Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Hà Nội - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Hà Nội



LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 3
LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 3
1.1. DỰ ÁN ĐẦU TƯ 3
1.1.1. Hoạt động đầu tư 3
1.1.2. Dự án đầu tư 5
1.1.3. Hoạt động cho vay theo dự án đầu tư của ngân hàng thương mại: 12
1.2. THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 16
1.2.1. Thẩm định dự án đầu tư 16
1.2.2. Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại 20
 Thời gian = các luồng tiền của dự án + 31
1.2.3 Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại 36
CHƯƠNG 2 41
Thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng á Châu Hà Nội. 41
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU 41
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 41
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu 43
2.1.3. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của ACB Hà Nội 44
2.2. THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU HÀ NỘI 49
2.2.1. Các vấn đề chung về thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng Á Châu Hà Nội 49
2.2.2 Quy trình thực hiện thẩm định dự án đầu tư tại ACB Hà Nội 50
2.2.3. .Thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư "Mua tàu Orient Aishwarya của Tổng công ty hàng hải Việt Nam 52
2.2.4. Nhận xét và đánh giá công tác thẩm đinh tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Hà Nội 73
CHƯƠNG 3 79
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU HÀ NỘI. 79
3.1.SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 79
3.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG Á CHÂU HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI 80
3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG Á CHÂU HÀ NỘI 81
3.3.1. Giải pháp về quy trình thẩm định 82
3.3.2. Giải pháp về con người 86
3.3.3. Tổ chức khai thác và cung cấp thông tin có hiệu quả 87
3.3.4. Lập quỹ hỗ trợ cho thẩm định 90
3.3.5. Tiến hành kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với công tác thẩm định 90
3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI ACB HÀ NỘI 91
3.4.1. Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan. 92
3.4.2. Kiến nghị đối với NHNN và các NHTM 93
3.4.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Á Châu Hà Nội 96
3.4.4. Đối với chủ đầu tư 96
KẾT LUẬN 97
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


áp để khắc phục, điều hoà các nhân tố khách quan.
Chương 2
Thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng á Châu Hà Nội.
2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng thương mại cổ phần á Châu
Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng thương mại cổ phần á Châu được Ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp giấy phép hoạt động số 0032/NH- GP ngày 24/04/ 1993 với thời hạn hoạt động 50 năm. Vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ VNĐ. Ngân hàng thương mại cổ phần á Châu được thành lập vào ngày 13/05/1993 và bắt đầu hoạt động từ 04/06/1993.
- Tên tiếng Anh: Asia Commercial Joint Stock Bank.
- Tên viết tắt : ACB
Ngay từ khi thành lập, ngân hàng á Châu đã phải đối mặt với nhiều thách thức; nhưng với những nỗ lực của mình, Ngân hàng đã tự khẳng định mình và có một chỗ đứng vững chắc, tạo được uy tín cao trên thị trường. Đến năm 1994, vốn điều lệ của Ngân hàng đã tăng lên 70 tỷ VNĐ theo quyết định số 143/QĐ-NH5 ngày 30/01/1994 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Trong năm 1998, vốn điều lệ của Ngân hàng á Châu được điều chỉnh lên 341,428 tỷ VNĐ theo quyết định số 341/1998/QĐ-NH5 ngày 13/10/1998 và quyết định số 362/1998/QĐ-NH5 ngày 24/10/1998 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Với số vốn điều lệ này, Ngân hàng thương mại cổ phần á Châu đã được Ngân hàng nhà nước Việt Nam đánh giá là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất tại Việt Nam.
Các báo cáo tài chính của Ngân hàng thương mại cổ phần á Châu được trình bày bằng đơn vị triệu VNĐ và được lập theo hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng Việt Nam ban hành ttheo quyết định số 435/1998/QĐ-NHNN2 ngày 25/12/1998 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam và có hiệu lực từ ngày 01/04/ 1999.
Hội sở chính của Ngân hàng á Châu đặt ở 442 - Nguyễn Thị Minh Khai- Quận 3- Thành phố Hồ Chí Minh; bên cạnh đó, ngân hàng đã mở được các chi nhánh:
- Hà Nội: Giấy chấp thuận số 0016/GCT ngày 14/12/1993.
- Sài Gòn: Giấy chấp thuận số 0021/GCT ngày 16/02/1994.
- An Giang: Giấy chấp thuận số 0019/GCT ngày 10/08/1994.
- Cần Thơ: Giấy chấp thuận số 0021/GCT ngày 22/11/1994.
- Hải Phòng: Giấy chấp thuận số 0027/GCT ngày 27/07/1995.
- Chợ Lớn: Giấy chấp thuận số 0040/GCT ngày 07/08/1995.
- Đà Nẵng: Quyết định số 212/QĐ-NH5 ngày 13/08/1996.
- Cà Mau: Giấy chấp thuận số 0035/GCT ngày 12/09/1997.
- Đaclak: Quyết định số 297/1998/QĐ- NHNN5 ngày 29/08/1998.
Đồng thời ngân hàng có một công ty trực thuộc là công ty TNHH chứng khoán ACBS thành lập theo quyết định số 06/GP- HĐKD ngày 29/06/2000.
Theo sự chấp thuận của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Ngân hàng á Châu được thành lập để tiến hành các hoạt động giao dịch ngân hàng gồm nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân tuỳ theo tính chất và khả năng nguồn vốn của ngân hàng; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá; cung cấp các dịch vụ cho các khách hàng và các dịch vụ ngân hàng khác khi được Ngân hàng nhà nước Việt Nam cho phép. Trên thực tế, Ngân hàng á Châu thực hiện tổ chức và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chủ yếu như sau:
1. Huy động tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ, vàng và ngoại tệ. Đặc biệt tiết kiệm bằng USD có dự thưởng.
2. Nhận vốn uỷ thác đầu tư, tài trợ, và góp vốn liên doanh các dự án đầu tư.
3. Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng VNĐ, vàng, ngoại tệ phục vụ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Cho vay trả góp tiêu dùng, sinh hoạt gia đình. Cho vay xây dựng, sửa chữa, mua bán nhà.
4. Thanh toán quốc tế - Tài trợ xuất nhập khẩu.
5. Thực hiện các dịch vụ bảo lãnh.
6. Dịch vụ Ngân quỹ- Dịch vụ thanh toán và chuyển tiền nhanh trong nước.
7. Dịch vụ kiều hối và chuyển tiền nhanh ACB - Western Union.
8. Kinh doanh mua bán ngoại tệ, vàng bạc, đá quý và giám định đá quý.
9. Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế ACB - Master card, ACB - Visa và ACB - Business.
10. Phát hành và thanh toán thẻ nội địa ACB card.
11. Dịch vụ trung tâm địa ốc. Dịch vụ trung gian thanh toán mua - bán nhà.
12.Dịch vụ ngân hàng tại nhà qua mạng Intranet: acbbank.com.vn.
Sau nhiều năm hoạt động, ngân hàng á Châu luôn phát huy được thế mạnh của mình trên thị trường các sản phẩm dịch vụ mới và cho đến nay Ngân hàng á Châu luôn được biết đến như một ngân hàng thương mại cổ phần có uy tín nhất và làm ăn có hiệu quả nhất.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần á Châu
Về cơ cấu tổ chức của ngân hàng thương mại cổ phần á Châu nói chung về mặt nội dung tuân theo quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị, kiểm soát viên, người điều hành Ngân hàng thương mại cổ phần, Công ty tài chính cổ phần theo quyết định số 166/ QĐ-NH5 ngày 10/08/1994.
Cụ thể là: Hội đồng quản trị của Ngân hàng á Châu gồm 11 thành viên, Uỷ ban kiểm soát gồm 3 kiểm soát viên thay mặt Đại hội cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quá trình điều hành ngân hàng. Ban giám đốc gồm 1 Tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc phụ trách các lĩnh vực khác nhau trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Có thể tóm tắt bằng sơ đồ cơ cấu tổ chức sau:
Đại hội cổ đông
Chủ tịch
HĐQT
Các phó
Chủ tịch
Hội đồng
Quản trị
Ban kiểm
Soát
Thành viên
Tổng giám đốc
Phó
Tổng giám đốc
Ngân hàng thương mại cổ phần á Châu chi nhánh Hà Nội trực thuộc Hội sở, hạch toán kinh tế phụ thuộc, có con dấu riêng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, chấp hành mọi thể lệ, chế độ của Ngân hàng á Châu, các mệnh lệnh, chỉ thị của Tổng giám đốc. Chi nhánh thực hiện các nghiệp vụ khi Ngân hàng á Châu đã có văn bản hướng dẫn thực hiện các nghiệp vụ đó. Những vấn đề ngoài nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc chi nhánh phải thỉnh thị ý kiến của Tổng giám đốc.
Riêng đối với các phòng, ban tại Hội sở là quan hệ phối hợp, hợp tác cùng phục vụ quyền lợi chung của Ngân hàng. Các bộ phận nghiệp vụ của các phòng, ban tại Hội sở và điều hành tác nghiệp hàng ngày thống nhất theo hệ thống Ngân hàng á Châu.
Giám đốc chi nhánh
Phó giám đốc
Chi nhánh Cửa Nam
Bộ phận
Giao dịch
Bộ phận
Quỹ
Bộ phận
Tín dụng
Bộ phận
thẻ
Phòng
Giao dịch
Ngân quỹ
Phòng
Tín dụng
P. Kế toán & vi tính
Phòng
Hành
Chính
Tổ
Chức
Tổ
Công
Nợ
Bộ phận
thẻ
Thanh toán quốc tế
Trung
Tâm
Giao dịch
địa ốc
Sơ đồ hệ thống tổ chức của ACB chi nhánh Hà Nội có thể hình dung như sau:
2.1.3. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của ACB Hà Nội
Ngân hàng thương mại cổ phần á Châu - Chi nhánh Hà Nội được thành lập theo giấy chấp thuận số 0016/GCT ngày 14/12/1993.
Từ khi thành lập cho đến nay, ACB Hà Nội đã phải đối mặt với nhiều cơ hội và thách thức, chịu nhiều tác động khách quan của nền kinh tế. Song, ACB Hà Nội vẫn đứng vững và ngày càng có uy tín cao trên thị trường. Trong năm 2001, nền kinh tế nước ta có nhiều chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6,8%; các ngành sản xuất như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ... đều hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, đây cũng là năm nước ta phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn như thiên tai, lũ lụt; giá cả của một số mặt hàng xuất khẩu chiến lược như dầu thô, nông...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status