Nâng cao hiệu quả chiến lược kinh doanh tại Công ty TNHH NN một thành viên cơ khí Quang Trung - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Nâng cao hiệu quả chiến lược kinh doanh tại Công ty TNHH NN một thành viên cơ khí Quang Trung



LỜI NÓI ĐẦU 1
I. Lý do lựa chọn đề tài 1
II. Nội dung nghiên cứu 2
III. Phương pháp nghiên cứu: 2
 1.Thu thập tài liệu: 2
 2. Phân tích tài liệu: 2
IV. Kết cấu chuyên đề: 2
Chương 1: Tổng quan về chiến lược kinh doanh trong các doanh nghiệp. 4
1.1 Khái quát chung về chiến lược. 4
1.1.1 Khái niệm: 4
1.1.2 Vai trò, chức năng của chiến lược kinh doanh trong các doanh nghiệp. 5
1.1.3 Phân loại. 5
1.1.3.1 Các chiến lược phát triển 5
1.1.3.2 Chiến lược của các bộ phân kinh doanh. 6
1.1.3.3 Chiến lược cạnh tranh 6
1.1.3.4 Các chiến lược chức năng 7
1.2.1 Phân tích môi trường kinh tế vĩ mô: 9
1.2.1.1 Các yếu tố kinh tế 9
1.2.1.2 Yếu tố văn hóa, xã hội, dân cư: 10
1.2.1.3 Các yếu tố tự nhiên 11
1.2.1.4 Yếu tố về kỹ thuật công nghệ 11
1.2.2 Môi trường tác nghiệp 12
1.2.2.1 Đối thủ cạnh tranh: 12
1.2.2.2 Khách hàng: 13
1.2.2.3 Nhà cung cấp. 13
1.2.2.4 Đối thủ tiềm ẩn: 14
1.2.2.5 Sản phẩm thay thế: 14
1.2.3 Tác động của môi trường bên trong doanh nghiệp: 15
1.2.3.1 Tác động hoạt động kinh doanh: 15
1.2.3.2 Tác động của khả năng sản xuất, nghiên cứu & phát triển (R&D) 15
1.2.3.3 Ảnh hưởng của nguồn nhân lực . 16
1.2.3.4 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp 16
1.2.3.5 Tình hình tài chính của doanh nghiệp 16
1.2.4 Xây dựng ma trận Swot. 17
1.2.5Lựa chọn chiến lược và giải pháp thực hiện chiến lược. 18
1.2.5.1 Các yêu cầu của một chiến lược kinh doanh 18
1.2.5.2 Quy trình lựa chọn chiến lược 20
Chương 2: Thực trạng xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh hiện nay của Công ty TNHH NN một thành viên cơ khí Quang Trung 21
2.1 Tổng quan chung về Công ty. 21
2.1.1 Một số nét khái quát về Công ty TNHH NN một thành viên Cơ khí Quang Trung. 21
2.1.2 Chức năng. nhiệm vụ của công ty: 22
2.1.3 Đánh giá chung tình hình hoạt động của công ty trong thời gian qua. 23
2.2 Phân tích môi trường kinh doanh & ảnh hưởng của nó đến hoạt động sản xuất của Công ty Cơ khí Quang Trung. 24
2.2.1 Môi trường kinh tế quốc dân 24
2.2.2 Phân tích môi trường ngành 31
2.2.2.1 Nhà cung cấp 31
2.2.2.2 Đối thủ cạnh tranh 31
2.2.2.3 Khách hàng 32
2.2.2.4 Sản phẩm thay thế 33
2.2.2.5 Đối thủ tiềm ẩn. 33
2.2.3 Phân tích nội bộ doanh nghiệp 34
2.2.3.1 Nền tảng quản trị 35
2.2.3.2 Hoạt động nghiên cứu và phát triển( R&D): 38
2.2.3.3 Nguồn nhân lực 38
2.2.3.4 Tài chính 40
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


hể điều chỉnh giá ngay khi chi phí nguyên vật liệu,vật tư tăng cao, hay phải luôn chú trọng đến công tác R&D để tìm ra những sản phẩm mới, khác biệt để thu hút khách hàng.Do vậy có thể nói áp lực từ các đối thủ cạnh tranh là khá lớn.
2.2.2.3 Khách hàng
Một số khách hàng quen thuộc của Công ty trong suốt thời gian qua là:
Công ty Thép Đà Nẵng
Công ty CP Thép Thái Nguyên
Tổng công ty máy & thiết bị công nghiệp
Viện khoa học công nghệ mỏ
Công ty TNHH ABB
Khách hàng luôn là đối tượng tạo áp lực trực tiếp lên sự cạnh tranh của Công ty. Khi họ đẩy giá cả xuống hay khi học yêu cầu chất lượng sản phẩm tốt hơn, dịch vụ tốt hơn sẽ làm cho chi phí hoạt động của Công ty tăng.
Nhất là vào thời điểm như hiện nay, sức mua trên thị trường đang đi xuống trong khi sản phẩm thay thế và hàng nhập ngoại khá phong phú, tình hình tiêu thụ của Công ty gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, Công ty phải hoạch định một chiến lược giá cả với chi phí thấp, đồng thời phải nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra sự lôi cuốn người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của mình.
2.2.2.4 Sản phẩm thay thế
Hầu hết các mặt hàng có thể thay thế được của Công ty đều chịu sức ép tương đối của các sản phẩm như các sản phẩm chế tạo từ nhựa có lõi thép. Tuy nhiên, khi tham gia đấu thầu đối với các công trình lớn, khả năng thay thế là rất ít nên sức ép này gây ra hiệu ứng không đáng kể.
2.2.2.5 Đối thủ tiềm ẩn.
Ngành cơ khí là một ngành trọng điểm đựơc nhà nước quan tâm ưu đãi và hỗ trợ thường xuyên. Vì vậy, đây là một ngành hết sức hấp dẫn và có nhiều đối thủ tiềm ẩn. Tuy nhiên với chi phí gia nhập ngành là khá lớn về vốn tư bản, con người, và đặc biệt là kỹ năng, kinh nghiệm.
Công ty Cơ khí Quang Trung với đội ngũ công nhân viên làm việc lâu năm, dày kinh nghiệm và luôn được đánh giá cao về thành công trong kinh doanh do đó, gây khó khăn cho các doanh nghiệp muốn tham gia vào thị trưòng ngành cơ khí.
Bảng 2.4 Tổng kết môi trường kinh doanh
Môi trường KD
Cơ hội
Thách thức
I,Môi trường vĩ mô
1.Môi trường kinh tế
Chính sách ưu đãi về vốn và lãi suất của chính phủ.
Kinh tế suy thoái ảnh hưởng đến cầu thị truờng giảm sút mạnh
Lạm phát tăng cao
Tỷ giá hối đoái bất ổn
2.Môi trường công nghệ
Luôn có nhiều công nghệ mới ra đời và công ty toàn có thể tiếp
cận, áp dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình
Môi trường công nghệ biến động đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn nỗ lực để đổi mới công nghệ tránh tụt hậu.
Công nghệ nội địa đã đi vào triển khai và có tác dụng rõ rệt.
3.Môi trường chính trị pháp luật
Nhiều yếu tố thuận lợi như chính sách giảm thuế cho thuê đất, chính sách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp hay thuế nhập khẩu dây chuyền sản xuất và ưu đãi khi xuất khẩu
4.Môi trường quốc tế
Quá trình hội nhập tạo điều kiện thuận lợi cho công ty xuất khẩu và cạnh tranh với sản phẩm nước ngoài.
Nguy cơ là bị cạnh tranh bởi các sản phẩm cùng loại nhập từ nước ngoài với mức giá giảm nhiều so với trước kia.
Anh hưởng lớn từ cuộc khủng hoảng gây ra nhiều khó khăn trong kinh doanh.
II,Môitrường ngành
1.Doanh nghiệp trong ngành
Nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với mức độ cao đối với từng loại mặt hàng khác nhau
2.Nhà cung cấp
Ổn định và đảm bảo cho nhu cầu doanh nghiệp, do số lượng doanh nghiệp cung cấp tương đối lớn và sẵn có nên không gây quá nhiều áp lực cho công ty
Một số nguyên liệu ngoại nhập từ nhà cung cấp nước ngoài nên gây ra sức ép về giá cả.
4.Sản phẩm thay thế
Ít sản phẩm thay thế
5.Đối thủ tiềm ẩn
Rào cản gia nhập là khá cao
2.2.3 Phân tích nội bộ doanh nghiệp
2.2.3.1 Nền tảng quản trị
Tổ chức bộ máy quản lý hành chính của công ty.
Sơ đồ 1.5 Mô hình tổ chức bộ máy của Công ty.
Phòng kế hoạch sản xuất
Phòng bảo vệ
Xí nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp
Phòng tổ chức lao động
Phòng tài chính kế toán
Tổng Giám Đốc
P.Tổng Giám Đốc
sản xuất kinh doanh.
P.Tổng Giám Đốc
xuất nhập khẩu
P.Tổng Giám Đốc
kĩ thuật
Phân xưởng thiết bị công nghệ
Phân xưởng thiết bị áp lực
Phân xưởng cơ khí
Chi nhánh Miền Nam
(Nguồn: Phòng tổ chức lao động)
Ban lãnh đạo:
Ban lãnh đạo gồm một Tổng giám đốc và các phó Tổng giám đốc khác.
Tổng Giám Đốc: Là người đứng đầu công ty chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên và pháp luật về mọi hoạt động của công ty, được ban giám đốc tín nhiệm và bổ nhiệm.
Tổng giám đốc là người có quyền cao nhất trong ban giám đốc, trực tiếp chỉ đạo các phòng ban, các bộ phận sản xuất kinh doanh trong công ty; bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lý từ trưởng phó các phòng, ban trở xuống và quyết định các khoản chi phí hay đầu tư.
Phó Tổng Giám Đốc kỹ thuật: chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về các mặt kĩ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm cải tiến và thiết kế sản phẩm mới. Xây dựng các chỉ tiêu định mức về kĩ thuật cho từng sản phẩm, nghiên cứu xây dựng các phương án đầu tư theo chiều sâu, định hướng chiến lựơc cho sản phẩm của công ty. Đồng thời phụ trách công tác đào tạo, nâng cấp bồi dưỡng trình độ cán bộ công nhân viên kĩ thuật trong toàn bộ công ty.
Phó Tổng Giám Đốc sản xuất: Là người hỗ trợ cho tổng giám đốc phụ trách khâu sản xuất kinh doanh, chỉ đạo sản xuất thực hiện theo đúng tiến độ kế hoạch của công ty. Đông thời phải nắm bắt được các chiến lược dài hạn, trung hạn, ngắn hạn, các kế hoạch sắp được triển khai, nắm bắt được tiến độ bán hàng và doanh thu của công typhụ trách điều hành trực tiếp các phân xưởng sản xuất.
Phó Tổng Giám Đốc kinh doanh( xí nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp) trực tiếp chỉ đạo các khối phòng ban chức năng, bộ phận kinh doanh dịch vụ.
Phó tổng giám đốc kinh doanh chịu trách nhiệm công tác giao dịch thị trường, tiêu thụ. Liên doanh liên kết nhằm mở rộng thị trường, mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty theo hướng đa phương hóa chủng loại sản phẩm cũng như loại hình kinh doanh; đề ra kế hoạch bán hàng, tìm kiếm và lựa chọn các nhà cung cấp có uy tín đồng thời đề ra các chính sách đẩy mạnh công tác tiêu thụ
Các phòng ban:
Phòng kế hoạch-sản xuất: Theo dõi, cải tiến thiết bị công nghệ sản xuất đảm bảo chất lượng sản phẩm, đảm bảo thiết bị máy móc hoạt động có hiệu quả, xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật, nội quy an toàn và quy trình vận hành máy móc thiết bị một cách hiệu quả nhất. Đồng thời chịu trách nhiệm tìm kiếm các hợp đồng kinh tế thực hiện triển khai kế hoạch để hợp đồng được kí kết. Tổ chức lập kế hoạch thu hút nguồn vốn, lao độngcho kì kế hoạch nhằm đóng góp vào sự lớn mạnh của công ty.
Ngoài những chức năng trên phòng kế hoạch kỹ thuật có nhiệm vụ quan trọng là đấu thầu dự án. Đây là một việc làm đầy hấp dẫn có sự tập trung trí tuệ và năng lực của cán bộ chuyên môn và chuyên ngành để tìm ra những giải pháp tối ưu nhất của nhà đấu thầu trong vấn đề đấu thầu để khai thác việc làm cho Công ty.
Phòng tài chính-kế toán: Chịu trách nhiệm về cồng tác hạch toán kế toán toàn bộ các nghiệ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status