Tình hình hoạt động và phát triển của Công ty Dệt – May Hà Nội - pdf 27

Download miễn phí Tình hình hoạt động và phát triển của Công ty Dệt – May Hà Nội



LỜI NÓI ĐẦU
PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
1.3. Công nghệ sản xuất của một số hàng hoá hay dịch vụ chủ yếu
1.4. Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của Công ty
1.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
PHẦN 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
2.1. Phân tích hoạt động marketing
2.2. Phân tích tình hình lao động, tiền lương
2.3. Phân tích tình hình quản lý vật tư tài sản cố định
2.4. Phân tích chi phí và giá thành
2.5. Phân tích tình hình tài chính tài chính của Công ty
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ LỰA CHỌN HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
3.1. Đánh giá nhận xét chung tình hình của Công ty
3.2. Hướng đề tài tốt nghiệp
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ính sách giá theo mùa vụ.
+ Tuỳ theo từng khách hàng mà có sự ưu tiên giảm giá.
* Giá bán một số sản phẩm chính của công ty
Bảng 2.3: Giá bán sản phẩm sợi tại thời điểm đầu năm 2004
Đơn vị tính: đồng/kg
Sản phẩm
Giá
Sản phẩm
Giá
Ne 40 PE
22.727
Ne 46 83/7 CT
28.455
Ne 45 PE
28.091
Ne 36 Cotton CT
32.455
Ne 30 PE
25.455
Ne 46/2 Cotton CT
29.545
Ne 45 38/17 CT
28.636
Ne 20 OE
20.727
Ne 32 Cotton CT
32.000
Ne 46/183/17
30.900
Nguồn: Phòng KTTC
Bảng 2.4: Giá bán sản phẩm vải Denim tại thời điểm cuối năm 2004
Đơn vị tính: đồng/mét
Sản phẩm
Giá
Sản phẩm
Giá
DL 6115/108
26.018
DL 6115/301
27.727
OG 7100/103
22.273
OG 7100/301
23.355
LL 7108/103
26.364
LL7108/301
27.890
OO 7100-4103
22.273
OO 7100 – 4/301
23.356
LL 7122/103
26.818
LL 7122/301
28.000
OO 5125 – 2/103
24.500
OO 5125 – 2/301
25.600
OO 5135 – 6/103
25.455
OO 5135 – 6/301
26.700
Nguồn: Phòng KTTC
2.1.5. Hệ thống phân phối
Hiện nay Công ty Dệt may Hà Nội đang thực hiện các hình thức tiêu thụ sau:
Xuất khẩu trực tiếp.
Phân phối trực tiếp cho các doanh nghiệp dệt may.
Phân phối qua trung gian, môi giới, qua đại lý qua người bán buôn.
Phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng qua các cửa hàng giới thiệu sản phẩm.
Do đặc điểm khác biệt giữa hai loại sản phẩm (Sợi vật liệu cho sản xuất; Sản phẩm dệt may là hàng tiêu dùng) nên các kênh phân phối trong các công ty cũng khác nhau để phù hợp với từng loại sản phẩm.
Kênh phân phối sản phẩm sợi
Kênh trực tiếp: Cung cấp trực tiếp cho các công ty dệt may qua các hợp đồng kinh tế, chủ yếu là các khách hàng truyền thống, ổn định hàng năm của công ty. Các hợp đồng này có thể trực tiếp k kết hay qua các phương tiện thông tin. Kênh phân phối này đạt được trên 80% doanh thu.
Kênh gián tiếp: Kênh phân phối này công ty thực hiện để có thể vươn ra thị trường sợi xuất khẩu, các doanh nghiệp nhỏ không có khả năng lấy sợi hàng loạt. Công ty phân phối gián tiếp qua các tổ chức có uy tín trên thị trường như: Các công ty thiết bị dệt may nổi tiếng thế giới, Tổng Công ty Dệt may Việt Nam để nhằm đưa sản phẩm bán ra thị trường nước ngoài. Ngoài ra công ty cũng bán sợi cho các tổ chức trung gian, từ đó họ có chính sách phân phối đến các cơ sở nhỏ, cơ sở thủ công.
Công ty
Các công ty thương mại
Các DN dệt may
Các đơn vị thành viên trong công ty
Công ty
Nhà nhập khẩu nước ngoài
Các DN thương mại nước ngoài
Các DN dệt may nước ngoài
Hình 2.1: Sơ đồ kênh phân phối sản phẩm sợi
Kênh phân phối sản phẩm T-shirt, dệt kim, khăn bông.
Sản phẩm may của công ty chủ yếu được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài qua các tổ chức trung gian, đó là các công ty thương mại lớn có văn phòng thay mặt tại Việt Nam, mua sản phẩm của công ty và xuất bán cho các công ty bán lẻ, các cửa hàng đặt tại khắp nơi trên thế giới.
Riêng đối với thị trường trong nước, các kênh tiêu thụ cho sản phẩm này bao gồm:
Kênh phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng: Công ty có các cửa hàng đại lý hay giới thiệu sản phẩm bán sản phẩm tại các tỉnh, thành phố, các thị trấn, chợ đầu mối. Với kênh này công ty tiêu thụ khoảng 60 % doanh thu nội địa hàng năm.
Kênh phân phối gián tiếp: Qua các đại lý của công ty, các nhà bán buôn lấy hàng với khối lượng lớn sau đó đem tiêu thụ tại các tỉnh, huyện, thị xã, vùng sâu, vùng xa. Với kênh này công ty tiêu thụ khoảng 40% doanh thu nội địa.
Hình 2.2: Sơ đồ kênh phân phối sản phẩm dệt kim
Công ty
Nhà bán sỉ
Đại lý
Cửa hàng giới thiệu sản phẩm
Nhà bán lẻ
Công ty
Công ty
Nhà nhập khẩu nước ngoài
Các DN thương mại nước ngoài
NTD nước ngoài
Công ty sử dụng hai hình thức cơ bản đó là bán lẻ tại các cửa hàng đại lý bán lẻ của công ty ở các thành phố lớn trên toàn quốc và bán buôn cho các công ty thương mại, các tổ chức trung gian, trong bán buôn, có bán theo hợp đồng và bán theo đơn đặt hàng từ phía khách hàng.
Bảng 2.5: Kết quả tiêu thụ qua một số hình thức phân phối
Đơn vị: tr. đồng
Hình thức bán
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Cửa hàng GTSP & bán lẻ
2.145
2.522
2.859
Đại lý
40.803
40.247
51.614
Bán buôn
515.461
625.180
810.785
Tổng cộng
558.409
667.948
865.258
Nguồn: Phòng KHTT
Nhìn vào bảng trên ta dễ nhận thấy hình thức tiêu thụ chủ yếu qua các năm là hình thức bán buôn. Công ty bán sản phẩm của mình cho các công ty thương mại như: Công ty TNHH Vinh Phát; Công ty Tuy Tiến; Công ty Long Nguyên; Công ty TNHH Bảo Long; Công ty DVTM Thành phố Hồ Chí Minh.
2.1.6. Các hình thức xúc tiến bán hàng mà công ty đã áp dụng
Việc tiêu thụ sản phẩm là một trong những khâu rất quan trọng, nó là việc làm mang tính sống còn của mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh. Để tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thì ngoài các chính sách khác ra, chính sách xúc tiến là không thể thiếu được.
Công ty Dệt may Hà Nội thực hiện hình thức quảng cáo trên biển hiệu, báo chí hay catalogue Hàng năm công ty quảng cáo từ 20 đến 30 số báo, tạp chí với chi phí khoảng 200 – 300 triệu. Ngoài ra, công ty còn in rất nhiều catalogue để giới thiệu và quảng bá hình ảnh của công ty.
Công ty tham gia các hội chợ triển lãm mỗi năm từ 5 đến 10 hội chợ trong nước và quốc tế, đây là hoạt động quan trọng trong hoạt động xúc tiến của công ty. Hội chợ là nơi thích hợp cho việc giới thiệu về các mặt hàng của công ty. Hàng tuần công ty thực hiện hàng trăm cuộc giao dịch với khách ngoại, thu được nhiều kết quả, nhiều hợp đồng được kí qua kết quả giao dịch trên Internet.
2.1.7. Đối thủ cạnh tranh của Công ty
2.1.7.1. Thị trường sợi
Luôn tồn tại sự cạnh tranh gay gắt mà các đối thủ cạnh tranh chính nằm trong Tổng Công ty Dệt may Việt Nam.
Tại phía Bắc: Các công ty sản xuất sợi như: Công ty dệt Vĩnh Phú, công ty dệt 8/3, công ty dệt Nam Định. Các công ty này xét về quy mô và năng lực máy móc, thiết bị máy móc đã quá lạc hậu, không được đầu tư đổi mới thường xuyên và xuống cấp nghiêm trọng. Vì vậy sợi của các công ty này sản xuất ra có chất lượng kém hơn so với sợi của công ty. Các loại sợi có chất lượng cao, các loại sợi chải kỹ để dệt ra các loại vải cao cấp thì các công ty này không thể sản xuất ra được.
Tại phía Nam: Các công ty sản xuất sợi như Công ty Dệt Huế, Công ty Dệt Thành Công, Công ty dệt Quảng Nam - Đà Nẵng, công ty dệt Nha Trang, công ty dệt Việt Thắng, công ty dệt Thành Công Trừ công ty dệt Nha Trang, các công ty còn lại đều là xí nghiệp từ thời cũ để lại, máy móc trang thiết bị đã quá cũ và lạc hậu. Tuy nhiên, do đóng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, một thành phố đầy sôi động nên những năm gần đây, các công ty này đã nhanh chóng nắm bắt thị trường, đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Do vậy, một vài công ty đã cho ra đời những sản phẩm có chất lượng cao. Công ty dệt Nha Trang ra đời cùng với công ty Dệt may Hà Nội, máy móc thiết bị do Nhật Bản trang bị có quy mô tương đương, đầu tư lớn nên chất lượng sản phẩm được nâng cao rõ rệt và thị trường cũng chủ yếu tập trung ở TP.Hồ Chí Minh.
2.1.7.2. Thị trường dệt kim
Tại phía Bắc: Có các công ty như: Dệt kim Đông xuân, Dệt kim Thăng Long, Dệt kim Thắng Lợi. Các công ty này có công nghệ ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status