Các giải pháp xúc tiến và đưa chế độ tỷ giá ở Việt Nam hoạt động có hiệu quả - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Các giải pháp xúc tiến và đưa chế độ tỷ giá ở Việt Nam hoạt động có hiệu quả



Giữa lãi suất và tỷ giá có mối quan hệ khá chặt chẽ NHNN có thể can thiệp điều hành tỷ giá thông qua chính sách lãi suất. Khi đồng tiền trong nước bị mất giá, NHNN có thể nâng lãi suất. Lãi suất tăng làm cho lợi tức dự tính về đồng nội tệ cao hơn. Vốn, ngoại tệ nước ngoài sẽ tràn vào nước, giảm sự căng thẳng của khan hiếm ngoại tệ, đồng nội tệ khó có khả năng giảm giá. Tuy nhiên không nên cô lập chính sách tỷ giá và chính sách lãi suất mà chúng phải được kết hợp nhuần nhuyễn với nhau. Để bảo vệ sự giảm giá của đồng nội tệ, NHNN tăng lãi suất lên quá cao sẽ làm cho đầu tư suy giảm, cái giá phải trả sẽ là tăng trưởng chậm và thất nghiệp cao. Thực tế đã chứng minh những nước chủ trương tăng quá cao lãi suất trong lúc đồng tiền mất giá mạnh (như Thái Lan, Hàn Quốc) đã gặp khó khăn nhiều hơn so với những nước chủ trương phối hợp chính sách tỷ giá với chính sách lãi suất (như Trung Quốc, Malaysia). Việc Trung Quốc liên tục hạ lãi suất đã giúp nước này duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong điều kiện không phá giá đồng NDT.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Phần I: Tổng quan về tỷ giá
Khái niệm về tỷ giá và thị trường ngoại hối:
Tỷ giá hối đoái là giá trị tiền tệ nước này được biểu hiện bằng giá trị tiền tệ nước kia trong quan hệ kinh tế Quốc tế. Ví dụ: 1 USD = 106 JPY.
Tuy nhiên, để đồng tiền có thể thanh toán được ở bên ngoài quê hương của nó, hay chuyển đổi ra nội tệ của một nước thì nó phải được ngân hàng nước đó thu mua. Những đồng tiền đó gọi là ngoại tệ. Đó là phương tiện thanh toán và đầu tư Quốc tế.
Trên thế giới hiện nay có một số ngoại tệ mạnh được sử dụng rộng rãi như: USD (Mỹ), JPY (Nhật), Bảng (Anh),...
Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra hoạt động mua bán ngoại tệ và vốn bằng ngoại tệ. Đặc điểm của thị trường ngoại hối ở mỗi quốc gia có thể khác nhau.
2- Vai trò của tỷ giá:
Tỷ giá có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. Sự vận động của nó có tác động sâu sắc tới mục tiêu, chính sách kinh tế vĩ mô của mỗi quốc gia:
Thứ nhất, tỷ giá là phương tiện trao đổi thương mại quốc tế, nó quy định tỷ lệ quy đổi giữa các loại tiền.
Thứ hai, nó tác động trực tiếp tới hoạt động xuất nhập khẩu. Vì vậy, nó tác động tới cán cân thanh toán quốc tế: sự thâm hụt hay thặng dư cán cân. Khi đồng tiền của một nước tăng giá (so với các đồng tiền khác) thì hàng hoá nước đó ở nước ngoài trở nên đắt hơn. Ngược lại, hàng hoá nước ngoài ở nước đó lại rẻ hơn.
Thứ ba, tỷ giá là công cụ điều tiết vĩ mô, ảnh hưởng tới tổng cầu, sản phẩm quốc dân, thất nghiệp... Tỷ giá góp phần vào việc cải thiện cung cầu về ngoại tệ, giải quyết vấn đề nợ nước ngoài. Song,việc điều hành tỷ giá không tốt có thể dẫn tới lạm phát, khủng hoảng.
3- Những nhân tố tác động tới tỷ giá:
Về dài hạn, có bốn nhân tố chính tác động tới tỷ giá là:
Mức giá cả tương đối. Theo thuyết ngang giá sức mua (PPP), khi giá cả hàng nội tăng (giá hàng ngoại giữ nguyên) thì nhu cầu hàng nội có xu hướng giảm xuống, đồng thời đồng nội tệ cũng giảm giá để hàng nội vẫn bán được tốt. Nếu giá hàng ngoại tăng, thì cung về hàng nội và nội tệ lại tăng lên vì hàng nội vẫn có thể tiêu thụ tốt ngay cả khi giá trị cao hơn đồng nội tệ.
Thuế quan và cô-ta: là những hàng rào ngăn cản tự do buôn bán giữa các quốc gia. Việc đánh thuế cao vào hàng nhập, miễn thuế cho hàng xuất khẩu, hay việc hạn chế cấp quô-ta (số lượng hàng ngoại nhập) sẽ khuyến khích được xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Khi đó, nhu cầu hàng nội tăng và đồng nội tệ cũng tăng. Như vậy, về lâu dài, thuế quan và cô-ta làm cho đồng tiền của một nước tăng giá.
Sự ưa thích hàng nội so với hàng ngoại: Trong một nước, cầu đối với hàng xuất tăng sẽ làm cho đồng tiền nước đó tăng. Ngược lại, cầu về hàng nhập tăng lại làm cho đồng tiền nước đó giảm.
Năng suất lao động: Về lâu dài, năng suất lao động của một nước cao hơn tương đối so với nước khác sẽ làm cho đồng tiền nước đó tăng giá.
4- Sự can thiệp điều hành tỷ giá:
Thông thường, ngân hàng Trung Ương (NHTW) là cơ quan thay mặt Chính Phủ can thiệp vào thị trường ngoại hối trong việc điều hành tỷ giá, song không phải là vô hạn. Trên thị trường ngoại hối, NHTW đóng vai trò kép là: ngân hàng mua bán ngoại tệ và sử dụng các công cụ can thiệp khi cần thiết.
Các loại hình can thiệp của NHTW:
Can thiệp trách nhiệm: đựoc thực hiện khi tỷ giá một đồng tiền trong hệ thống một tỷ giá cố định đạt tới đỉnh điểm. Theo khuôn khổ hệ thống Bretton-Woods, các nước thành viên có trách nhiệm duy trì sự dao động của đồng tiền nước mình trong miền dao động tỷ giá so với USD đã quy định trước. Khi cán cân thanh toán của một quốc gia bị mất cân đối tới mức nghiêm trọng thì NHTW mới được phép tăng hay giảm tỷ giá hối đoái của nội tệ.
Can thiệp tự do: có thể xảy ra không chỉ trong tỷ giá cố định mà ngay cả trong hệ thống tỷ giá thả nổi. Sự can thiệp của NHTW phải được tiến hành trước khi sự dao động của tỷ giá hối đoái đạt tới đỉnh điểm để giảm bớt sự phức tạp của tình hình.
Sự can thiệp của NHTW về cơ bản có hai hiệu ứng chính là: tác động trực tiếp vào khối lượng ngoại tệ và trực tiếp gây biến động mức lãi suất trong nước.
b. Hệ thống công cụ can thiệp:
Phương án can thiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, song chủ yếu là phụ thuộc vào chế độ tỷ giá hiện hành.Với mỗi chế độ ngoại hối lại có phương án điều chỉnh thích hợp như: phương pháp lãi suất chiết khấu, các nghiệp vụ thị trường hối đoái, quỹ bình ổn hối đoái, giảm giá hay tăng giá đồng nội tệ...
Phương pháp lãi suất chiết khấu: được sử dụng để điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường khi nó đạt đến mức “báo động”. NHTW sẽ nâng cao lãi suất chiết khấu để vốn vay ngắn hạn trên thị trường thế giới được thu về với lãi cao hơn, dẫn đến nhu cầu về ngoại tệ bớt đi, tỷ giá không có cơ hội tăng nữa.
Biến động của lãi suất không nhất thiết kéo theo biến động về tỷ giá. Lãi xuất cao có thể thu hút được vốn ngắn hạn, nhưng nếu tình hình chính trị - xã hội không ổn định thì dự án khó có thể thực hiện được. Bởi lẽ an toàn vốn luôn là vấn đề hàng đầu. Khủng hoảng 1971 – 1973 ở Mỹ là một ví dụ điển hình: Mặc dù lãi suất trên thị trường New-York cao gấp rưỡi thị trường London, gấp ba Frankfurk nhưng vốn ngắn hạn không được chuyển vào Mỹ mà lại được đưa đến Yây Đức và Nhật Bản.
Các nghiệp vụ thị trường hối đoái: là biện pháp tác động trực tiếp vào tỷ giá hối đoái của Nhà nước để bảo đảm sức mua của đồng tiền quốc gia.
Một sự can thiệp hữu hiệu trong đó đồng tiền trong nước được bán để mua tài sản nước ngoài đưa đến: (1) thu thêm dự trữ quốc tế; (2) Một sự tăng trong cung tiền tệ; (3) Một sự sụt giá của đồng nội tệ. Ngược lại, khi đồng tiền trong nước được mua bằng cách bán tài sản nước ngoài đưa đến thì: (1) Dự trữ quốc tế giảm; (2) Cung tiền tệ giảm; (3) Đồng tiền trong nước tăng giá.
Yếu tố quyết định cho sự thắng lợi chính là việc lựa chọn thời điểm cần mua, cần bán ngoại tệ. Mỗi một quốc gia lại thực hiện nghiệp vụ này theo cách riêng của mình.Tuy nhiên, khi Chính Phủ điều chỉnh tỷ giá theo phương pháp này thì các doanh nghiệp, các tầng lớp dân cư trong xã hội lại có những phản ứng trái ngược nhau, đó là do lợi ích kinh tế.
ở những nước phát triển, các nghiệp vụ thị trường hối đoái được thực hiện trên quy mô rộng lớn, cả trong khu vực và trên thế giới. Chính Phủ phải có một lượng dự trữ ngoại tệ đủ để can thiệp vào thị trường khi cần thiết. Trong điều kiện khủng hoảng ít nhhiêm trọng, các nước vẫn thường sử dụng quỹ “dự trữ bình ổn hối đoái”.
Nguồn vốn để hình thành quỹ dự trữ bình ổn hối đoái thường là:
- Phát hành trái khoán kho bạc bằng tiền quốc gia (như Anh, Hà Lan)
- Sử dụng vàng để lập quỹ (như Pháp Mỹ, Thuỵ Sĩ )
Vấn đề phá giá đồng tiền: là việc tăng hay giảm sức thu mua của đồng tiền so với các ngoại tệ. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động của tỷ giá hối đoái. Phá giá đồng t...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status