Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hà Nội - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hà Nội



PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I
VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở NƯỚC TA. 4
1.1-/ Công nghiệp hàng tiêu dùng, nhu cầu, vai trò của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trong nền kinh tế quốc dân và với thủ đô. 4
1.1.1- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và những đặc điểm của nó: 4
1.1.2 - Vai trò của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trong nền kinh tế quốc dân và với Hà nội: 8
1.2-/ Tín dụng ngân hàng và vai trò của tín dụng thúc đẩy phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. 10
1.2.1 - Tín dụng trong nền kinh tế thị trường: 10
1.2.2 -Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. 16
1.3-/ Kinh nghiệm đầu tư tín dụng ngân hàng đối với CNSXHTD ở một số nước 21
1.3.1 -Tổng quan những kinh nghiệm trong việc sử dụng vai trò công cụ tài chính và tín dụng đối với CNSXHTD ở các nước công nghiệp mới Châu Á (NIEs) và các nước ASEAN. 21
1.3.2 - Những kinh nghiệm phát triển và đầu tư tín dụng đối với 23
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 29
2.1-/ Đặc điểm kinh tế xã hội và tình hình phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội 29
2.1.1 - Đặc điểm kinh tế xã hội của thủ đô Hà Nội 29
2.1.2 - Tình hình phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội. 32
2.2 - Thực trạng tình hình đầu tư tín dụng ngân hàng đối với việc phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội. 47
2.2.1-Các hình thức đầu tư tín dụng ngân hàng cho các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hà Nội 47
2.2.2 - Những kết quả đạt được, những tồn tại trong cho vay sản xuất hàng tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội 55
CHƯƠNG III
CÁC GIẢI PHÁP TÍN DỤNG NGÂN HÀNG NHẰM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 63
3.1 - Phương hướng phát triển sản xuất và đầu tư tín dụng Ngân hàng đối với công nghiệp nói chung và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nói riêng: 63
3.1.1 - Phương hướng phát triển nền sản xuất côg nghiệp nói chung và công nghiệp hành tiêu dùng nói riêng: 63
3.1.2: Định hướng đầu tư tín dụng ngân hàng đối với công nghiệp thành phố nói chung và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nói riêng: 75
3.2. Những giải pháp cơ bản phát huy vai trò tín dụng ngân hàng đối với việc phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội. 80
3.2.1.Các giải pháp về huy động vốn: 80
 3.2.2. Các giải pháp về sử dụng vốn: 86
3.2.3 - Một số giải pháp liên quan: 91
3.3 - Những kiến nghị nhằm tạo điều kiện thực thi các giải pháp. 92
 3.3.1 Kiến nghị đối với chính hphủ và UBND thành phố Hà Nội. 92
3.3.2 - Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước : 94
3.3.3 - Đối với các Ngân hàng thương mại trên cùng địa bản thành phố. 96
KẾT LUẬN 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


địa phương, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chiếm tỉ trọng cao nhất và ngày một tăng 47.4% năm 1998 đến năm 2001 tỉ trọng chiếm 58,8% công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng như các ngành dệt, may, giấy giầy da, đồ nhựa, sản xuất sơn, chế biến lương thực thực phẩm... trình độ công nghệ đã được cải thiện rõ rệt qua đổi mới và chuyển giao công nghệ. Do nhiều mặt hàng sản xuất đã được nâng cao về chất lượng, đa dạng về mẫu mã. Có nhiều sản phẩm đã đứng vững trên thị trường nội địa và tham gia xuất khẩu đã cạnh tranh với sản phẩm cùng loại trên thị trường thế giới, góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Hàng hoá được xuất sang thị trường các nước Hồng Kông, Singapore, Thái Lan, Nhật Bản, Pháp, Ru ma ni, SNG, Trung Quốc.
- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng một ngành công nghiệp với vốn đầu tư xây dựng không lớn, thời gian thi công ngắn nhưng đem lại lợi nhuận cao đóng góp đáng kể vào ngân sách trên địa bàn Hà Nội.
Bảng 5: Tình hình thu ngân sách trên lãnh thổ Hà Nội
Đơn vị tính: Triệu đồng
1998
1999
2000
2001
Tổng thu ngân sách
4.985.165
5.767.352
5.951.608
6.206.980
Trong đó
QD trung ương
4.432.529
5.033.086
5.184.714
5.436.319
QD địa phương
273.089
283.064
283.458
245.128
Ngoài quốc doanh
279.547
451.202
483.436
525.533
Riêng ngành công nghiệp
947.150
1.211.072
1.246.250
1.490.731
Tỷ trọng so với tổng thu ngân sách
19%
21%
25%
25.3%
(Nguồn niên giám thống kê - Cục thống kê Hà Nội)
Qua số liệu trên cho thấy nguồn thu ngân sách từ ngành công nghiệp hàng năm đều đặn tăng và chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng thu ngân sách trên địa bàn Hà Nội, nguồn thu chủ yếu trong ngành công nghiệp lại tập trung vào các doanh nghiệp ngành công nghiệp TW.
Trên đây bài viết đã trình bày khái quát những thành tựu của công nghiệp nói chung và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nói riêng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Dưới đây là những tồn tại nguyên nhân và những vấn đề đặt ra để phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của thủ đô Hà Nội.
2.1.2.3 - Những hạn chế, nguyên nhân và các vấn đề đặt ra.
a, Những hạn chế và nguyên nhân.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được công nghiệp Hà Nội nói chung mà chủ yếu là công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nói riêng chưa phát huy được ưu thế của thủ đô và đang còn nhiều yếu kém, các ngành công nghiệp cơ bản còn yếu, các ngành công nghiệp mũi nhọn chưa chiếm được vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Hầu hết các doanh nghiệp đến xây dựng từ lâu, trang thiết bị kỹ thuật lạc hậu thấp kém.
Trước hết: Nói về năng lực và tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng chưa vững chắc và chưa tương xứng với tiềm năng của thủ đô. Sản phẩm công nghiệp của thành phố chưa làm chủ được thị trường trong nước. Những sản phẩm xuất khẩu của Hà Nội vẫn đang bị cạnh tranh ác liệt nhất là về giá cả sau đó là chất lượng.
Việc quản lý xuất nhập khẩu còn yếu kém hàng nhập lậu nhiều do đó giá hàng ngoại nhập lậu rẻ hơn giá thành sản phẩm sản xuất trong nước. Việc nhập khẩu hàng tiêu dùng trong những năm qua nhập vào nhiều và tăng cụ thể: giá trị nhập khẩu về hàng tiêu dùng năm 1998: 49.118.000 USD; năm 1999: 96.406.000 USD; năm 2000: 48.816.000 USD; năm 2001: 50.000 USD phần lớn các hàng hoá nhập khẩu đều thông qua cách mua hàng trả chậm hay nhập lậu đã tạo ra thế cạnh tranh khốc liệt trên thị trường nội địa làm cho các doanh nghiệp trong nước khó mở rộng và phát triển. Ngoài ra các biện pháp kích cầu chưa có hiệu lực thực sự. Sức mua của dân cư và xã hội - trong nước không tăng thậm chí còn giảm nhất là năm 2001 và 6 tháng năm 2002 do tiền lương cơ bản không tăng trong khi giá tiêu dùng xã hội hàng năm vẫn tăng lên đáng kể: Tâm lý “ưa chuộng hàng ngoài vẫn còn phổ biến” dẫn đến một số ngành sản xuất giảm sút, sản phẩm sản xuất ra bị ứ đọng một số doanh nghiệp phải chuyển hướng sản xuất.
Thứ hai: Về vốn sản xuất kinh doanh
Hầu hết các doanh nghiệp đều thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Vốn tự có của đa số các xí nghiệp rất thấp so với nhu cầu cần thiết để duy trì và phát triển sản xuất, chủ yếu phải đi vay ngân hàng hay huy động từ các nguồn khác. Từ đó làm cho các doanh nghiệp thiếu tự chủ về sản xuất kinh doanh, hạn cyhế đến việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Sau đây là số liệu điển hình về tình hình vốn của một số doanh nghiệp.
Thứ ba: Về công nghệ
Qua khảo sát thực tế cho thấy nguyên nhân gây trở ngại bắt nguồn từ trang thiết bị máy móc cũ kỹ, phần lớn trang thiết bị lẻ từ những năm của thập kỷ 60, 70 trình độ công nghệ lạc hậu đến 2/3 thế hệ so với thế giới. Hệ số đổi mới công nghệ rất thấp rất ít doanh nghiệp được trang bị đồng bộ. Mặc dù mấy năm qua Hà Nội cũng đã có sự đổi mới trang thiết bị và đầu tư chiều sâu nhưng còn mang tính nặng về giải pháp tình thế chưa có chương trình chiến lược hoàn chỉnh.
Qua nghiên cứu ở một số nhóm ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chủ chốt cho thấy: Ngành dệt da, may đóng góp khoảng 15% tổng GDP của toàn ngành công nghiệp Hà Nội giải quyết việc làm cho 5 vạn lao động. Sản phẩm làm ra hàng năm lớn 80% sản phẩm dệt được đưa ra khỏi Hà Nội cung cấp phần lớn cho các tỉnh phía Bắc và một phần cho các tỉnh phía Nam và xuất khẩu ra nước ngoài nhưng mức độ đổi mới trang thiết bị còn thấp (giá trị đổi mới thiết bị trên tổng giá trị thiết bị) mới đạt khoảng 44% như nhà máy dệt 8/3 chỉ đạt trên 5%; Công ty dệt kim Đông Xuân 60%, liên hiệp sợi dệt kim gần 3%, da Thuỵ Khê 4% (nguồn báo cáo quy hoạch tổng thể kinh tế Hà Nội 2001). Ngành cơ khí dân dụng và đồ điện, đóng góp 23% tổng GDP công nghiệp thành phố thu hút 3,8 vạn lao động nhìn chung trang thiết bị thuộc thế hệ cũ không đồng bộ, hư hỏng nhiều chức năng công nghệ đạt mức thấp hệ số sử dụng vật liệu chỉ đạt 58% (trong khi của thế giới trung bình tiên tiến là 70% phế phẩm lên tới 20%).
Thứ tư: Về chất lượng lao động:
Như trên đã nêu chất lượng nguồn lao động của Hà Nội so với cả nước là tương đối cao, đứng vào loại nhất trong cả nước nhưng so với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá còn yếu, cơ cấu đào tạo và việc bố trí sử dụng nguồn nhân lực còn bất hợp lý giữa các thành phần các khu vực tập trung chủ yếu trong khu vực quốc doanh, công nghiệp và hành chính, khu vực ngoài quốc doanh còn thấp. Công nhân kỹ thuật và thợ lành nghề bậc cao rất thiếu.
b, Những vấn đề cần đặt ra:
Qua đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp nói chung và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nói riêng trên địa bàn Hà Nội trong những năm qua đã rút ra những vấn đề sau:
Thứ nhất: Đổi mới trang thiết bị công nghệ mặt hàng xuất khẩu
Để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành sản phẩm hợp lý thì yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất là phải đổi mới trang thiết bị công nghệ cải tiến cơ cấu sản xuất với phương châm ưu tiên những ngành đòi hỏi kỹ thuật tiên tiến lao động lành nghề chứa đựng hàm lượng chất xám cao và hiện đại hoá kỹ thuật công nghệ.
Thứ hai: Sử dụng có hiệu quả tiềm năng sản xuất
H...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status