Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cơ khí Hà Nội - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cơ khí Hà Nội



LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I. Một số vấn đề lý luận chung về tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất 2
I. Một số vấn đề chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 2
1. Các khái niệm cơ bản 2
2. Phân loại chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 3
3. Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 5
4. Sự cần thiết của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất 6
II. Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất 6
1. Đối tượng kế toán và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 6
2. Các chứng từ kế toán, tài khoản sử dụng trong kế toán chi phí sản xuất 7
3. Trình tự kế toán chi phí sản xuất 9
III. Tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất 12
1. Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành 12
2. Công tác kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang 13
3. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm 14
4. Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong công tác chi phí và tính giá thành sản phẩm 17
Chương II. Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản phẩm và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí Hà Nội 21
I. Đặc điểm tình hình chung của công ty cơ khí Hà Nội 21
1. Quá trình hình thành và phát triển 21
2. Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất tại Công ty cơ khí Hà Nội 22
3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty 23
4. Đặc điểm bộ máy kế toán và tổ chức công tác kế toán 24
II. Thực trạng tổ chức công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cơ khí Hà Nội 25
1. Đối tương và quy trình tập hợp chi phí 26
2. Trình tự và phương pháp hạch toán và tập hợp chi phí sản xuất 26
3. Tính giá thành sản phẩm hoàn thành 45
Chương III. Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí Hà Nội 51
I. Đánh giá thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cơ khí Hà Nội 51
1. Ưu điểm 51
2. Một số tồn tại trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cơ khí Hà Nội 54
II. Sự cần thiết và phương hướng hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cơ khí Hà Nội 55
1. Sự cần thiết phải hoàn thiện 55
2. Phương hướng hoàn thiện 56
KẾT LUẬN 61
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ục tùng mệnh lệnh.
Cụ thể: đứng đầu bộ máy quản lý của công ty là giám đốc. Giám đốc là thay mặt pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm trước cấp trên trực tiếp quản lý hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của công ty.
Giúp việc cho giám đốc có 4 phó giám đốc:
- Phó giám đốc phụ trách kinh tế đối ngoại và xuất nhập khẩu.
- Phó giám đốc nội chính.
- Phó giám đốc phụ trách về chất lượng sản phẩm.
- Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật và sản xuất.
Ngoài việc ủy quyền phụ trách cho các phó giám đốc, giám đốc còn trực tiếp chỉ huy thông qua các trưởng phòng hay quản đốc phân xưởng.
Các phòng ban chức năng được đặt dưới sự chỉ đạo và giá sát chủ yếu của giám đốc và phó giám đốc bao gồm:
- Phòng kế toán thống kê tài chính: làm tham mưu cho giám đốc về sử dụng nguồn vốn, khai thác nguồn vốn của công ty đạt hiệu quả cao nhất. Tổ chức bảo quản lưu trữ các tài liệu kế toán thống kê, giữ bí mật các tài liệu và số liệu kế toán thuộc bí mật của nhà nước và công ty theo luật.
- Phòng vật tư: có chức năng tìm kiếm thị trường, mua sắm vật tư kỹ thuật đúng với các chỉ tiêu và định mức kỹ thuật và đảm bảo cung ứng chi phí sản xuất kinh doanh được liên tục nhịp nhàng theo kế hoạch.
- Phòng kỹ thuật: thiết kế và thiết kế lại các sản phẩm theo yêu cầu các hợp đồng kinh tế. Xây dựng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của sản xuất và sản phẩm.
- Phòng điều động sản xuất: phân công sản xuất, xây dựng kế hoạch tác nghiệp đề xuất các giải pháp quản lý tổ chức cơ sở sản xuất.
- Phòng cơ điện: phối hợp chặt chẽ với các phòng kỹ thuật nghiệp vụ, các phòng đơn vị sản xuất phục vụ cho sản xuất cho công ty.
- Phòng KCS: kiểm tra từng chi tiết và sản phẩm hoàn thiện đảm bảo hàng hoá đưa ra thị trường có chất lượng cao.
- Phòng Tổ chức: giúp giám đốc đưa ra các quyết định, quy định, nội quy, quy chế về nhân sự và giải quyết các vấn đề xã hội.
- Tổng kho: tiếp nhận bảo quản cung ứng vật tư kỹ thuật, máy móc thiết bị các sản phẩm cho sản xuất, thị trưởng và các hợp đồng kinh tế.
- Ban nghiên cứu và phát triển: nghiên cứu chiến lược kinh tế của đảng và nhà nước, nghiên cứu cơ chế thị trường, đặt ra chiến lược sản phẩm. Từ đó xây dựng phương án đầu tư phát triển đảm bảo khai thác tiềm năng thế mạnh, đồng thời tìm giải pháp huy động vốn.
Ngoài ra còn một số phòng ban khác như: phòng đời sống, phòng y tế, phòng bảo vệ, phòng giao dịch thương mại.
2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất.
Công ty Cơ khí Hà Nội có 11 phân xưởng:
- Xưởng máy công cụ: là xưởng sản xuất chính chuyên gia công và sản xuất các mặt hàng máy công cụ tức là sản xuất tất cả các chi tiết để lắp ráp hoàn chỉnh máy công cụ như máy phay, máy tiện, máy bào Xưởng máy công cụ gồm 3 phân xưởng.
- Xưởng đúc: làm nhiệm vụ tạo phôi thép, gang đúc và đúc các công cụ, phụ tùng cơ khí phục vụ cho xưởng máy công cụ, xưởng rèn, xưởng cơ khí.
- Xưởng cơ điện: làm nhiệm vụ sửa chữa các loại thiết bị, ngoài ra còn gia công các chi tiết phục vụ cho việc đại tu.
- Xưởng thủy lực: làm nhiệm vụ chuyên gia công mới và sửa chữa các thiết bị thuỷ lực của máy công cụ và máy công nghiệp.
- Xưởng kết cấu: chuyên gia công hàng thuộc mía đường và xi măng.
- Xưởng các xuất thép: làm nhiệm vụ sản xuất các loại thép xây dựng.
- Xưởng mộc mẫu: tạo mẫu đức cho các phân xưởng đúc gang thép.
- Trung tâm lắp đặt thiết bị: có nhiệm vụ lắp ráp các bộ phận, chi tiết thành một máy công nghiệp hoàn chỉnh nhập kho.
- Xưởng áp lực và nhiệt luyện: gia công các chi tiết phục vụ cho phân xưởng cơ khí hay gia công các hàng phi tiêu chuẩn.
- Xưởng bánh răng: chuyên cung cấp bánh răng, trục răng, mâm cặp cho các phân xưởng.
3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty.
Quy trình sản xuất sản phẩm chính của công ty là quy trình sản xuất phức tạp kiểu song song, tổ chức sản xuất đơn chiếc hay hàng loạt với khối lượng vừa và nhỏ theo lệnh sản xuất hay đơn đặt hàng.
Hiện nay công ty hiện chia thành 2 luồng sản phẩm:
Đối với sản phẩm trong kế hoạch của công ty, đó là các loại máy công cụ được phòng kế hoạch kinh doanh lên dự kiến hàng năm, sản xuất những loại máy nào cần trang thiết bị nào, phụ tùng nào đi kèm
Đối với các đơn đặt hàng, sau khi ký hợp đồng với khách hàng, bộ phận ký hợp đồng chuyển toàn bộ các bản vẽ của khách hàng cho phòng kỹ thuật xử lý. Nếu đòi hỏi phải thiết kế kỹ thuật, phòng sẽ cho thiết kế theo yêu cầu của khách. Căn cứ vào bản vẽ, phòng kỹ thuật tính toán toàn bộ kích thước, trọng lượng và chủng loại quy cách vật tư để lập dự trù cho từng hợp đồng, từng loại sản phẩm. Đồng thời phòng kỹ thuật cũng hướng dẫn công nghệ từ tạo phôi đến gia công chi tiết, nhiệt luyện, lắp ráp, tính toán và định mức cho từng công việc. Sau đó, phòng điều độ sản xuất phát lệnh sản xuất cho các phân xưởng tạo phôi và gia công. Phôi đúc cho các phân xưởng đúc thực hiện, phôi rèn do phân xưởng rèn chế tạo, gia công cơ khí do phòng điều độ phân công cho các phân xưởng thực hiện. Phòng điều độ cử điều độ viên theo dõi và đôn đốc, giải quyết vướng mắc trong quá trình sản xuất nhằm giải quyết hợp đồng nhanh gọn và đúng tiến độ.
Sản phẩm của công ty có nhiều loại, mỗi loại có quy trình công nghệ sản xuất riêng, ở đây xin trình bày tóm tắt về quy trình sản xuất máy công cụ, mặt hàng truyền thống của công ty. Sản phẩm máy công cụ của công ty có kỹ thuật phức tạp được tạo thành do lắp ráp cơ học các chi tiết, các bộ phận có yêu cầu kỹ thuật cao. Mỗi chi tiết cấu thành máy công cụ được chế biến gia công theo một trình tự nhất định. Tuy các chi tiết có một trình tự gia công cụ thể song có thể khái quát quy trình sản xuất máy công cụ theo trình tự sau:
- Xưởng đúc: nhận nguyên vật liệu từ tổng kho tiến hành đúc ra phôi, sản phẩm có thể là thép hay gang theo mẫu mà phòng kỹ thuật đã hướng dẫn. Phôi sản phẩm này phục vụ cho xưởng áp lực hay phục vụ cho xưởng cơ khí.
- Xưởng máy công cụ: tiếp nhận phôi sản phẩm gang hay thép từ xưởng đúc, phôi rèn từ phân xưởng rèn và thép cây từ tổng kho tiến hành gia công các chi tiết máy công cụ. Tuỳ theo yêu cầu của quy trình công nghệ cũng như độ phức tạp của các chi tiết mà có thể được chế tạo bằng một hay một số phương pháp công nghệ phức tạp như tiện, phay
Các bước công nghệ trên đều được KCS kiểm tra chặt chẽ cho đến khi hoàn thiện nhập kho. Bộ phận lắp ráp căn cứ vào phân công sản xuất và nhận chi tiết đã gia công hoàn chỉnh từ kho bán thành phẩm, nhận vật tư mua ngoài từ tổng kho theo dự trù định mức. Tiến hành lắp ráp hoàn chỉnh, hoàn thiện chạy thử không tải, có tải và các thao tác kỹ thuật khác sau đó làm phiếu nhập kho.
4. Đặc điểm bộ máy kế toán và tổ chức công tác kế toán.
Bộ máy kế toán của công ty gồm 14 người. Đứng đầu là trưởng phòng kế toán chịu trách nhiệm chung toàn bộ công tác kế toán trong...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status