Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo cách tín dụng chứng từ tại ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng



LỜI NÓI ĐẦU. 3
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ.
 5
1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ 5
1.1.Bản chất của thanh toán quốc tế 5
1.2.Vai trò của ngân hàng thương mại trong thanh toán quốc tế 6
1.3 Các cách chủ yếu trong thanh toán quốc tế 7
1.3.1. cách ghi sổ (open account) 7
1.3.2. cách chuyển tiền (Remittance) 8
1.3.3 cách nhờ thu (collection of payment) 8
1.3.4.cách tín dụng chứng từ (letter credit) 10
2. cách thanh toán tín dụng chứng từ.10
2.1.Khái niệm của tín dụng chứng từ 10
2.2.Các bên tham gia thanh toán 11
2.3.Quy trình nghiệp vụ thanh toán theo cách tín dụng chứng từ. 13
2.4.Các loại thư tín dụng thương mại 15
2.5 Ưu nhược điểm của thanh toán thư tín dụng 18
3. Rủi ro trong thanh toán quốc tế theo cách thanh toán tín dụng chứng từ 20
3.1 Khái niệm về rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 20
3.2.Rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo cách thanh toán tín dụng chứng từ 22
3.3.Các loại rủi ro chủ yếu trong thanh toán tín dụng chứng từ. 23
3.4.Nguyên nhân gây ra rủi ro thanh toán thư tín dụng 29
3.5. Các biểu hiện nhận biết rủi ro thanh toán thư tín dụng 32
3.6.Biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán thư tín dụng của ngân hàng thương mại 34
4. ý nghĩa của việc hạn chế rủi ro tín dụng chứng từ 36
Chương II:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ.
 37
1.MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HẢI PHÒNG 37
1.1.Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng 37
1.2.Cơ cấu tổ chức 41
1.3.Đặc điểm kinh tế xã hội tác động đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng 42
1.4.Một số kết quả kinh doanh chủ yếu 44
2.THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HẢI PHÒNG. 48
2.1 Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng trong thời gian qua. 48
3. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN RỦI RO THANH TOÁN THƯ TÍN DỤNG 69
3.1.Nguyên nhân khách quan 70
3.2 Nguyên nhân chủ quan 71
4. NHỮNG BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG RỦI RO MÀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HẢI PHÒNG ĐÃ THỰC HIỆN 73
5. ĐÁNH GIÁ VỀ RỦI RO VÀ KIỂM SOÁT RỦI RO Ở NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HẢI PHÒNG 74
chương III : GIẢI PHÁP HẠN RỦI RO TRONG THANH TOÁN THƯ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HẢI PHÒNG.
 78
1.ĐỊNH HƯỚNG VÀ TRIỂN VỌNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HẢI PHÒNG 78
1.1.Định hướng chung 78
1.2.Định hướng phát triển thanh toán L/C tại ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng 79
2. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN THƯ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HẢI PHÒNG 2.1.GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG 80
2.2.Tư vấn cho khách hàng về các vấn đề liên quan đến thanh toán xuất nhập khẩu 82
2.3 Tăng cường mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài 85
2.4.Đổi mới công nghệ ngân hàng 86
2.5. Đa dạng hoá các loại hình L/C được mở 87
2.6. Công tác tổ chức và đào tạo cán bộ 88
3.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP 89
3.1.Kiến nghị đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các nghành có liên quan 89
 3.2. Kiến nghị với doanh nghiệp xuất nhập khẩu. 94
 KẾT LUẬN.95
 
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ng đa thành phần với sự tham gia của nhiều loại hình doanh nghiệp đã tạo nên bước phát triển không ngừng trong những năm gần đây. Luật Doanh nghiệp ra đời có thể coi là thành công thúc đẩy sự phát triển của các loại hình doanh nghiệp ở nước ta. Ngân hàng là người bạn trung thành của doanh nghiệp. Vậy đứng trước sự phát triển về số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp kéo theo nhu cầu về vốn tác động không nhỏ tới hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả thì không ít doanh nghiệp làm ăn thua lỗ do tình trạng khó khăn chung cung lớn hơn cầu, thị trường tiêu thụ hạn hẹp, thiếu vốn kinh doanh, thiếu kinh nghiệm quản lý... Các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng nói riêng đã từng bước nắm bắt kịp thời đặc điểm của nền kinh tế trong thời kỳ quá độ để có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ của mình. Hải Phòng là thành phố cảng lớn nhất miền Bắc nên hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra sôi động. Nhu cầu thanh toán quốc tế cũng như tín dụng tài trợ ngoại thương là rất lớn. Nhu cầu vay ngoại tệ trong thanh toán ngày càng tăng nên có những lúc ngân hàng phải đi vay để phục vụ khách hàng. Ngoài ra sự ra đời của khối lượng lớn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đòi hỏi ngân hàng phải mở rộng hoạt động tín dụng.
Sự giao lưu quốc tế ngày càng tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế nước ta và hoạt động của ngân hàng. Việt Nam tham gia vào AFTA, ký hiệp định thương mại Viêt - Mỹ, nộp đơn xin gia nhập WTO. Bên cạnh những thuận lợi thì Việt Nam đang đứng trước một thách thức lớn. Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển quan hệ thương mại. Trong những năm qua cùng với sự tham gia của Việt Nam váo các tổ chức quốc tế, người ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng cũng đã mở rộng quan hệ với các ngân hàng trên thế giới, không ngừng đưa ra các loại hình dịch vụ mới và phương tiện thanh toán quốc tế đáp ứng nhu cầu thanh toán.
Ngân hàng là một tổ chức kinh tế chịu quản lý vĩ mô của nhà nước trong hành lang hẹp. Vì vậy bất cứ sự thay đổi nào trong chính sách quản lý của nhà nước, của ngân hàng nhà nước đều ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước như chính sách về lãi suất dự trữ bắt buộc, cơ chế cho vay, thế chấp, bảo lãnh cũng tác động hoạt động mạnh mẽ của ngân hàng. Ngoài ra sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trên địa bàn thành phố cũng gây cho ngân hàng không ít khó khăn. Vì vậy vị thế độc quyền trong thanh toán quốc tế không còn nữa. Để thu hút khách hàng ngân hàng Ngoại Thương Hải Phòng từng bước đổi mới công nghệ để cạnh tranh với các ngân hàng liên doanh trong thành phố. Ngân hàng không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ. Cũng từ năm 1990,cùng với việc cải tổ hệ thống ngân hàng trong cả nước ngân hàng Ngoại Thương Hải Phòng cũng sắp xếp tổ chức lại bộ máy hoạt động cũng như loại hình nghiệp vụ cho phù hợp với tính chất và chức năng của ngân hàng thương mại quốc doanh trong thời kỳ mới.
Có thể nói các đặc điểm kinh tế xã hội trên đây tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng Ngoại Thương Hải Phòng.
1.4.MỘT SỐ KẾT QUẢ KINH DOANH CHỦ YẾU
1.4.1 - Huy động vốn:
Từ đầu năm đến nay mặc dù lãi suất huy động liên tục giảm, nhất là lãi suất ngoại tệ nhưng vốn huy động vẫn tăng, đến cuối năm chi nhánh huy động được 1321,8 tỷ quy VND, tăng 13%so với cùng kỳ năm trước. Trong đó đồng VN là 214,7 tỷ đồng, tăng 5%; ngoại tệ là 73,5 triệu USD tăng 10,4%.Trong tổng vốn huy động, tiền gửi các tổ chức kinh tế là 275,4 tỷ quy VNĐ, tăng 3%; huy động tiết kiệm là 970 tỷ quy VNĐ, tăng 20% (ngoại tệ 59,6 triệu USD, tăng 17%; VNĐ 71,4 tỷ tăng 2%) so với cùng kỳ năm trước; kỳ phiếu và trái phiếu là 2,8 triệu USD, giảm 33 % do từ đầu năm đến nay ngân hàng ngoại thương không phát hành kì phiếu nên khách hàng chuyển sang hình thức tiết kiệm khi đến hạn thanh toán kỳ phiếu; trái phiếu mới phát hành từ 23 /9/2001 huy động được 1,2 triệu USD.
1.4.2 Tín dụng
- Tổng doanh số cho vay đạt 1.074,2 tỷ quy VND, tăng 19% so năm 2000; trong đó, doanh số cho vay bằng VND là 513,5 tỷ, bằng 92%; doanh số cho vay ngoại tệ là 37,2 triệu USD, tăng 58% doanh số cho vay VND giảm chủ yếu do đầu tư mặt hàng gạo và xe máy giảm. Cho vay ngoại tệ tăng chủ yếu phục vụ nhu cầu vốn lưu động tăng lên về phôi thép, thép tấm, thuỷ sản.
- Tổng dư nợ cho vay đạt 276 tỷ quy VND, bằng 100% so cùng kì năm trước. Trong đó, dư nợ ngoại tệ là 10,6 triệu USD, tăng 68%; dư nợ VND là 115,9 tỷ bằng 63 % so với cùng kì năm 2000. Trong tổng dư nợ cho vay, dư nợ trung dài hạn tăng 16 % do trong quý 4/2001, chi nhánh đầu tư mở rộng dây chuyền thiết bị số 3 sản xuất bao bì pp cho nhà máy bao bì PP Hải phòng với số tiền vay là 13,5 tỷ đồng.
Xét về cơ cấu vốn vay, cho vay trung dài hạn hiện nay chiếm 26,5% so với tổng dư nợ cho vay. Cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh (chủ yếu là doanh nghiệp liên doanh) chiếm khoảng 35,8% trên tổng dư nợ.
Một số khó khăn, hạn chế trong công tác tín dụng:
- Cho vay ngắn hạn: còn hạn chế về số lượng khách hàng vay vốn và mặt hàng cho vay.
- Cho vay trung dài hạn: trong năm chỉ đầu tư thêm 1 dự toán mới - dây truyền thứ ba, mở rộng sản xuất bao bì cho nhà máy bao bì PP Hải phòng. Một số dự án cũ thu hồi nợ khó khăn như dự án xây dựng khách sạn & văn phòng cho công ty liên doanh HARBOUR VIEW; hai dự án đầu tư chính phủ chỉ dịnh - khó khăn thu lãi như vậy.
- Nợ quá hạn: từ đầu năm đến nay, nợ quá hạn phát sinh 10,6 tỷ đồng (chủ yếu từ công ty Sông Hồng). Chi nhánh đã tích cực thu hồi nợ quá hạn và thu được 23,5 tỷ đồng nợ quá hạn, xử lý giãn nợ cho công ty thảm len và XN chế biến súc sản XK được hơn 10 tỷ đồng và sử lý nợ từ quỹ dự phòng rủi ro được hơn 2,3 tỷ đồng. Do vậy dư nợ quá hạn cuối năm còn hơn 10 tỷ đồng, chiếm 3,9 % trên tổng dư nợ.
- Ngoài những khoản nợ trên, chi nhánh cũng khó khăn thu hồi các khoản nợ được khoanh, giãn nợ và những khoản lãi treo từ trước đến nay.
1.4.3 - Thanh toán XNK:
- Thanh toán hàng XK 27,9 triệu USD giảm 8%. Trong đó, thanh toán bằng cách L/C là 8,9 triệuUSD, bằng89%; thanh toán chuyển tiền đến với hàng hoá gần 19triệu USD, bằng 93%. Kim ngạch XK qua chi nhánh giảm so với năm trước do một số doanh nghiệp XK các mặt hàng giảm như lợn sữa, hàng may mặc, giày dép.
- Thanh toán NK đạt 79,7 triệu USD, tăng 35% so với cùng kì năm trước.Trong đó, thanh toán bằng L/C đạt 54 triệu USD, tăng 52%; thanh toán chuyển tiền đi về hàng hoá là 9,4 triệu USD, tăng 5%; nhờ thu bằng chứng từ đạt 16,3 triệu USD, tăng 12%. Giá trị thanh toán hàng NK tăng chủ yếu về mặt hàng thép tấm, phôi thép, nguyên liệu thuốc lá, hoá chất.
1.4.4 Kinh doanh ngoại tệ:
Từ khi thực hiện quy chế điều hoà mua bán ngoại tệ trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương, doanh số mua và bán ngoại tệ của chi nhánh đều tăng đáng kể. Doanh số mua vào đạt 73,1 triệu USD tăng 35% trong đó, mua từ Ngân hàng Ngoại thương Trung ương là 40,7 triệu USD,tăng 112%; mua từ các TCKT là 21,3 triệu USD, bằng 76%, mua từ tiền kiều hối là 6,3 triệu USD, tăng 4...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status