Thực trạng và tương lai của ngành đóng tàu vỏ thép tại Việt Nam - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Chương 1.
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. TỔNG QUAN.
1.1.1. Thực trạng và tương lai của ngành đóng tàu vỏ thép tại Việt Nam.
1. Thực trạng của ngành đóng tàu Việt Nam.
- Tổng Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam là một trong 17 Tổng công ty lớn nhất của Nhà nước được thành lập theo Quyết định số No 69/TTg do Thủ tướng Chính phủ và ban hành ngày 31 - 01 - 1996 trên cơ sở tổ chức lại ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam - Một ngành đã có truyền thống rất lâu đời ở Việt Nam.
- Tổng Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam hiện có 40 đơn vị thành viên, gồm 29 đơn vị hạch toán độc lập, 7 đơn vị hạch toán phụ thuộc, 4 đơn vị liên doanh, gần 13.000 cán bộ công nhân viên, trong đó có liên doanh HYUNDAI-VINASHIN là lớn nhất với vốn đầu tư gần 160 triệu USD; có năng lực vào ụ sửa chữa cho các loại tàu đến 400.000 DWT.
- Các đơn vị thành viên VINASHIN nằm trên khắp đất nước, trải dài từ Bắc vào Nam.
- Để xúc tiến mở rộng thị trường VINASHIN hiện có cơ quan thay mặt ở các nước Đức, Hà Lan, Ban Lan, Úc, Irắc và Mỹ.
- VINASHIN đã từng đóng cần cẩu nổi 600T, sà lan tự nâng hạ 2.000T, tàu hút bùn 1.500m3/h xuất khẩu cho Irắc, các tàu vận tải quân sự cho Bộ Quốc Phòng, tàu khách tốc độ cao 200 chỗ, tàu nghiên cứu biển, tàu dầu 3.500T, tàu chở khí hoá lỏng 2.500T, tàu hàng khô 6.500DWT, ụ nổi 8.500T và các tàu tuần tra cho Hải quan ...
- Trên cơ sở nhu cầu của thị trường và phù hợp với kế hoạch phát triển đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, VINASHIN đang tích cực đầu tư nâng cấp các nhà máy hiện có để khởi công trong 2002 đóng các tàu lớn hơn như tàu hàng 12.000DWT, tàu chở dầu sản phẩm 13.500DWT, tàu chở dầu thô 100.000T, tàu Container 1.016TEU và tàu hút bùn 1.500m3/h.
- Với cơ sở vật chất cùng đội ngũ kỹ sư và công nhân kỹ thuật bậc cao VINASHIN đã và đang cung cấp cho khách hàng trong và ngoài nước các sản phẩm đóng mới và sửa chữa với chức năng kỹ thuật và chất lượng cao. Các sản phẩm này đã phần nào đáp ứng được các nhu cầu của các ngành kinh tế trong nước và xuất khẩu.
- Sự tăng trưởng của VINASHIN hàng năm đạt xấp xỉ 30%. Mục tiêu phát triển của VINASHIN đến năm 2005 đã được xác định là: VINASHIN sẽ xây dựng 3 trung tâm đóng tàu lớn ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam.
- Đến năm 2005, công nghiệp tàu thuỷ cùa VINASHIN thông qua các hình thức liên doanh và hợp tác với nước ngoài có thể đóng tàu có trọng tải đến 80.000T và sửa chữa tàu có trọng tải đến 400.000T, sản xuất thép đóng tàu, các loại máy thuỷ, thiết bị, phụ tùng phục vụ cho công nghiệp tàu thuỷ...
- Đến năm 2007, VINASHIN sẽ tiếp tục phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của mình, nâng cao năng lực các nhà máy để đóng được các loại tàu kỹ thuật cao phục vụ ngành dầu khí và quốc phòng, sản xuất, lắp ráp các thiết bị thuỷ, gia tăng tỷ lệ nội địa hoá vật tư thiết bị phục vụ đóng mới và sửa chữa tàu cho khách hàng trong và ngoài nước.
2. Tương lai của ngành đóng tàu Việt Nam.
VINASHIN cho biết, đến thời điểm này tổng giá trị hợp đồng VINASHIN đã ký với các đối tác trong và ngoài nước đã đạt con số khá ấn tượng là 5 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD/năm. Đặc biệt, trong những năm qua, VINASHIN đã đóng thành công nhiều con tàu trọng tải lớn trên 53.000 DWT.
Đến năm 2010, Việt Nam có thể trở thành quốc gia có nền công nghiệp đóng tàu ngang bằng với các nước khác trong khu vực. Tỷ lệ nội địa hóa trong các sản phẩm tàu thuỷ cũng sẽ đạt tới 60-70% sản phẩm, góp phần có hiệu quả cao vào chương trình cải thiện, nâng cao kim ngạch xuất khẩu của đất nước, tạo động lực cùng phát triển cho các ngành kinh tế khác. Nâng mức sản lượng từ 300.000 tấn tàu lên 3 triệu tấn vào năm 2010(Con số này chưa kể liên doanh Hyundai-Vinashin) và chiếm khoảng 6-7% thị phần đóng tàu thế giới (mục tiêu năm 2015 là 5 triệu tấn, chiếm khoảng 10% thị phần). Khi đó, quy mô của VINASHIN bằng ba phần tư quy mô của Hyundai, hãng đóng tàu lớn nhất thế giới hiện nay.
VINASHIN cho biết, tập đoàn đang có kế hoạch phấn đấu đến năm 2015 sẽ đưa Việt Nam trở thành cường quốc đứng thứ 4 trên thế giới về đóng tàu.
1.1.2. Giới thiệu về công ty đóng tàu Hạ Long.
1. Địa chỉ trụ sở chính.
- Địa chỉ : Phường Giếng Đáy- Thành phố Hạ Long- Tỉnh Quảng Ninh.
- Số điện thoại : 033.846556.
- Số Fax : 033.846044.
Tổng giám đốc : KS. Nguyễn Đức Thận
Phó tổng giám đốc : KS.Chu Đức Vượng - Phó tổng GĐ kinh doanh - Nội chính.
Phó tổng giám đốc : KS. Đỗ Văn Thấu - Phó tổng GĐ đầu tư XDCB.
Phó tổng giám đốc : KS. Nguyễn Văn Trường - Phó tổng GĐ kỹ thuật.
Phó tổng giám đốc : KS. Nguyễn Tuấn Anh - Phú tổng GĐ sản xuất.
Ngày thành lập: Ngày 15 tháng 11 năm 1976.
Được thành lập theo quyết định số: 371/QĐ-TCCB ngày 11/3/1993 của Bộ Giao Thông - Vận Tải.
Vị trí địa lý : Nằm ở khu vực Bắc Cửa Lục, bên cạnh cảng nước sâu Cái Lân, khu công nghiệp tàu thủy Cái Lân, khu công nghiệp Cái Lân, giao thông thuỷ bộ thuận tiện.
2. Công nghệ đóng tàu của công ty.
Vẽ, thiết kế công nghệ thi công các hạng mục phần thiết bị động lực, máy, điện, ống, nội thất tàu trên phần mềm Ship contructor.
Máy móc, thiết bị trên tàu được lắp đặt, kiểm tra theo công nghệ tiên tiến hiện đại bằng các thiết bị chuyên dùng đảm bảo phù hợp các quy chuẩn, quy phạm và công ước Quốc tế.
Công nghệ gia công chế tạo vỏ tàu hiện đại theo dây chuyền từ tiếp nhận vật tư cho đến khi bàn giao sản phẩm.
Mặt bằng, trang thiết bị và công nghệ Công ty đủ điều kiện đóng mới tàu có tải trọng tới 70.000 DWT.
3. Quản lý chất lượng .
- Mục tiêu chất lượng:
+ Đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật, thoả mãn quy phạm và các công ước quốc tế.
+ Có độ bền cao, mỹ thuật đẹp đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và khu vực.
+ Đảm bảo tiến độ theo yêu cầu của khách hàng và có giá thành cạnh tranh.
- Chính sách chất lượng:
+ Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt nhất mọi yêu cầu của khách hàng.
+ Tăng cường đầu tư, phát triển sản suất và ứng dụng những thành tựu tiên tiến nhất để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao làm hài lòng khách hàng.
+ Thường xuyên cải tiến để nâng cao hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng.
1.2. NĂNG LỰC ĐÓNG MỚI TẠI CÔNG TY ĐÓNG TÀU HẠ LONG.
1.2.1. Trang thiết bị.
 Thiết bị cẩu.
1. Cẩu 300 tấn.
- Số lượng : 01 chiếc
- Vị trí : Triền dọc 50.000T
2. Cẩu 50 tấn.
- Số lượng : 04 Chiếc
- Vị trí : Đà dọc 50.000T, triền ngang
3. Cổng trục 30/5T.
- Số lượng: 03 chiếc
- Vị trí : Bãi lắp ráp 2
4. Cẩu trục dầm đôi 20T.
- Số lượng : 06 chiếc
- Vị trí : Phân xưởng Vỏ 3
5. Cẩu trục chân đế Q20/13.
- Số lượng : 02 chiếc
- Vị trí : Triền ngang
6. Cẩu 50T FORMACH .
- Số lượng : 04 chiếc
- Vị trí : Phân xưởng Vỏ 3
7. Cẩu trục chân đế Q5/8.
- Số lượng : 02 chiếc
- Vị trí : Cầu tàu cũ
 Các lọai máy cơ khí.
1. Máy ép thủy lực 700T.
- Số lượng : 01 Chiếc
- Vị trí : Phân xưởng Vỏ 1
2. Máy cắt đột.
- Số lượng : 01 Chiếc
- Vị trí : Phân xưởng Vỏ1
3. Máy cán phẳng tôn UBR – 18.
- Số lượng : 01 Chiếc
- Vị trí : Phân xưởng Vỏ1
4. Búa máy.
- Số lượng : 01 Chiếc
- Vị trí : Phân xưởng Cơ khí
5. Máy uốn tôn 3 trục.
- Số lượng : 01 Chiếc
- Vị trí : Phân xưởng Vỏ1
6. Máy cắt tôn NG – 13.
- Số lượng : 02 Chiếc
- Vị trí : Phân xưởng: Vỏ1, Phân xưởng Trang bị
7. Máy cắt CNC PLASMA.
- Số lượng : 01 Chiếc
- Vị trí : Phân xưởng Vỏ1



/file/d/0B7oUCI ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status