Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh



Phần chọn đề tài nghiên cứu thực tập chuyên đề
Qua quá trình thực hiện tổng hợp, xuất phát từ tình hình thực tế hoạt động kinh doanh Ngân hàng và yêu cầu nâng cao hiệu quả kinh doanh trong giai đoạn hiện nay của Ngân hàng,em đã mạnh dạn chọn đề tàI để nghiên cứu trong quá trình thực tập chuyên đề :
 “ Giải pháp hoàn thiện quy trình đảm bảo tín dụng trong hoạt động cho vay của Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng “
II- Lý do chọn đề tài :
- Đối với Ngân hàng thì hoạt động kinh doanh chủ yếu mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng là hoạt động cho vay và đầu tư. Do vậy muốn Ngân hàng ngày càng phát triển thì phải coi trọng đến chất lượng của các hoạt động này .
- Mà chất lượng tín dụng có được tốt hay không thì trước tiên phải có dự án, phương án khả thi và phải có tài sản đảm bảo cho khoản tín dụng đó.
- Khi rủi ro tín dụng xẩy ra nếu không có tài sản bảo đảm thì Ngân hàng sẽ chịu tổn thất lớn.
- Tuy nhiên việc cho vay- cấp tín dụng của Ngân hàng vẫn chưa quan tâm đến tài sản đảm bảo cho khoản tín dụng đó, mà cho vay DNNN không có tài sản đảm bảo với khối lượng tín dụng lớn .
- Quy trình đảm bảo tín dụng vẫn còn nhiều rườm rà, có nhiều kẽ hở , chưa thúc đẩy mạnh các Doanh nghiệp tiếp cận tín dụng Ngân hàng, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng của khoản tín dụng đó .
II- Kết cấu của đề tài :
 * Phần I: Cơ sở lý luận của quy trình đảm bảo tín dụng :
I- Vai trò của Ngân hàng trong việc cấp tín dụng để phát triển kinh tế :
II- Đảm bảo tín dụng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng :
1. Tài sản đảm bảo :
2. Vai trò của tài sản đảm bảo :
 
* Phần II: Thực trạng của quy trình đảm bảo tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng
I. Thực trạng hoạt động cho vay bảo đảm bằng tàI sản thế chấp :
II. Thuẹc trạng hoạt động cho vay bảo đảm bằng cầm cố tàI sản đảm bảo
III. Thực trạng hoạt động cho vay bảo đảm bằng sự bảo lãnh bằng tàI sản của bên thứ ba .
 
* Phần III: Các giảI pháp hoàn thiện quy trình đảm bảo tín dụng
I. Hoàn thiện quy trình đảo bảo tín dụng bằng thế chấp tàI sản :
II. Hoàn thiện quy trình đảm bảo tín dụng bằng cầm cố tàI sản :
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ng Đầu tư và Phát triển:
.Số dư tiền gửi bình quân.
.Doanh số tiền gửi, tỷ trọng so với doanh thu.
+ Tại các tổ chức tín dụng khác.
C) Tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của khách hàng:
- Tình hình sản xuất kinh doanh:
+ Tổng doanh thu.
+ Lợi nhuận.
+ Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lời, sự tăng trưởng...
.Phân tích chỉ tiêu tăng trưởng.
.Phân tích nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động.
+ Các sản phẩm chủ yếu của khách hàng, thị phần trên thị trường.
+ đoán xu hướng tăng giảm doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong tương lai.
+ Mạng lưới phân phối sản phẩm.
+ Khả năng cạch tranh, các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trên thị trường.
+ Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tới.
+ Chính sách khách hàng của doanh nghiệp.
- Phân tích tình hình tài chính:
+ Tổng tài sản.
+ Cơ cấu giữa nguồn vốn và tài sản.
+ Giữa các khoản phải thu và phải trả, vốn chủ sở hữu và vốn vay.
+ Tình trạng tài sản:
.Cơ cấu giữa tài sản cố định và tài sản lưu động.
.Thực trạng tài sản cố định.
.Cơ cấu tài sản lưu động: Nợ vay ngân hàng và các khoản chiếm dụng.
.Tình trạng các khoản phải thu, phải thu khó đòi.
.Tình trạng hàng tồn kho.
+ Tình trạng nguồn vốn.
.Nợ ngắn hạn và cơ cấu cợ ngắn hạn.
.Nợ dài hạn, thời hạn của các khoản nợ.
+ Phân tích đánh giá các nhóm chỉ tiêu phản ánh: Khả năng tự chủ về tài chính, cơ cấu vốn, khả năng thanh toán, tốc độ luận chuyến vốn.
- Nhóm chỉ tiêu sử dụng trong phân tích đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của khách hàng:
Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán:
1-Hệ số khả năng thanh toán hiện hành
=
Tài sản lưu động
Nguồn vốn lưu động
Chỉ số này được tạo ra để đánh giá khả năng thanh toán của khách hàng và là tỷ suất giữa tài sản lưu động có thể chuyển thành tiền mặt trong vòng 1 năm và nguồn vốn lưu động, tỷ lệ này > 1 là tốt. Tuy nhiên, khi đánh giá chỉ tiêu này cần loại trừ các khoản nợ khó đòi trong tài sản lưu động.
2-Khả năng thanh toán nhanh
=
Tiền + Đầu tư ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Hệ số này để đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn, đánh giá khả năng hoán đổi thành tiền nhanh để đảm bảo khả năng thanh khoản, tỷ lệ này > 0,5 là tốt.
Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động:
3-Vòng quay của vốn lưu động
=
Doanh thu thuần
Tài sản lưu động bình quân
Chỉ số này được tính để biết được số lần tất cả số vốn đầu tư được chuyển thành thanh toán thương mại. Chỉ số này thấp thì vốn đầu tư không được sử dụng một cách có hiệu quả, và có khả năng khách hàng dự trữ hàng hoá quá nhiều hay tài sản không được sử dụng hay đang vay mượn quá mức.
4-Vòng quay của các khoản phải thu
=
Doanh thu thuần
Các khoản phải thu bình quân
Chỉ số này được tính để biết được tốc độ thu hồi các khoản nợ. Hệ số vòng quay càng nhanh càng tốt.
5-Vòng quay hàng tồn kho
=
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân
Chỉ số này được tính để biết được chu kỳ luân chuyển vật tư hàng hoá bình quân, tỷ lệ này càng nhanh càng tốt.
Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời:
6-Khả năng sinh lời của tổng tài sản
=
Lợi nhuận trước thuế
Tổng tài sản
Chỉ số này được tính để biết được khả năng sinh lời của tổng tài sản, tỷ lệ này càng cao càng tốt.
7-Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu
=
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu
Chỉ số này được tính để biết được lợi nhuận thực tế đạt được trên vốn chủ sở hữu của khách hàng, đánh giá khả năng kinh doanh thực sự của doanh nghiệp. Chỉ số này càng cao càng tốt, ít nhất phải cao hơn lãi suất vay trong kỳ (cần lưu ý trong trường hợp khách hàng có vốn chủ sở hữu quá nhỏ thì chỉ số này có thể cao nhưng tiềm ẩn rủi ro lớn).
8-Tỷ suất lợi nhuận/ Doanh thu
(tỷ suất lợi nhuận ròng)
=
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu bán hàng
Chỉ số này được tính để biết được năng lực kinh doanh, cạnh tranh của khách hàng trong việc tạo ra lợi nhuận, tỷ suất càng cao càng tốt.
Nhóm các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn:
9-Hệ số nợ
=
Tổng số nợ phải trả
Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp
Chỉ số này được tính để biết được số nợ của doanh nghiệp so với tổng nguồn vốn, tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt.
10-Cơ cấu nguồn vốn
=
Tài sản lưu động
Tổng tài sản
Chỉ số này được tính để biết được cơ cấu nguồn vốn có hợp lý hay không, phụ thuộc vào từng ngành nghề.
Nhóm các chỉ tiêu đánh giá sự tăng trưởng của khách hàng:
11-Tốc độ tăng trưởng doanh thu
=
Doanh thu kỳ hiện tại
Doanh thu kỳ trước
-
1 (%)
12- Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận
=
Lợi nhuận kỳ hiện tại
Lợi nhuận kỳ trước
-
1 (%)
Tốc độ tăng trưởng càng lớn càng tốt.
* Đánh giá chung:
Dựa vào những thông tin sơ bộ của doanh nghiệp đồng thời với việc phân tích các chỉ tiêu cán bộ thẩm định và đưa ra những nhận xét tổng hợp về doanh nghiệp vay vốn, về tình hình sản xuất kinh doanh và năng lực tài chính. Trong đó đánh giá được những ưu, nhược điểm về các mặt:
- Khả năng tài chính;
- Khả năng quản lý, điều hành kinh doanh;
- Sự tín nhiệm;
- Năng lực sản xuất kinh doanh.
2.2.2: Thẩm định dự án vay vốn:
Thẩm định dự án vay vốn theo trình tự và các nội dung như sau:
2.2.2.1.Xem xét đánh giá sơ bộ các nội dung chính của dự án:
- Mục tiêu đầu tư của dự án.
- Sự cần thiết đầu tư dự án.
- Quy mô đầu tư: tổng vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư theo các tiêu chí khác nhau (xây lắp, thiết bị, chi phí khác, lãi vay trong thời gian thi công và dự phòng phí, vốn cố định và vốn lưu động), phân khai phương án nguồn vốn để thực hiện dự án theo nguồn gốc sở hữu: vốn tự có, vốn được cấp, vốn vay, vốn liên doanh liên kết ...
- Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện dự án.
2.2.2.2. Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án đóng vai trò rất quan trọng, quyết định thành bại của dự án. Vì vậy cán bộ thẩm định cần xem xét, đánh giá kỹ về phương diện này khi thẩm định dự án. Các nội dung chính cần xem xét đánh giá gồm:
*.Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm dự án.
- Phân tích quan hệ cung - cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án.
- Định dạng sản phẩm của dự án.
- Đặc tính của nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án. Tình hình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ thay thế đến thời điểm thẩm định.
- Xác định tổng nhu cầu hiện tại và đoán nhu cầu tương lai đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, ước tính mức tiêu thụ gia tăng hàng năm của thị trường nội địa và khả năng xuất khẩu sản phẩm dự án trong đó lưu ý liên hệ với mức gia tăng trong quá khứ, khả năng sản phẩm dự án có thể bị thay thế bởi các sản phẩm khác có cùng công dụng.
Trên cơ sở phân tích quan hệ cung - cầu, tín nhiệm của thị trường đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, đưa ra nhận xét về thị trường tiêu thụ đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, nhận định về sự...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status