Một số giải pháp góp phần giải quyết vấn đề cân đối cung cầu tiền tệ ở Việt Nam - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Một số giải pháp góp phần giải quyết vấn đề cân đối cung cầu tiền tệ ở Việt Nam



Tài liệu tham khảo
 Lời nói đầu :
 PHẦN 1: CUNG - CẦU TIỀN TỆ
 A- MỨC CẦU TIỀN
 I. Khái niệm
 II. Lý do nắm giữ tiền
 1. Những lý do giao dịch
 1.1 Lượng tiền thực tế
 1.2 Tốc độ và cầu lượng tiền thực tế
 1.3 Những nhân tố trong hệ thống thanh toán
 1.4 Những thay đổi của lãi suất
 1.5 Những quy định của việc phân bổ danh mục vốn đầu tư.
 2. Những lý do về phân bổ danh mục vốn đầu tư.
 2.1 Thu nhập và của cải
 2.2 Lợi nhuận mong muốn
 2.3 Rủi ro, tính lỏng và thông tin
 III/ Những yếu tố quyết định cầu tiền
 1. Cầu tiền thực tế có tương quan thuận với mức độ giao dịch.
 2. Cầu tiền thực tế có tương quan nghịch với sự phát triển và hệ thống thanh toán.
 3. Những quyết định phân bổ danh mục đầu tư.
 IV/ Sự phát triển của lý thuyết về mức cầu tiền tệ.
 1. Học thuyết số lượng tiền tệ
 1.1 Tốc độ chu chuyển của tiền tệ và phương trình trao đổi.
 1.2 Học thuyết số lượng tiền tệ
 1.3 Học thuyết số lượng về cầu tiền tệ
 2. Cách tiếp cận của Cambiridge về cầu tiền tệ.
 3. Lý thuyết ưu thích tiền mặt của Keynes
 3.1. Động cơ giao dịch
 3.2. Động cơ dự phòng
 3.3. Động cơ đầu tư
 3.4. Đặt chung 3 động cơ với nhau
 4. Học thuyết số lượng tiền tệ hiện đại của Friedman
 B. MỨC CUNG TIỀN
 I/ Khái niệm:
 II/ Thành phần của mức cung tiền
 1. Tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống Ngân hàng (Mo)
 2. Tiền giao dịch (M1)
 3. Tiền mở rộng ( M2 )
 4. Tiền tài sản ( M3)
 III/ Nhân tố ảnh hưởng lượng tiền cung ứng
 1. Tỉ lệ dự trữ bắt buộc
 2. Nghiệp vụ mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn của NHT
 3. Lãi suất tái chiết khẩu
 4. Của cải XH
 5. Hoạt động bất hợp pháp trong xã hội
 6. Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn
 7. Sự mất an toàn của các tổ chức tín dụng
 8. Dự doán việc rút tiền của khách hàng.
 9. Lãi suất thị trường
 
 PHẦN 2 : CÂN ĐỐI CUNG CẦU TIỀN TỆ TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM.
 I. Thực trạng nền kinh tế Việt Nam
1. Tốc độ tăng GDP liên tục giảm sút
2. Tiêu dùng xã hội trì trệ và giảm sút
3. Chỉ số giá CPI và lạm phát
4. Đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài giảm mạnh
5. Hoạt động ngoại thương gặp khó khăn
 
 II Xử lý cân đối cung cầu tiền tệ ở Việt Nam
1. Cốt lõi của cân đối cung cầu tiền tệ ở Việt Nam
2. Cơ chế cung ứng tổng lượng phương tiện thanh toán ở Việt Nam
3. Cơ chế điều hoà lưu thông tiền tệ ở Việt Nam
3.1. NHNN Việt Nam thiết lập một hệ thống các chỉ báo thị trường
3.2. Công vụ đièu hoà lưu thông tiền tệ trực tiếp
3.2.1 Hạn mức tín dụng
3.2.2 Hạn mức tái cấp vốn
 3.3. Công cụ điều hòa gián tiếp
 3.3.1. Lãi suất
 3.3.2 Dự trữ bắt buộc
 3.3.3. Tái cấp vốn và lãi suất tái cấp vốn
 3.3.4. Nghiệp vụ thị trường mở.
 3.3.5. Thị trường tiền gửi
 3.3.6. Thị trường nội tệ liên Ngân hàng
 3.3.7. Thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng
 3.3.8. Tỷ giá hối đoái.
 III/ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CÂN ĐỐI CUNG CẦU TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM
 I. Cải thiện môi trường đầu tư trong nước
 II. Hoàn thiện chương trình kích cầu
 III. Kiềm chế đẩy lùi hiện tượng đôla hóa
 IV. Củng cố hệ thống pháp luật.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


tình hình bành trướng của chu kỳ tăng nhanh, nhưng do một vài sự tăng lên đó là tạm thời, nên thu nhập dài hạn bình quân không thay đổi quá nhiều. Như vậy, trong giai đoạn phồn vinh thu nhập thường xuyên tăng lên rất íthơn so với thu nhập. Trong giai đoạn suy thoái nhiều thu nhập sụt xuống tạm thời, thu nhập dài hạn bình quân giảm xuống ít hơn thu nhập.
Một hàm ý của cách sử dụng của Friedman về khái niệm thu nhập thường xuyên như là một yếu tố quyết định cầu tiền tệ là cầu tiền tệ sẽ không biến động nhiều cùng với các chuyển động của chu kỳ kinh doanh
Một cá nhân có thể giữ của cải dưới nhiều hình thức tiền Friedman sắp xếp chúng thành 3 loại tài sản:trái khoán ,cổ phiếu , hàng hoá.
Những động lực thúc đẩy giữ những tài sản đó hơn là tiền được thể hiện bằng lợi tức dự tính về mỗi tài sản đó so với lợi tức dự tính về tiền .
Lợi tức dự tính về tiền ( rm ) thể hiện trên 3 số hạng rb –rm , re-rm , Pe-rm , bị ảnh hưởng bởi hai nhân tố:
- Các dịch vụ do ngân hàng tiến hành đối với các khoản tiền gửi bao gồm trong cung tiền tệ ,chẳng hạn như số tiền thu được dưới hình thức các séc đã bị huỷ hay tự động trả tiền các tín phiếu ...Khi những dich vụ này tăng lên , lợi tức dự tính về giữ tiền mặt tăng lên .
-Trả lãi cho số dư tiền mặt . Tài khoản hiện tại và các tiền gửi khác được
gồm vào trong cung tiền tệ thường xuyên trả lãi . Do những việc trả lãi tăng lên , lợi tức dự tính về tiền tăng lên.
Các số hạng rb-rm , re- rm ,biểu thị cho lợi tức dự tính về trái khoán ,cổ phiếu với lợi tức dự tính về tiền . Vì chúng tăng lên nên lợi tức dự tính tương đối về tiền giảm xuống , và cầu tiền tệ giảm xuống .chúng tăng lên và như vậy là bằng tỉ lệ lạm phát dự tính Pe . Khi Pe-rm tăng lên thì lợi tức dự tính về hàng hoá so với tiền tăng lên và cầu tiền tệ giảm xuống .
Số hạng sau cùng Pe- rm biểu thị lợi tức dự tính về hàng hoá so với tiền dự tính về dữ hàng hoá là tỉ lệ dự tính của khoản lợi về vốn phát sinh khi giá cả của bằng lợi tức dự tính về mỗi một tài sản đó so với lợi tức dự tính về tiền .
B/ Mức cung tiền.
I.Khái niệm
Mức cung tiền tệ là lượng tiền được cung ứng nhằm thoả mãn các nhu cầu giao dịch , chi trả và dự trữ của các doanh nghiệp , chính phủ và cá nhân . Nó được thể hiện dưới hình thức tiền mặt , tiền gửi ngân hàng và các tài sản tài chính khác .
II. Thành phần của mức cung tiền tệ
Tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng (Mo)
Mo là lượng tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng phục vụ cho nhu cầu giao dịch thường xuyên của các chủ thể kinh tế trong xã hội . Mo là bộ phận tiền có tính lỏng cao nhất và đang có xu hướng giảm dần trong tổng lượng thanh toán . Tại các nước phát triển , bộ phận tiền mặt trong lưu thông chỉ chiếm khoảng 5-7% mức cung tiền tệ . Tại Việt Nam , khối tiền này giảm xuống còn khoảng 30% trong những năm gần đây .
2.Tiền giao dịch (M1)
M1 là các khoản tiền được sử dụng trong giao dịch , nó được cấu thành từ 2 bộ phận :
*Tiền mặt (C) là lượng tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng , phục vụ cho nhu cầu thường xuyên của các chủ thể kinh tế trong xã hội . Tiền mặt giao dịch có hai loại :
Tiền giấy hay còn gọi là giấy bạc ngân hàng , do NHTƯ phát hành được đưa vao lưu thông .
Tiền kim loại là loại tiền được đúc bằng kim loại , thường đúc với tư cách lẻ để thuận tiện cho trao đổi với hành hoá , dịch vụ với mức giá cả khác nhau và sử dụng thanh toán tự động bằng máy .
Tiền mặt được in và đúc theo quy định của luật pháp và tuân thủ các quy chế của chính phủ về việc phát hành tiền . Tất cả tiền mặt in và đúc chuẩn bị phát hành vào lưu thông đều được chuyển tới NHTƯ để bảo quản và chuẩn bị đưa vào lưu thông .
*Tiền gửi không kỳ hạn hay còn gọi là tiền gửi phát hành séc (D) là tiền gửi của các tổ chức kinh tế hay cá nhân kinh doanh gửi tại các ngân hàng thương mại . Mục đích của người gửi loại tiền này là dùng để thanh toán và chi trả hàng hoá và dịch vụ bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng .
Lượng tiền giao dịch M1 là bộ phận linh hoạt , nó được sử dụng trong giao dịch thường xuyên và là đối tượng kiểm soát của NHTƯ :
M1= C + D .
3. Tiền mở rộng (M2)
Tiền cung ứng còn dược xác định theo thành phần tiền tệ M2 . M2 bao gồm M1 và các loại tiền gửi có kỳ hạn , tiền gửi tiết kiệm của công chúng gửi tại các tổ chức tín dụng . Mục đích người gửi loại tiền gửi có kỳ hạn và tiền tiết kiệm thu nhập vì chúng thường có lãi cao hơn so với loại tiền gửi không kỳ hạn .
M2= C+ D+ T
trong đó T là tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm của công chúng.
M2 kém linh hoạt hơn so với M1 nhưng NHTƯ cần kiểm soát M2 vì tiền gửi có kỳ hạn là tiềm năng của tiền giao dịch . Giữa tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn có thể hoán đổi cho nhau một cách dễ dàng , đặc biệt khi thị trường tiền tệ phát triển . Vì thế M2 được coi là khối tiền kiểm soát chính thức của NHTƯ .
Cách phân chia M1 và M2 với các quốc gia trên thế giới là gần giống nhau , nhưng để kiểm soát và quản lí khối lượng tiền nhiều hơn nữa , đặc biệt ở các nước có thị trường tài chính phát triển thì người ta còn bổ sung thêm thành phần của tiền cung ứng như M1 , M2 ,..., M13 ...
Tại Việt Nam , tỉ trọng tiền gửi có kỳ hạn trong M2 đang tăng lên nhanh chóng , tăng lên trên 41% năm 1997 và trên 50% tổng phương tiện thanh toán năm 1998 , phản ánh tôc độ tiền tệ hoá nền kinh tế đang tăng lên .
4.Tiền tài sản (M3)
M3= M2 + các giáy tờ có giá
M3 = C+ D+ T+ MMF
trong đó MMF là các chứng từ có giá được coi như tiền hay các tài sản khác có thể chuyển hoá thành tiền .
Các nước có thể có cách phân chia M3 khác nhau .
Ví dụ :* Tại Mỹ , ngoài M1 , M2 còn quy định M3 ,L :
- M3 bao gồm : M2 và tiền gửi có thời hạn với một khối lượng lớn hợp đồng mua lại dài hạn ,....
L bao gồm M3 và các giấy tờ có giá ngắn hạn...
*Tại Anh , tiền cung ứng được phân chia thành các thành phần
M0= C+ R
M1= C+ D
III. Nhân tố ảnh hưởng lượng tiền cung ứng.
1.Tỉ lệ dự trữ bắt buộc
Nếu tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn tăng trong khi các yếu tố khác không đổi , thì hệ số mở rộng tiền tệ sẽ giảm , dẫn đến lượng tiền cung ứng giảm và ngược lại . Như vậy lượng tiền cung ứng có tương quan tỉ lệ nhgịch với tỉ lệ dự trữ bắt buộc .
2.Nghiệp vụ mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn của NHTƯ
Khi NHTƯ thực hiện việc mua bán các giáy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường sẽ làm tăng cơ số tiền tệ , dẫn đến tăng lượng tiền cung ứng . Khi NHTƯ thực hiện nghiệp vụ bán các giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường thì sẽ làm giảm cơ số tiền tệ dẫn đến giảm lượng tiền cung ứng .
3.Lãi suất tái chiết khấu:
Khi NHTƯ tăng lãi suất tái chiết khấu, dẫn đến giảm số tiền vay tái chiết khấu, làm giảm lượng tiền cung ứng .
Ngược lại khi NHTƯ giảm lãi suất chiết khấu dẫn đến các ngân hàng thương mại tăng tiền vay từ NHTƯ,hay khi NHTƯ giảm lãi suất tái chiết khấu thì có ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status