Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Hà Nội - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Hà Nội



Lời nói đầu 1
Chương 1: Những lý luận về tớn dụng và chất lượng tín dụng . 3
1.1. Tớn dụng ngõn hàng và vai trũ của tớn dụng ngõn hàng trong nền kinh tế thị trường 3
1.1.1. Hoạt động tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường . 3
1.1.2. Vai trũ của tớn dụng ngõn hàng trong nền kinh tế thị trường 4
1.2. Chất lượng tín dụng và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng 5
1.2.1. Quan niệm về chất lượng tín dụng . 5
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng . 6
1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng . 11
1.2.4. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng 18
1.3. Kinh nghiệm của một số ngõn hàng trờn thế giới và bài học cho Việt Nam
1.3.1. Kinh nghiệm của một số ngõn hàng trờn thế giới 19
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam . 20
Chương 2:Thực trạng chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội 21
2.1. Khỏi quỏt chung về NHNo&PTNT Bắc Hà Nội . 21
2.1.1. Giới thiệu về NHNo&PTNT Bắc Hà Nội 21
2.1.2. Tỡnh hỡnh kinh tế xó hội ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của NH. 23
2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội . 24
2.2.1. Khỏi quỏt tỡnh hỡnh hoạt động kinh doanh . 24
2.2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng tại ngân hàng . 28
2.3. Đánh giá chung về thực trạng chất lượng tín dụng tại ngân hàng . 34
2.3.1. Những kết quả đạt được 34
2.3.2. Một số tồn tại và nguyờn nhõn . 35
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhắm nâng cao chất lượng tín dụng 39
3.1. Định hướng của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội về hoạt động kinh doanh tớn
 dụng và nâng cao chất lượng tín dụng 39
3.1.1. Định hướng về hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng . 39
3.1.2. Định hướng về nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng 40
3.2. Những giải pháp về nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT
Bắc Hà Nội 41
3.2.1. Giải phỏp về nguồn vốn . 41
3.2.2. Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án, thẩm định khách hàng 42
3.2.3. Tăng cường chất lượng công tác thu thập và xử lý thụng tin . 42
3.2.4. Mở rộng quy mụ cho vay bằng tài sản hỡnh thành từ vốn vay 43
3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các khoản vay . 44
3.2.6. Đẩy mạnh hoạt động Marketing ngõn hàng . 45
3.2.7. Giải phỏp về nhõn sự . 49
3.2.8. Thiết lập và duy trỡ mối quan hệ với cỏc ngõn hàng bạn 51
3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng . 51
3.3.1. Những kiến nghị với Nhà Nước . 51
3.3.2. Những kiến nghị với ngân hàng nhà nước . 52
3.3.3. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam 53
3.3.4. Kiến nghị với uỷ ban nhõn dõn Thành phố Hà Nội . 54
Kết luận 55
Danh mục tài liệu tham khảo
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


nh độ B.
* Về tin học: 100% cán bộ tác nghiệp đã có trình độ tin học cơ bản, trong đó có 08 cán bộ có trình độ Đại học tin học.
Giám Đốc
Phó Giám Đốc 1
Phòng KTKT nội bộ
CN Hoàng Quốc Việt
CN Kim Mã
Phòng giao dịch số 2
Phòng giao dịch số 4
Phòng giao dịch số 5
Phó Giám Đốc 2
Phòng NV- KHTH
Phòng Thẩm định
Phòng Tín dụng
Phòng Kế toán- Ngân quỹ
Phòng Thanh toán quốc tế
Phòng Hành chính nhân sự
Phòng giao dịch số 1
2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
2.1.2.1. Thuận lợi.
Năm 2005, tình hình Kinh tế – Chính trị của Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung vẫn tiếp tục ổn định và đạt nhiều thành tựu quan trọng:
- Tốc độ tăng trưởng GDP cả nước đạt 8,4%( mức cao nhất trong nhiều năm qua ). Riêng thủ đô Hà Nội đạt mức tăng trưởng trên 12% và duy trì được tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm từ 2001-2005 là 11,1%. Cơ cấu kinh tế dịch vụ – công nghiệp – nông nghiệp đã hình thành rõ nét với tỷ trọng các ngành trong GDP là: dịch vụ 57,5%, Công nghiệp 40,5%, nông nghiệp 2%.
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, NHNN Thành phố có nhiều văn bản chỉ đạo các NHTM chuyển dần hướng kinh doanh theo hướng hội nhập và phù hợp với thông lệ Quốc tế. Đặc biệt là NHNo&PTNT Việt Nam chọn năm 2005 là năm Hội nhập, do vậy tích cực triển khai các đề án chiếm lược, từng bước tạo lập uy tín, vị thế và khẳ năng cạnh tranh trong nước và quốc tế; kịp thời chỉnh sửa, ban hành mới nhiều cơ chế chính sách cụ thể sát với điều kiện kinh doanh của các chi nhánh trên địa bàn Thủ đô.
- Trình độ cán bộ đã có tiến bộ nhất định, góp phần nâng cao uy tín của chi nhánh trong kinh doanh. Thị trường và thị phần từng bước mở rộng. Cơ sở vật chất, năng lực cạnh tranh đã được cải thiện.
2.1.2.2. Khó khăn.
Bên cạnh những thuận lợi, năm 2005 cũng là năm có nhiều khó khăn thách thức đối với hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đó là:
- Tình hình cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng ngày càng gay gắt hơn. Các NHTM đồng loạt tăng lãi suất, áp dụng nhiều hình thức khuyến mại để huy động vốn, đã đẩy chi phí đầu vào tăng làm giảm hiệu quả kinh doanh.
- Giá cả một số mặt hàng tiêu dùng,vật tư phục vụ sản xuất tăng đột biến đã ảnh hưởng nhiều đến kết quả sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp, đặc biệt là các DN thuộc lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Mức trượt giá cao gây tâm lý đối với người gửi tiền và làm ảnh hưởng đến công tác huy động vốn.
- Những tác động của thiên tai, dịch cúm gia cầm cùng với những thay đổi trong cơ chế chính sách Ngân hàng cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng nói chung và của Chi nhánh Bắc Hà Nội nói riêng.
- Trụ sở của chi nhánh và các đơn vị trực thuộc hoàn toàn đi thuê.
2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT BẮC HÀ NỘI.
2.2.1. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội.
Trong hơn 4 năm hoạt động, vừa qua chi nhánh đã không ngừng phát triển và trở thành một trong những chi nhánh hoạt động có hiệu quả. Với mục tiêu trở thành một chi nhánh vững mạnh, chi nhánh đã tiến hành nhiều biện pháp để xây dựng nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh.
Một trong số các hoạt động chủ yếu của chi nhánh là tìm kiếm thêm khách hàng mới bằng việc thu hút nhiều loại khách hàng: Từ dân cư, doanh nghiệp, tổng công ty…cụ thể đến 31/12/05 đã có 587 doanh nghiệp có quan hệ giao dịch với Chi nhánh( tăng 187 doanh nghiệp so với 31/12/04) gồm 95 DN Nhà nước, 462 DN ngoài Quốc doanh và 30 các tổ chức đoàn thể khác. Trong khách hàng của chi nhánh có nhiều Tổng công ty thuộc mọi thành phần kinh tế đang hoạt động có hiệu quả. Hiện nay Chi nhánh đã và đang đa dạng các hình thức huy động vốn, cho vay, thanh toan quốc tế…,nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng.
Nhìn chung uy tín và niềm tin của khách hàng với Chi nhánh đã được nâng lên rõ rệt, nhiều khách hàng lớn chủ động lựa chọn Chi nhánh là ngân hàng phục vụ chính.
Cụ thể hoạt động kinh doanh của Chi nhánh như sau:
2.2.1.1. Tình hình huy động vốn.
Huy động vốn được xem là một trong những hoạt động quan trọng đối với NHTM nói chung và Chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Hà Nội nói riêng. Trong những năm qua, cùng với sự nỗ lực của ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong chi nhánh cùng sự chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên, chi nhánh đã đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, Chi nhánh không những mở rộng vốn nội tệ mà còn đa dạng hoá huy động vốn bằng ngoại tệ. Để thấy nguồn vốn của Chi nhánh đã tăng mạnh trong những năm qua cả về nội tệ và ngoại tệ ta hãy xét qua bảng sau:
Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo loại tiền.
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Doanh số
Tỷ trọng
Doanh số
Tỷ trọng
Doanh số
Tỷ trọng
N/vốn huy động
+ Bằng VND
+ USD,EUR
2.275.972
1.899.085
376.887
100%
83,44%
16,56%
3.421.215
2.683.443
737.772
100%
78,43%
21,57%
4.046.156
3.443.650
602.506
100%
85,11%
14,89%
(Báo cáo KQHĐKD của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội năm 2003, 2004, 2005 )
Qua bảng số liệu trên ta thấy cơ cấu nguồn vốn huy động có những biến đổi đáng kể. Tỷ trọng nguồn vốn huy động bằng VND và ngoại tệ có sự biến động: Tỷ trọng nguồn vốn huy động bằng USD, EUR năm 2003 chiếm 16,56%, nhưng đến năm 2004 là 21,57%( tăng 185,7% so với năm 2003) và đến năm 2005 chiếm 14,89%( chỉ bằng 81,67% năm 2004). Ngược lại tỷ trọng của nguồn vốn huy động bằng VND năm 2003 là 83,44%, đến năm 2004 giảm xuống còn 78,43%( nhưng vẫn tăng 141,3% so với năm 2003) và đến năm 2005 là 85,11%.
Thực chất của sự thay đổi đó là do tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới trong những năm gần đây là bất ổn định, kéo theo nó là giá trị đồng tiền cũng thường xuyên biến động. Đây có thể coi là một nguyên nhân khách quan tác động đến việc huy động vốn của Chi nhánh.
Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo thành phần kinh tế.
Đơn vị:Triệu đồng
Stt
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
2005 so với 2004
Tuyệt đối
Tương đối
1
TG các TCKT+ TK cá nhân
Tỷ trọng(%)
865.780
38,04
1.335.502
39,03
1.740.852
43,02
+405.350
30,35%
2
TG các TCTD
Tỷ trọng(%)
785.210
34,5
1.215.674
35,53
1.248.530
30,86
+32.856
2,70%
3
TG của dân cư
Tỷ trọng(%)
284.491
12,5
457.822
13,38
567.776
14,03
+109.954
24,01%
4
Vốn tài trợ UTDT
Tỷ trọng(%)
333.658
14,66
400.000
11,69
470.000
11,62
+70.000
17,5%
5
Tiền ký quỹ TCKT
Tỷ trọng(%)
6.830
0,3
12.216
0,37
18.998
0,47
+6.782
55,52%
Tổng NV
2.275.972
3.421.215
4.046.156
(Báo cáo KQHĐKD của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội năm 2003, 2004, 2005 )
Như vậy qua các năm hoạt động, nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội đã tăng lên. Tính từ 31/12/05 nguồn vốn đạt 4.046.156 triệu đồng, so với năm 2004 tăng 624.941 triệu đồng( tăng 18,26%) và so với năm 2003 tăng lên 1.770.184 triệu đồng( tỷ lệ là 77,78%). Nguồn vốn của ngân hàng bao gồm các nguồn chính sau:
- Tiền gửi các TCKT: Nguồn vốn huy động từ các TCKT thường chiếm tỷ trọng cao và
với tỷ trọng năm sau cao hơn năm trước. Nếu năm 2003 nguồn này chiếm tỷ trọng 38,04%( 865.780 tr đồng) thì đến năm 2004 chiếm 39,03%( 1.335.502 tr đồng)và đến năm 2005 chiếm 43,02%( 1.740.852 tr đồng) trong tổ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status