truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh và nhớ ơn những người có công với Tổ quốc, dân tộc và nhân dân; tôn trọng tín ngưỡng truyền thống của đồng bào các dân tộc và đồng bào có đạo, thông qua đó tăng cường sự đồng thuận giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo và những người không tín ngưỡng, tôn giáo; giữa những người có các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau; đồng thời, tạo cơ sở để đấu tranh chống những tà đạo, những hoạt động mê tín dị đoan, lợi dụng tôn giáo làm hại đến lợi ích của Tổ quốc, dân tộc và nhân dân.
2 – tiếp tục nghiên cứu tổng kết thực tiễn, đề xuất chủ trương chính sách về tôn giáo; tiếp tục hoàn thiện chính sách pl về tôn giáo; t/cường công tác q/lý Nhà nước đv các h.động tôn giáo
3- Tăng cường công tác vận động quần chúng, xây dựng lực lượng chính trị ở cơ sở.
- Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; đổi mới nội dung, cách công tác vận động đồng bào tín đồ các tôn giáo, phù hợp với đặc điểm của đồng bào có nhu cầu luôn gắn bó với sinh hoạt tôn giáo và tổ chức tôn giáo.
- Tăng cường hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân trong việc tuyên truyền chủ trương, chính sách đối với chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo.
4- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, sự quản lý của chính quyền cơ sở về tôn giáo.
- Tăng cường đầu tư và thực hiện có hiệu qủa các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia, đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa cho nhân dân các vùng khó khăn, đặc biệt quan tâm các vùng đông tín đồ tôn giáo và vùng dân tộc miền núi còn nhiều khó khăn.
- Sớm ban hành Pháp lệnh về tôn giáo và các văn bản hướng dẫn thực hiện; chuẩn bị để tiến tới xây dựng Luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
- Tăng cường cảnh giác cách mạng, xây dựng phương án cụ thể, chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo để kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối xâm phạm an ninh quốc gia.
- Giải quyết việc tôn giáo tham gia thực hiện chủ trương xã hội hóa các hoạt động y tế, văn hóa, xã hội, giáo dục… của Nhà nước, theo nguyên tắc:
Khuyến khích các tôn giáo đã được Nhà nước, thừa nhận tham gia phù hợp với chức năng, nguyên tắc tổ chức của mỗi tôn giáo và quy định của pháp luật.
Cá nhân tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành tham gia với tư cách công dân thì được khuyến khích và tạo điều kiện thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Thống nhất chủ trương xử lý vấn đề nhà, đất sử dụng vào mục đích tôn giáo hay có liên quan đến tôn giáo:
Đối với đất đai, thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Đối với việc khiếu kiện liên quan đến nhà và cơ sở tôn giáo đã chuyển giao cho chính quyền hay đoàn thể sử dụng: về nguyên tắc, xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành; riêng đối với những trường hợp nhà, đất do tôn giáo đã hiến tặng có văn bản xác nhận thì không đặt vấn đề trả lại.
- Đối với hội đoàn tôn giáo, thực hiện theo nguyên tắc mọi tổ chức tôn giáo phải được Nhà nước công nhận và hoạt động theo quy định của pháp luật.
5- Tăng cường công tác tổ chức, cán bộ làm công tác tôn giáo tôn giáo ở cơ sở nhất là ở vùng dân tộc thiểu số, vùng núi và hải đảo.
- Củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức làm công tác tôn giáo của Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mô hình tổ chức quản lý nhà nước về tôn giáo ở các cấp; xây dựng quy chế phối hợp phát huy sức mạnh và hiệu quả công tác.
- Xây dựng và thực hiện tốt công tác quy hoạch đào tạo bồi dưỡng, Sử dụng và bảo đảm chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo.
- Quan tâm thỏa đáng việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo các cấp. Cán bộ làm công tác tôn giáo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số phải được bồi dưỡng, huấn luyện để hiểu biết phong tục tập quán, tiếng nói của dân tộc nơi mình công tác.
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status