Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển



Lời nói đầu 1
Chương 1: Tổng quan về việc xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam 3
1. Xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu hàng hoá đối với sự phát triển kinh tế 3
1.1. Khái niệm về xuất khẩu 3
1.2. Lợi ích của xuất khẩu 3
1.3. Xuất khẩu với sự phát triển kinh tế 4
1.4. Vai trò của xuất khẩu 5
2. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 6
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu các mặt hàng chủ lực 8
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam 18
1. Khái quát về hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam 18
1.1 Kết quả hoạt động xuất khẩu của Việt Nam 18
1.2 Những thành tựu và hạn chế trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa 22
1.2.1 Những thành tựu 22
1. 2.2 Những hạn chế. 23
2. Thực trạng xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam 24
2.1 Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực 24
2.2 Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam 26
2.3. Cơ cấu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam 33
2.4 Thị trường xuất khẩu các mặt hàng chủ lực 34
3. Đánh giá về việc xuất khẩu các mặt hàng chủ lực trong giai đoạn hiện nay 39
4. Thuận lợi và khó khăn đối với việc xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 40
4.1 Thuận lợi 40
4.2 Khó khăn và thách thức 40
Chương 3: Giải pháp phát triển xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 43
1. Mục tiêu và phương hướng phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam 43
2. Phương hướng phát triển thị trường xuất khẩu 46
3. Giải pháp phát triển xuất khẩu các mặt hàng chủ lực 49
3.1. Các giải pháp vi mô 49
3.1.1 Xúc tiến thương mại 50
3.1.2 Lựa chọn kênh phân phối 51
3.1.3 Hoàn thiện công tác thu mua tạo nguồn hàng cho xuất khẩu 52
3.1.5 Tập trung nâng cao chất lượng hàng hóa 54
3.1.6 Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế 55
3.1.7 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 56
3.2 Các giải pháp vĩ mô 57
KẾT LUẬN 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ó biến động thì kim ngạch xuất khẩu bị ảnh hưởng.
Thứ hai, nhu cầu của thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, các đơn hàng xuất khẩu dệt may, đồ gỗ, một số nông sản vào Mỹ và EU đều giảm do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu; Trong khi thị trường xuất khẩu gặp khó khăn thì các chi phí đầu vào không giảm, thậm chí còn tăng cao như lương công nhân, lãi suất ngân hàng, khiến nhiều doanh nghiệp dệt may phải chuyển từ sản xuất mua nguyên liệu bán thành phẩm sang gia công để bảo toàn vốn, vì vậy giá trị gia tăng trên sản phẩm dệt may ngày càng thấp là lợi nhuận giảm.
Thứ ba, xuất khẩu vẫn phụ thuộc nhiều vào các mặt hàng khoáng sản, nông, lâm, thuỷ, hải sản; các mặt hàng công nghiệp chế biến chủ yếu vẫn mang tính chất gia công; Các mặt hàng xuất khẩu chưa đa dạng, phong phú, số lượng các mặt hàng xuất khẩu mới có kim ngạch lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh chưa nhiều. Xuất khẩu chủ yếu dựa vào khai thác lợi thế so sánh sẵn có mà chưa khai thác được lợi thế cạnh tranh thông qua việc xây dựng các ngành công nghiệp có mối liên kết chặt chẽ với nhau để hình thành chuỗi giá trị gia tăng xuất khẩu lớn.
Thứ tư, vẫn chưa tận dụng triệt để lợi ích từ việc gia nhập WTO, các hiệp định thương mại song phương và khu vực đã ký kết giữa Việt Nam và các đối tác để khai thác hết tiềm năng của các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc.
Thứ năm, việc tiếp cận nguồn vốn vay bằng VNĐ cho sản xuất kinh doanh vẫn còn bất cập, nhất là đối với các mặt hàng nông sản, thuỷ sản, trong khi đó lãi suất cho vay mặc dù đã giảm nhưng vẫn ở mức cao , điều này đã làm chi phí tăng cao ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu.
2. Thực trạng xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam
2.1 Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực
Trong tháng 12/2008, trị giá hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đạt 4,67 tỷ USD, tăng 9,8% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 12, cả nước có 12 nhóm hàng đạt trên 1 tỷ USD, đặc biệt mặt hàng dầu thô đã vượt 10 tỷ USD; có 5 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực vượt kế hoạch năm (gạo, hạt điều, hải sản, hàng giày dép, hàng rau quả). Tuy nhiên, có rất nhiều nhóm hàng có kim ngạch cao đã không thể hoàn thành kế hoạch năm về sản lượng như cà phê, cao su, dầu thô, than đá, chè các loại, hạt tiêu. Và có một số nhóm hàng không hoàn thành kế hoạch năm về kim ngạch như hàng dệt may, máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện, gỗ & sản phẩm gỗ.Uớc tính ba tháng đầu năm 2009, Việt Nam xuất siêu tới 1,647 tỷ USD.Đây là con số kỷ lục từ trước tới nay cho cán cân thương mại Việt Nam.Đó là thống kê mới nhất của Bộ Công Thương ước tính tình hình xuất nhập khẩu tháng 3 và 3 tháng đầu năm nay.Kim ngạch xuất khẩu tháng 3 đạt 4,7 tỷ USD, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2008. Tính chung trong 3 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 13,479 tỷ USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2008.
Trong 35 nhóm hàng hoá được thống kê, chỉ có 9 nhóm hàng hoá xuất khẩu tăng.
Sở dĩ kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam 3 tháng tăng nhẹ là do có sự đóng góp tăng kỷ lục của nhóm đá quí và kim loại quí. Kim ngạch tháng 3/2009 của loại hàng hóa này đạt 850 triệu USD, tăng tới 49 lần so với cùng kỳ năm 2008 và chiếm 18% kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Tính trong ba tháng đầu năm, nhóm hàng này đã đạt kim ngạch 2,287 tỷ USD, tăng 48 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Sự tăng đột biến này là do việc tái xuất vàng.
Còn lại, xuất khẩu của đa số nhóm hàng hoá đều chững hay giảm. Đáng lo ngại nhất là trong 13 mặt hàng chủ lực thuộc “CLB xuất khẩu tỷ USD” của Việt Nam thì kim ngạch xuất khẩu của 12 mặt hàng đều giảm mạnh từ 10-20%, như điện tử và linh kiện máy tính, giày dép, than đá, thuỷ sản, cà phê, nhân điều, sản phẩm chất dẻo Trong đó, so với cùng kỳ năm 2008, dầu thô giảm phát triển nhất với mức giảm 48,6%, kế đến là dây điện và cáp điện giảm 47,3%, cao su giảm 43,9%.
Nguồn: Tổng cục thống kê- 2009
Nhóm hàng dệt may vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim ngạch xuất khẩu cả nước thì trong tháng 3, kim ngạch đã giảm 4,2%.
Chỉ có duy nhất mặt hàng gạo trong nhóm hàng chủ lực này là có kim ngạch xuất khẩu tăng. Tháng 3, gạo tăng 23,5% và tính chung 3 tháng, gạo tăng 76,4% so với cùng kỳ 2008.
Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu cả nước vẫn tiếp tục giảm mạnh. Kim ngạch nhập khẩu tháng 3 đạt 4,3 tỷ USD, giảm tới 47% so với cùng kỳ năm 2008. Tính chung 3 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu đạt 11,832 tỷ USD, giảm 45% so với cùng kỳ.
2.2 Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
-  Dầu thô
Trong tháng 12/2008 xuất khẩu đạt 1,46 triệu tấn, tăng 35,6% so với tháng trước, nâng tổng lượng dầu thô xuất khẩu cả năm 2008 lên 13,75 triệu tấn, giảm 8,7% so với năm 2007. Mặc dù lượng giảm nhưng do giá bình quân  tăng 33,6% nên kim ngạch xuất khẩu dầu thô cả năm 2008 đạt 10,36 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2007.
Tính đến hết tháng 12/2008, lượng dầu thô của Việt Nam chủ yếu xuất sang các thị trường là Ôxtrâylia: 4,16 triệu tấn, giảm 19,6%; Nhật Bản: 2,95 triệu tấn, tăng 72,4%; Singapore: 2,06 triệu tấn, giảm 29,5%; Hoa Kỳ: 1,46 triệu tấn, giảm 1%; Malaysia: 853 triệu tấn, tăng 2,7%; Trung Quốc: 604 triệu tấn, tăng 60,6% so với cùng kỳ 2007.
Cuối tháng 2 năm 2009 thì xuất khẩu trong tháng đạt 1,4 triệu tấn, tăng 1,1% so với tháng 1, nâng tổng lượng dầu thô xuất khẩu của Việt Nam 2 tháng đầu năm nay lên 2,79 triệu tấn, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm 2008. Mặc dù lượng dầu thô xuất khẩu tăng nhưng do giá bình quân giảm mạnh (giảm 54% tương đương với giảm 394 USD/tấn) nên trị giá xuất khẩu dầu thô là 936 triệu  USD, giảm 43,6% so với cùng kỳ năm 2008.
Trong 2 tháng đầu năm 2009, lượng dầu thô của Việt Nam chủ yếu xuất sang các thị trường là Singapore: 680 nghìn tấn, Malaysia: 604 nghìn tấn, Ôxtrâylia: 582 nghìn tấn, Nhật Bản: 298 nghìn tấn, Trung Quốc: 222 nghìn tấn,
-Than đá
Tổng lượng than xuất khẩu của Việt Nam cả năm 2008 là 19,35 triệu tấn, giảm 39,4% so với  năm 2007 và chỉ thực hiện được 96,8% so với kế hoạch năm. Giá bình quân tăng 129,2% nên kim ngạch xuất khẩu than cả năm 2008 đạt 1,39 tỷ USD tăng 38,8% so với cùng kỳ năm 2007.
Dẫn đầu trong các thị trường nhập khẩu than đá của Việt Nam trong năm 2008 là Trung Quốc với 14,61 triệu tấn, giảm 44,7% so với năm trước và chiếm 75,5% tổng lượng than xuất khẩu của Việt Nam. Tiếp theo là Nhật Bản với 1,93 triệu tấn,giảm 6,9%; Hàn Quốc là 974 nghìn tấn, tăng 25,6%; Philipin là 361 nghìn tấn, giảm 10,3%.
Trong 2 tháng đầu năm 2009, xuất khẩu trong tháng đạt 1,91 triệu tấn, tăng 29,5% so với tháng trước, nâng tổng lượng than xuất khẩu 2 tháng đầu năm nay lên 3,39 triệu tấn, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước. Trị giá xuất khẩu than đá 2 tháng đầu năm 2009 đạt 166,6 triệu USD tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2008.
Dẫn đầu trong các thị trường nhập khẩu than đá của Việt Nam trong 2 tháng qua vẫn là Trung Quốc với lượng và trị giá tương ứng là 2,89 triệu tấn và 116 triệu USD. Riêng xuất khẩu sang thị trường này đã chiếm 85% tổng lượng xuất khẩu than đá của Việt Nam, còn lại 15% xuất sang các thị trường khác như Hàn Quốc: 292 nghìn tấn, Nhật Bản: 116 nghìn tấn, Thái Lan: 64 nghìn t
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status