Tiểu luận biện pháp bảo đảm đầu tư - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

LỜI MỞ ĐẦU
Một trong các chủ trương lớn của Nhà nước trong giai đoạn hiện nay
chính là tận dụng và phát huy tối đa nguồn vốn đầu tư của các chủ thể trong và
ngoài nước có nhu cầu đầu tư kinh doanh. Chủ trương này xuất phát từ đòi hỏi
gắt gao của quá trình toàn cầu hóa, cũng như mục đích phát triển kinh tế xã hội.
Chính vì lẽ đó mà bên cạnh các biện pháp khuyến khích đầu tư nhà nước ta đã
và đang xây dựng, hoàn thiện các biện pháp đảm bảo đầu tư rộng mở, với chủ
trương đơn giản, minh bạch trong quy định và áp dụng, công bằng giữa các nhà
đầu tư và hiệu quả, giảm thiểu chi phí, góp phần tạo nên một môi trường đầu tư
bình ổn, tạo nên sự khuyến khích cũng như an toàn cho các nhà đầu tư. Vì vậy,
tìm hiểu và đi sâu phân tích các biện pháp bảo đảm đầu tư theo Luật Đầu tư năm
2014 là việc làm vô cùng cần thiết.

1


NỘI DUNG
1. Khái niệm chung
Đầu tư là quá trình sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các
hoạt động nhằm thu được các kết quả, thực hiện được những mục tiêu nhất định
trong tương lai. Đầu tư chính là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu

hình hay vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư.
Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt
động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua
cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc
thực hiện dự án đầu tư.1
Cần phân biệt khái niệm đầu tư kinh doanh với khái niệm kinh doanh.
Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì kinh doanh được định nghĩa là việc thực
hiện liên tục một, một số hay tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản
xuất đến tiêu thụ sản phẩm hay cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục
đích sinh lợi.
Về khái niệm các biện pháp bảo đảm đầu tư, Luật Đầu tư năm 2014
không đưa ra định nghĩa về biện pháp bảo đảm đầu tư. Tuy nhiên dưới góc độ
khoa học pháp lý thì các biện pháp bảo đảm đầu tư được hiểu là những biện
pháp được thể hiện trong các quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền và lợi
ích chính đánh của các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện hoạt động đầu tư với
mục đích kinh doanh. Các biện pháp đảm bảo đầu tư chính là những cam kết từ
phía nhà nước tiếp nhận đầu tư trước một số quyền lợi cụ thể, chính đáng của
nhà đầu tư.
Theo tinh thần của pháp luật về đầu tư ở Việt Nam, các biện pháp đảm
bảo đầu tư được hiểu cụ thể là các cam kết của Nhà nước Việt Nam về việc đảm
bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư trong quá trình tiến hành dự
án đầu tư tại Việt Nam. Các biện pháp đảm bảo đầu tư bao gồm6 biện pháp sau
đây: Bảo đảm quyền sở hữu tài sản; Bảo đảm hoạt động kinh doanh; Bảo đảm
chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài; Bảo lãnh của Chính

1 Khoản 5 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2014

2


Phủ đối với một số dự án quan trọng; Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường
hợp thay đổi pháp luật và giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh.2
2. Các biện pháp bảo đảm đầu tư theo quy định pháp luật hiện hành
2.1. Bảo đảm quyền sở hữu tài sản
Điều 9 Luật Đầu tư năm 2016 quy định:
“1. Tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa hay bị tịch
thu bằng biện pháp hành chính.
2. Trường hợp Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản vì lý do quốc
phòng, an ninh hay vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên
tai thì nhà đầu tư được thanh toán, bồi thường theo quy định của pháp luật về

trưng mua, trưng dụng tài sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Đây chính là sự cụ thể hóa Điều 32 Hiến pháp năm 2013, theo đó Nhà
nước không được sự dùng quyền năng cưỡng chế đặc biệt của mình để xâm
phạm tới tài sản hợp pháp của nhà đầu tư. Quyền sở hữu tài sản của nhà đầu tư
được bảo hộ.
Việc quy định về chế định này trong hệ thống pháp luật về đảm bảo đầu
tư của Việt Nam cũng hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế. Với nội dung
chính là lời cam kết thỏa đáng đối với nhà đầu tư về việc không quốc hữu hóa,
không tịch thu vốn đầu tư và tài sản hợp pháp của nhà đầu tư bằng các biện pháp
hành chính, Chính phủ đã tạo lập được lòng tin cho nhà đầu tư về quyền sở hữu
chính đáng của họ đối với khối tài sản đem đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Nhà nước chỉ trưng mua, trưng dụng tài sản của nhà đầu tư trong trường
hợp thực sự cần thiết vì lý do an ninh, quốc phòng hay vì lợi ích quốc gia. Khi
đó, nhà đầu tư nhận được sự thanh toán hay đền bù theo giá thị trường tại thời
điểm công bố việc trưng mua, trưng dụng, dựa trên tinh thần đảm bảo lợi ích
hợp pháp và không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư.
Biện pháp này có hiệu lực kể từ khi các nhà đầu tư triển khai dự án đầu
tư mà không cần thông qua thêm bất cứ thủ tục hành chính nào, được áp

2 Điều 9 đến Điều 14 Luật Đầu tư năm 2014

3


dụng đối với tất cả các nhà đầu tư có hoạt động đầu tư theo pháp luật đầu tư của
Việt Nam, không phân biệt đầu tư trong nước hay đầu tư nước ngoài.
2.2. Bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh
Biện pháp bảo đảm đầu tư này được quy định tại Điều 10 Luật Đầu tư
năm 2014. Theo đó, Nhà nước không bắt buộc nhà đầu tư phải thực hiện những
yêu cầu sau đây:
- Ưu tiên mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước hay phải mua, sử
dụng hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất hay cung ứng dịch vụ trong nước;
- Xuất khẩu hàng hóa hay dịch vụ đạt một tỷ lệ nhất định; hạn chế số
lượng, giá trị, loại hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu hay sản xuất, cung ứng trong
nước;
- Nhập khẩu hàng hóa với số lượng và giá trị tương ứng với số lượng và
giá trị hàng hóa xuất khẩu hay phải tự cân đối ngoại tệ từ nguồn xuất khẩu để
đáp ứng nhu cầu nhập khẩu;
- Đạt được tỷ lệ nội địa hóa đối với hàng hóa sản xuất trong nước;
- Đạt được một mức độ hay giá trị nhất định trong hoạt động nghiên
cứu và phát triển ở trong nước;
- Cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại một địa điểm cụ thể ở trong nước hoặc
nước ngoài;
- Đặt trụ sở chính tại địa điểm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.
Căn cứ định hướng phát triển kinh tế - xã hội, chính sách quản lý ngoại
hối và khả năng cân đối ngoại tệ trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ quyết
định việc bảo đảm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ đối với dự án đầu tư thuộc thẩm
quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và
những dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng khác.
2.3. Bảo đảm chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài
Điều 11 Luật Đầu tư năm 2014 quy định:
4


“Sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt
Nam theo quy định của pháp luật, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước
ngoài các tài sản sau đây:
1. Vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư;
2. Thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh;
3. Tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư.”
Mục đích của hoạt động đầu tư, kinh doanh suy cho cùng là hướng tới
lợi nhuận. Do vậy, Nhà nước ngoài việc bảo hộ quyền sở hữu tài sản của nhà
đầu tư nước ngoài thì còn cam kết cho họ được chuyển tài sản hợp pháp của
mình ra khỏi Việt Nam. Chế định này hướng tới một bộ phận riêng, đó là các
nhà đầu tư ngoài nước. Đây là chế định phù hợp với thông lệ quốc tế, liên quan
mật thiết tới quyền lợi thiết thực của các nhà đầu tư nước ngoài, phù hợp với
nguyện vọng chính đáng của họ khi đầu tư vào Việt Nam. Nội dung là sau khi
thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước Việt Nam, nhà đầu tư được
chuyển ra nước ngoài khoản thu hợp pháp. Việc chuyển thu nhập ra nước ngoài
được thực hiện bằng tiền tự do chyển đổi theo tỷ giá giao dịch ngân hàng thương
mại do nhà đầu tư lựa chọn.
2.4. Bảo lãnh của Chính phủ đối với một số dự án quan trọng
Theo Điều 12 Luật Đầu tư năm 2014 thì hủ tướng Chính phủ quyết định
việc bảo lãnh nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
hay doanh nghiệp nhà nước tham gia thực hiện dự án đầu tư thuộc thẩm quyền
quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và những dự
án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng khác. Chính phủ quy định chi tiết
nội dung này.
2.5. Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật
Sự thay đổi của pháp luật tác động lớn tới hoạt động kinh doanh của các
nhà đầu tư, trong nhiều trường hợp làm mất đi sự ổn định, gây khó khăn cho
hoạt động đầu tư kinh doanh. Do vậy, Nhà nước cam kết bảo đảm đầu tư kinh
doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật, cụ thể:


42xDkyOu7uFvlgd
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status